Trong cuộc sống xung quanh ta, các loại xe nâng được xem là một thiết bị nâng hạ lý tưởng để bốc dỡ hàng hóa ở tại các kho bãi, công xưởng. Nhưng không phải loại xe nào cũng có chức năng nâng hạ, và di chuyển giống nhau. Nếu như hiểu sai, có thể gây ra những hao tổn khó lường. Điển hình là đã có người dùng xe nâng điện để nâng hàng 6 tấn. Hậu quả là xe bị hỏng, còn hàng bị rớt bởi vì xe nâng điện có tải thường dưới 5 tấn. Nên việc hiểu đúng và dùng đúng là điều rất quan trọng. Theo bạn xe nâng có bao nhiêu loại? Bạn đã từng nghe về xe nâng không sử dụng động cơ? Cùng tìm hiểu nhé!! 1. Xe nâng ngồi lái động cơ điện Ngồi lái một cách chuyên nghiệp như các dòng xe tải là đặc điểm mà xe nâng ngồi lái sở hữu. Tải trọng xe nâng điện ngồi lái từ 5 tấn trở lại. Đặc điểm của xe là sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, không gây tiếng ồn và sạch sẽ. Hạn chế là làm việc trong 2 ca thay thì 3 ca như các loại xe nâng động cơ. Ưu điểm: – Xe nâng điện ngồi lái có thể làm việc trong một môi trường rộng lớn, thuận tiện cho các công ty, nhà xưởng có kho hàng rộng lớn. – Xe nâng hàng động cơ điện giúp tiết kiệm được chi phí nhiên liệu do sử dụng điện rẻ hơn nhiều. – Dễ bảo dưỡng, vì ngoài bình điện cần châm nước thường xuyên và hệ thống thủy lực, xe nâng điện không yêu cầu bảo dưỡng định kỳ thêm bất cứ hạng mục gì. Nhược điểm: – Xe nâng điện có thời gian sử dụng ngắn. Thông thường xe nâng điện chỉ phù hợp sử dụng cho ca làm việc 8 giờ/ngày. Nếu cần sử dụng hơn thời gian đó, cần phải có bình xạc dự phòng cũng như hệ thống pa-lăng để thay thế bình điện. – Trong hầu hết các trường hợp, nếu môi trường làm việc có độ dốc cao, xe nâng điện ngồi lái thường xuyên bị hư các con công suất và đồng thời tuổi thọ bình điện giảm đáng kể. THÔNG SỐ KỸ THUẬT - Xuất xứ: Nhật Bản. - Tải trọng: khoảng từ 1 tấn đến 3.5 tấn. - Chiều cao nâng: 3 mét. - Chiều dài càng nâng: khoảng từ 980 mm đến 1070 mm. Ứng dụng Nếu nhà kho, xưởng sản xuất của chúng ta lớn thì việc chọn lựa những loại xe nâng điện ngồi lái sẽ vô cùng phù hợp. Xe nâng có thiết kế chỗ ngồi cố định giúp chúng ta cảm thấy thoải mái nhất khi nâng nhấc hàng hóa và di chuyển hàng hóa tới nơi muốn sắp xếp. Chúng ta chỉ cần ngồi yên trên xe nâng rồi sử dụng những nút điều khiển để làm công việc nâng nhấc và di chuyển xe nâng tới nơi mong muốn. 2. Xe nâng đứng lái động cơ điện Xe nâng chạy bằng nhiên liệu điện. Xe có một số đặc điểm giống xe bán tự động. Nhưng hệ thống điều khiển đa dạng hơn và không cần đi bộ đẩy như xe bán tự động mà có thể đứng trong xe để tiện di chuyển. Tải trọng nâng của xe nâng điện đứng lái cao hơn xe nâng bán tự động nhưng thấp hơn xe nâng ngồi lái. Ưu điểm của xe nâng điện đứng lái: – Xe nâng điện đứng lái có kích thước nhỏ gọn, do vậy dễ dàng di chuyển mà không sợ va chạm với hàng hóa xung quanh, thích hợp với việc vận chuyển hàng hóa từ xưởng ra tới kệ, giá đỡ, phù hợp với các kho hàng có không gian nhỏ. – Vấn đề bảo trì, bảo dưỡng đối với xe nâng điện đứng lái được tiến hành dễ dàng và nhanh chóng khi gặp trục trặc về kĩ thuật. – Tiết kiệm chi phí nhiên liệu do xe nâng đứng lái hoạt động bằng động cơ điện. Nhược điểm: – Xe nâng điện đứng lái chỉ có thể làm việc 8h/ngày bởi lượng điện acquy không đủ, chính vì vậy thời gian làm việc sẽ bị hạn chế. Hoặc khi sử dụng một thời gian, chúng ta cần có những loại xe nâng điện khác hỗ trợ. – Xe nâng điện đứng lái nhỏ gọn nên di chuyển quãng đường quá dài sẽ khá tốn thời gian, tốn điện và hạn chế hiệu quả công suất làm việc. THÔNG SỐ KỸ THUẬT - Tải trọng: khoảng từ 1000kg đến 3000kg. - Trọng tâm: 500mm. - Chiều rộng: khoảng từ 1090mm đến 1240mm. - Bán kính vòng cua: khoảng từ 1320mm đến 2000mm. Ứng dụng Khác với những loại xe nâng hàng khác, khi điều khiển xe nâng điện đứng lái (xe nâng hàng Reach Truck) thì người vận hành phải đứng để điều khiển thay vì ngồi lái. Loại thiết bị dùng để nâng hạ và di chuyển hàng hóa này có hệ thống trục nâng có thể đẩy ra và thu vào giúp tiết kiệm không gian làm việc. 3. Xe nâng Stacker Ưu điểm - Xe nâng Stacker có khả năng nâng hàng hóa lên cao theo vị trí thích hợp. - Giải thoát được một phần sức lao động của con người nhờ có động cơ tự động. - Có thể nâng hạ hàng hóa từ xe tải một cách dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện. - Tiết kiệm nhiên liệu thân thiện với môi trường. - Thường ít bị hao mòn, phụ tùng có sẵn dễ sửa chữa bảo trì. Nhược điểm - Không hỗ trợ di chuyển bằng máy móc hoàn toàn mà vẫn còn sử dụng bằng tay. - Càng nâng chỉ hỗ trợ nâng hạ chư chưa hỗ trợ dịch chuyển ra vào, hay các lựa chọn như xoay, lật, đổ, xúc, … - Chỉ sử dụng được với 1 số dòng pallet. - Gầm xe nâng thấp bị hạn chế khi di chuyển trong môi trường gồ ghề. THÔNG SỐ KỸ THUẬT - Tải trọng nâng: khoảng từ 1000kg đến 2000kg. - Chiều cao nâng cao nhất: khoảng từ 1.6 đến 3.5 mét. - Tâm tải trọng: 500mm. - Chiều dài càng nâng: 1000mm. - Chiều rộng càng nâng: 680mm. Ứng dụng Với những ưu điểm trên, ta thấy xe nâng Stacker là một thiết bị rất cần thiết trong hoạt động xếp dỡ hàng hóa trong kho bãi. Sử dụng xe nâng Stacker giúp quá trình vận chuyển được thực hiện nhanh chóng tiện lợi và hiệu quả giảm thiểu tối đa các chi phí từ việc đầu tư các dụng cụ và vật dụng hỗ trợ lao động. Giảm sức người và tiết kiệm được một khoản lớn chi phí thuê nhân công. 4. Xe nâng dầu Xe nâng ngồi lái động cơ mạnh mẽ, tuy nhiên sử dụng sẽ tốn nhiều nhiên liệu. Loại xe nâng này thích hợp làm việc ngoài trời, hoạt động liên tục. Tải trọng xe nâng được khá lớn từ 1 tấn đến 20 tấn tùy loại. Khi sử dụng không cần thời gian nghỉ sạc bình ắc quy. Xe nâng động cơ dầu này có hạn chế là gây tiếng ồn và sinh ra khói thải. Xe thích hợp bốc xếp hàng hóa ngoài trời, làm việc trong công trình xây dựng hoặc các nhà kho lớn. Ưu điểm: - Dòng xe nâng dầu phổ biến, đa dạng các thương hiệu, tải trọng nâng, dễ sửa chữa. - Phạm vi địa hình hoạt động rộng, không kén địa hình. Thích hợp với nhiều điều kiện môi trường. - Sức mạnh và khả năng hoạt động của xe nâng dầu lớn hơn nhiều so với xe nâng điện. - Các phụ kiện xe nâng được thêm vào xe nâng dầu không ảnh hưởng đến sức mạnh của nó nhiều như xe nâng điện Nhược điểm: - Xe nâng dầu tạo ra tiếng ồn và khí thải, chỉ phù hợp hoạt động ngoài trời. Không thích hợp cho các công ty yêu cầu cao về điều kiện vệ sinh môi trường - Xe nâng hàng diesel không bao giờ được sử dụng trong nhà, hoặc gần với công nhân vì tiếng ồn và khói phát ra có thể tạo ra các điều kiện làm việc nguy hiểm. - Xử lý khói đòi hỏi phải đánh giá cẩn thận chất lượng không khí trong nhà, thực hành an toàn để loại bỏ carbon monoxide, và nhận thức chung về không gian kín. THÔNG SỐ KỸ THUẬT - Tải trọng: 3 tấn. - Xuất xứ: Nhật Bản. - Động cơ: Diesel. - Bơm thủy lực: Bơm đôi. - Kiểu dáng: Ngồi lái. - Năm sản xuất: 2020. - Chiều cao nâng: 4 mét, 2 tầng nâng. - Chiều dài càng nâng: 1220mm. Ứng dụng Xe nâng hàng thường được sử dụng nhất là trong kho. Xe nâng dầu chủ yếu được sử dụng để bốc xếp hàng hóa vật liệu từ xe tải và di chuyển hàng hóa ra vào các kho hàng. Xe nâng dầu cũng được sử dụng trong các hoạt động tái chế để dỡ hàng từ các xe tải hoặc thùng chứa tái chế và vận chuyển chúng đến các khoang phân loại. Ngày nay, xe nâng dầu hạng nặng đang được sử dụng để vận chuyển các container cồng kềnh từ các xe tải giao hàng đến các khu vực lưu trữ và sau đó chuyển lên trên các con tàu. Nó được sử dụng để vận chuyển các lô hàng gỗ và thép, một khi chúng được tháo dỡ. 5. Xe nâng xăng, gas Có thể nói xe nâng động cơ là loại xe nâng hiện đại, giúp tiết kiệm sức lao động và cho năng suất rất cao. Xe nâng động cơ sử dụng các loại nhiên liệu như điện, gas, dầu hay xăng... Xe nâng động cơ điện thường được sử dụng ở các kho hàng lớn, lượng hàng vận chuyển nhiều và liên tục. Điều mà xe nâng tay khó đáp ứng được. Ưu điểm: - Những chiếc xe nâng gas thường “nhỏ gọn” dễ sử dụng hơn những chiếc xe nâng động cơ diesel. Do lốp xe và khung gầm nhỏ gọn so với lốp đường kính lớn hơn và tăng khoảng cách giữa các bánh xe dầu diesel nên loại xe nâng này được mệnh danh như là một loại xe thiết kế dành riêng cho sân kho bãi. - Hoạt động ổn định bền bỉ, chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn so với nhiên liệu khác cùng phân khúc. Thời gian cần thiết để tiếp nhiên liệu một xe nâng gas, xăng ít hơn nhiều so với xe nâng điện. Xe nâng gas có thể được sử dụng cho tất cả các ứng dụng thông thường và nặng nề, sự mạnh mẽ là khoảng 90% so với xe nâng hàng diesel. Nhược điểm - Khác với xe nâng điện thì xe nâng gas, xe nâng xăng vẫn chạy khi động cơ không hoạt động, điều đó giúp nó được tin dùng nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này làm cho xe dễ bị lạm dụng và dễ xảy ra các vấn đề nghiêm trọng do không chịu bảo trì. - Trong ba dòng xe thì giá trị còn lại của xe nâng gas có lẽ là thấp nhất so với động cơ điện và diesel. Giống như các xe nâng diesel, xe nâng gas dễ bị rò rỉ từ động cơ và truyền động hơn do có thể không được chấp nhận trong một số ứng dụng. - Chất lượng gas ở Việt Nam chưa tốt nên khí thải ra cũng là vấn đề đáng quan tâm. Các quá trình tiếp nhiên liệu gas là rất quan trọng và nếu lơ là trong lúc tiếp gas cũng có thể gây ra những tai nạn nghiêm trọng. THÔNG SỐ KỸ THUẬT - Chiều dài tổng thể không có dĩa: 2240mm. - Chiều rộng tổng thể: 1070mm. - Tâm tải: 500mm. - Tốc độ di chuyển: 18.5 km/h. - Chiều cao nâng: 2030mm. Ứng dụng Xe nâng gas đáp ứng yêu cầu về nồng độ khí thải sạch, tiếng ồn thấp trong nhà xưởng công nghiệp. Xe nâng chạy gas thường được lựa chọn để đáp ứng yêu cầu về khí thải và cường độ làm việc liên tục với tải trọng nâng từ 2 tấn - 7 tấn. Xe nâng gas thương sử dụng trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, giấy, nông sản.... đặc biệt hàng hóa xuất đi các nước tiên tiến trên thế giới thường yêu cầu xe nâng chạy gas. 6. Xe nâng tay thấp Xe nâng tay là xe nâng không sử dụng động cơ mà sử dụng bằng chính sức lực của con người. Ví dụ như việc bạn đạp xe thay vì chạy xe máy. Ưu điểm của các loại xe nâng tay là giá thành thấp, chi phi bảo dưỡng thấp, có thể tự sửa chữa. Ngoài ra, xe nâng tay được sử dụng rộng rãi là vì tính nhỏ gọn và linh hoạt. Đối với nhu cầu cá nhân, gia đình hay doanh nghiệp với quy mô sản xuất nhỏ, bạn có thể sử dụng loại xe nâng này. Giá của xe nâng tay khá đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của chúng ta, với các xe nâng nhỏ giá từ 2 triệu đến 7 triệu. Giá của các loại xe nâng tay lớn giá từ 7 triệu đến 20 triệu. Xe nâng tay thấp hay gọi tắt là xe nâng tay, là một loại xe chỉ chuyên di chuyển các hàng hóa có tải trọng lớn từ 2 tấn đến 5 tấn được đặt trên các khối pallet. Loại xe nâng này không có khả năng nâng lên cao, độ cao nâng lên tối đa chỉ bằng một gang tay người lớn. Ưu điểm - Xe nâng tay thấp sử dụng nguyên lý sử dụng kích tay để nâng hàng hóa tải trọng cao mà sức người không thể làm được. - Sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại nên đảm bảo cấu tạo chắc chắn, cụm thủy lực hoạt động mạnh mẽ có tải trọng nâng từ 2-5 tấn. - Giá thành rẻ hơn so với các thiết bị khác. - Đã được kiểm nghiệm chất lượng nghiêm ngặt và đạt chứng chỉ chất lượng quốc tế. Nhược điểm – Việc sử dụng tay là một điểm trừ cho loại xe nâng này. Khi phải nâng hạ một số lượng hàng hóa lớn, người dùng sẽ phải bơm kích liên tục, làm tốn nhiều thời gian và sức lực. – Di chuyển hàng hóa bằng cách kéo hoặc đẩy tay chưa bao giờ là một giải pháp tốt. Với những hàng hóa có khối lượng nhẹ thì không sao. Nhưng với những hàng hóa năng thì công việc sẽ trở nên rất vất vả. – Một điểm yếu nữa của xe nâng pallet đó là mặt nền. Nếu nền quá ghồ ghê, sẽ làm giảm hiệu quả di chuyển. Đồng thời khiến bánh xe dễ bị hư hỏng. THÔNG SỐ KỸ THUẬT - Xuất xứ: Nhật Bản, Trung Quốc. - Tải trọng: khoảng từ 1 tấn đến 5 tấn. - Chiều cao nâng thấp nhất: 85mm. - Chiều cao nâng cao nhất: 200mm. - Chiều rộng chân càng nâng: 160mm. Ứng dụng Đôi khi việc đưa nguyên liệu đầu vào được xem là yếu tố then chốt mang lại hiệu quả công việc trong một dây chuyền sản xuất. Nếu nguyên liệu của bạn là những loại hàng hóa hạng nặng thì việc ứng dụng của xe nâng tay thấp sẽ giúp bạn trong lưu chuyển hàng hóa thuận tiện hơn.