Có nhiều cách đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên khác nhau, mỗi cách có ưu nhược điểm riêng. Quản lý dựa trên các chính sách, quy trình và mục tiêu của công ty để chọn ra cách đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên phù hợp nhất. Đồng thời quá trình này nên diễn ra công bằng nhất có thể. 1. Xếp hạng danh mục - Quản lý cấp trên, phòng nhân sự thiết lập danh mục các câu hỏi đánh giá cho từng vị trí - Các câu hỏi có thể được đánh giá giống hay khác điểm hau - Ưu điểm: Dễ đánh giá - Nhược điểm: Tốn thời gian Khó tổng hợp, phân tích hay đánh giá mức độ hoàn thành công việc hay hành vi của từng nhân viên 2. So sánh cặp xếp hạng - Đánh giá nhân viên từ tốt nhất đến tệ nhất hoặc ngược lại - So sánh nhân viên với những người còn lại thay vì so sánh với tiêu chuẩn - Người tốt nhất sẽ có điểm cao nhất - Ưu điểm: Dễ dàng thực hiện, phù hợp với môi trường lao động đơn giản - Nhược điểm: Khó so sánh mức độ hoàn thành công việc đối với các vị trí có nhiệm vụ khác nhau Khó liệt kê hết các công việc và hành vi Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý bình luận Abitmes – “Bí thuật” giữ chân khách hàng 3. Phân phối bắt buộc - Đánh giá nhân viên trên cơ sở tỷ lệ bắt buộc nhất định - Nhân viên xuất sắc được đề bạt tăng lương - Nhân viên yếu: gia hạn tăng lương, xem xét chuyển đổi công việc hoặc nghỉ việc - Ưu điểm: Buộc quản lý phải ra quyết định xác định chính xác năng lực thực lực của nhân viên Nâng cao năng lực đội ngũ lao động - Nhược điểm: Làm tăng sự cạnh tranh thiếu lành mạnh Không khuyến khích tinh thần hợp tác, làm việc đồng đội Ảnh hưởng đến tinh thần làm việc Gây những mối nghi ngại về tình trạng phân biệt tuổi tác, giới tính 4. Bảng điểm - Cách này được thiết kế dựa trên việc đánh giá như khối lượng, chất lượng, tinh thần thái độ và thực hiện nội quy - Mỗi yếu tố được đánh giá mức xuất sắc, tốt, khá, trung bình và yếu. - Ưu điểm: Tập trung vào một số KPI trọng yếu trong công việc Dễ hiểu, dễ thực hiện Được sử dụng rộng rãi - Nhược điểm: Nhiều hành vi và công việc không đạt yêu cầu nhưng không thể đánh giá Phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan của người đánh giá 5. Định lượng - Bước 1: Xác định các yêu cầu chủ yếu để thực hiện công việc từng vị trí - Bước 2: Phân loại mức độ (level) từng yêu cầu theo các mức đánh giá: xuất sắc, khá, trung bình, yếu và kém. Mỗi mức đánh giá này phải có quy định rõ ràng. - Bước 3: Đánh giá trọng số của từng yếu tố trong tổng các yếu tố - Ưu điểm: Theo phương pháp này, mọi nhân viên phải qua quá trình đánh giá như nhau với các tiêu chí và các thang điểm (tiêu chuẩn đánh giá) cơ bản như nhau - cho cùng vị trí. Điều này tạo ra sự bình đẳng trong việc đánh giá nhân viên và một thước đo thành tích công việc chuẩn trong toàn bộ doanh nghiệp. Phương pháp đánh giá rất dễ hiểu và dễ sử dụng bởi vì khái niệm cho điểm là rất rõ ràng: cả người đánh giá và được đánh giá đều dễ dàng thấy được logic đơn giản và hiệu quả của thang điểm đánh giá - Nhược điểm: Thành tích công việc của 1 nhân viên có thể phụ thuộc và những nhân tố không được đưa vào các đặc điểm (tiêu chí) được lựa chọn để đánh giá. Điều này có nghĩa là kết uqar đánh giá của một nhân viên có thể không phản ánh công sức và giá trị năng lực của họ Ngoài ra Abit cung cấp phần mềm quản lý bán hàng có tính năng quản lý nhân viên, phân quyền nhân viên giúp cho bạn có thể dể dàng đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. DÙNG THỬ MIỄN PHÍ ngay tại bài viết này.