Phân tích chiến lược và định hướng tiếp thị của Boom Speed và Zing Speed

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Gladiator6990, 28/9/09.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Gladiator6990

    Gladiator6990 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    6/12/03
    Bài viết:
    445
    Nơi ở:
    Bastonge ! :|
    Đầu tiên xin phép nói sơ về nội dung bài viết này không phải vì mục đích ca ngợi hay PR cho bất kỳ sản phẩm hay công ty game nào. Tuy nhiên, bài viết nhằm phân tích chiến lược và định hướng tiếp thị của 2 NPH game online hàng đầu Việt Nam là: VTC và VinaGame thông qua 2 sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trên thị trường gần đây: Boom Speed và Zing Speed

    Đầu tiên xin phân tích về chiến lược và định hướng tiếp thị của 2 NPH:

    VTC

    [​IMG]

    Với thế mạnh về truyền thông với kênh truyền hinh VTC, định hướng của VTC khi tiếp thị luôn tập trung mạnh vào vấn đề truyền thông. Thế mạnh truyền thông và sở hữu kênh truyền hình có độ phủ toàn quốc, cho phép VTC dễ dàng thực hiện hướng đánh Above The Line (nghĩa là tiếp thị thông qua các kênh truyền thông đại chúng: báo / đài …)

    [​IMG]

    Định hướng tiếp thị Above The Line , nên các hoạt động của VTC luôn đi theo Mass Communication (tiếp thị trên diện rộng với độ phủ toàn quốc, tập trung vào mọi đối tượng) nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Tiêu biểu cho các họat động tiếp của VTC là các cuộc thi Miss Auditon, Miss Teen … được VTC tổ chức khá quy mô và bài bản với các hoạt động PR dồn dập trên các báo đài. Các cuộc thi Miss của VTC luôn thu hút khá nhiều gamer quan tâm cũng như là những ca sĩ / nghệ sĩ có tên tuổi như: Wanbi , Bảo Thy , Emily , Vân Navy …

    (Nguồn: www.ngoisao.net)

    VinaGame

    [​IMG]

    VinaGame với thế mạnh về các hoạt activation khi nắm trong tay hệ thống phần mềm quản lý phòng máy CSM có độ phủ toàn quốc (từ Bắc chí Nam) cho phép VinaGame dễ dàng đẩy mạnh các họa động tiếp thị tại phòng máy như: phát leaflet , in-game code hay convert gamers sang thành VinaGame gamers. Nắm trong tay hệ thống phòng máy trên toàn quốc với con số trên 20.000 phòng máy (trong đó Hà Nội và TPHCM chiếm con số trên 6000 phòng máy, điều này cũng ảnh hưởng đến chiến lược tiếp thị của từng công ty – sẽ phân tích cụ thể thông qua 2 game đua xe )

    [​IMG]

    Qua đây cho thấy, chiến lược tiếp thị của VinaGame ngược hoàn toàn với VTC khi đi theo hướng Below The Line (nghĩa là tiếp thị với các hoạt động activation trực tiếp - tại phòng máy). Với chiến lược chính và trọng tâm này, VinaGame luôn đầu tư các khoản tiền lớn vào các hoạt động roadshow, tiếp thị trực tiếp và mời người chơi tại ngay phòng máy (chưa kể là còn hệ thống CSM quảng cáo ngay tại máy tính)

    Phòng máy luôn được quan tâm với 3 lần phủ thị trường tại phòng máy:

    • Lần 1: Sales luôn phủ poster khi game bắt đầu launch thông tin
    • Lần 2: Sales đảm bảo số lượng máy tại phòng máy được cài game trên thị trường
    • Lần 3: Marketing tiến hành các hoạt động roadshow, tiếp thị trực tiếp tại phòng máy …

    Ngoài ra, quyền lợi của chủ phòng máy luôn được quan tâm triệt để

    (Nguồn: http://speed.zing.vn)

    Sau đây là phân tích về game: Boom Speed (VTC) và Zing Speed (VinaGame)

    Boom Speed

    [​IMG]

    Boom Speed từ lúc xuất hiện đến nay vẫn đi theo hướng tiếp thị truyền thống của VTC là truyền thông, VTC đẩy mạnh việc PR trên báo chí truyền hình để thu hút awareness (mức độ nhận biết sản phẩm). Cụ thể qua các hoạt động PR theo hướng truyền thông: Miss Teen bên siêu xe… và nhiều hoạt động có liên quan đến Miss Teen

    Ngoài ra, việc đem về Kart Rider (thuộc bộ 4 dòng game casual nổi tiếng của Nexon: Crazy Arcade (Boom Online), Kart Rider (Boom Speed), Bubble Fighter, [game thứ 4 quên tên rồi]) mang tên BoomSpeed cho thấy VTC đã định hướng việc dựa vào awareness có sẵn của Boom Online (VinaGame) để quảng bá và lôi kéo lượng gamer khá cao của Boom Online hiện nay (chừng hơn 20.000 người). Và thực tế là nó cũng mang lại những hiệu quả khả quan gamer trên thị trường phân chia làm 2 loại: Boom Online (Boom1) , BoomSpeed (Boom2)

    [​IMG]

    Dựa vào awareness của đối thủ cạnh tranh để phát triển là một hướng đi thật sự xuất sắc, tuy nhiên quá dựa vào điều đó và chưa thật sự đảm báo chất lượng hoạt động PR (chưa dồn dập và đa dạng như Zing Speed đã từng) làm cho Boom Speed không thu hút được lượng gamer tham gia Close Beta như mong muốn (không muốn nói là khá thấp: không quá 2000 người)

    Ngoài ra nói thêm về bản thân game Boom Speed khi được đính hướng nhắm vào phân khúc gamer tuổi teen tại thị trường Việt Nam cũng có vẻ như là một định hướng chưa thật sự hợp lý (ý kiến chủ quan). Nguyên nhân: dù mang hình ảnh khá trẻ con tuy nhiên Boom Speed mang tính hardcore hơn khi cách đua của Boom Speed đòi hỏi người chơi phải có nhiều kỹ năng hơn, cách đua khó hơn và ngoài ra là các tính năng trong Boom Speed cũng tập trung chuyên biệt vào tính năng đua xe là chính. Túm lại, Boom Speed hardcore hơn vì gamer chỉ đậm racing là chính (các chức năng khác có nhưng mờ nhạt hơn). Tính hardcore được gán ghép cho một game định hướng cho teen liệu có hợp lý.

    Nói thêm: Kart Rider phá triển cực mạnh tại Thái Lan, Singapore, tuy nhiên người chơi đa số đã qua mức tuổi teen, trung bình là trên 16 tuổi. Các bạn có dịp du lịch 2 nước này, tham quan phòng máy tại đây sẽ thấy rõ.

    Thêm nữa: cách đặt slogan “Vít là tít” của Boom Speed cho thấy điều không hợp lý khi dung ngôn ngữ đặc trưng phía Bắc để làm truyền thông diện rộng (mass communication). Hầu như gamer phía nam đều không hiểu slogan “Vít là tít” mang ý nghĩa gì

    Giải thích: Vít là từ đặc trưng miền Bắc, dùng nói lên động tác lên ga. Tít tức là mê tít . Vậy “Vít là tít” nghĩa đen là lên ga là mê tít. Trong khi Zing Speed ngắn gọn dễ hiểu hơn: “Hết ga, hết số”

    Zing Speed​


    [​IMG]

    Zing Speed được mang về Việt Nam như một phương án backup cho Kart Rider và điều đó thành sự thật khi VinaGame và Nexon không thỏa thuận được giá trong việc bán Kart Rider và đành phải mang về phát hành QQ Speed (tức Zing Speed). Tuy nhiên, việc phát hành Zing Speed cũng có thể được xem như một sự may mắn nhỏ nhoi khi sản phẩm của Trung Quốc lại mang một thị hiếu gần giống với gamer Việt Nam. Zing Speed chắc chắn không hardcore như Boom Speed, tuy nhiên nó mang phong cách “bựa” phù hợp cho một game casual với đủ thứ hầm bà lằng thứ trong đó nào là racing, phòng cộng đồng, thời trang đa dạng và nổi trội (lấn át cả chức năng đua xe), và mới đây nhất sau Open Beta 2 là tính năng dancing (lấy qua từ Zing Dance và khá giống Audition). Qua đây thấy Zing Speed có vẻ như đi theo hướng “lẩu thập cẩm”, ngay cả cách truyền thông của mình với hot girl, Zing Speed cũng đi theo hướng không chính thống với đủ thứ thông tin về Pé Tin và Cảnh Điềm, hơn là cách chính thống của Boom Speed.

    [​IMG]

    Ngoài ra, Zing Speed có mộ ưu thế mà Audition đã từng chiếm ưu thế là: Tính tiên phong trong cuộc đua 2 game (không tính Crazy Kart vì tính mờ nhạt và chết yểu của sản phẩm). Nhờ tiên phong trong cuộc đua thể loại racing giữa 2 game mà lượng awareness của Zing Speed đạt cao hơn, thời gian PR cũng dài hơn, từ ngày ra thông tin đến lúc CB cũng hơn 1 tháng rưỡi (Boom Speed chưa đầy 1 tháng). Với lượng awareness cao hơn, Zing Speed đạt mức tham giao CB cao nhất là hơn 11,000, một con số thành công cho 1 game casual hiện nay.

    Hơn nữa, cũng nói thêm là việc phủ thị trường và “cào” phòng máy là thế mạnh của VinaGame như đã nói phần trên đã phần nào giúp cho Zing Speed điều kiện tốt nhất để đưa sản phẩm đến tận tay người chơi đã góp sức khá tốt cho thành công ban đầu của Zing Speed (trong khi vấn đề Boom Speed gặp hiện nay là việc phòng máy không cài game à căng à)

    Dù vậy việc quản lý hệ thống chống hack không tốt, làm hack tràn lan trong thời gian đầu, làm số lượng người tụt xuống đáng kể, dù đã khắc phục được hack nhưng việc kéo gamer trở lại cũng trở nên khó khăn. Để lôi kéo gamer quay lại, Zing Speed tung ra OB2 với tính năng mới nhằm mở rộng phân khúc người chơi (racing fans và cả dancing fans). Tuy nhiên sẽ không phải là điều dễ dàng khi có sự xuất hiện của Boom Speed trên thị trường. Đúng là “cơ hội không đến 2 lần hen”

    [​IMG]

    Lời kết

    Cuộc chiến ngành game , cụ thể là game đua xe chưa biết ai hơn ai, một game dành cho hardcore gamer, một bên dành cho casual gamer … đều có cách tiếp thị của riêng mình, ưu thế của riêng mình nhưng vấn đề nằm ở chỗ phải biết phát huy nó. Chưa biết mèo nào cắn mĩu nào, cũng chưa biết game nào nhiều người chơi hơn (thật ra thì Zing Speed đang nhiều người hơn, vì ra trước) nhưng quyết định thắng thua lại do gamer. Muốn biết cái nào hay hơn, cứ log in vào game mà so sánh.

    Cuốc chiến Boom Speed và Zing Speed cũng tương tự như một cuộc chiến so sánh rằng chiến lược truyền thông (Above The Line) sẽ thắng hay chiến lược tiếp thị trực tiếp (Below The Line) sẽ thắng.

    Chờ xem …
     
  2. Demon Hunter

    Demon Hunter -= Vạn lý độc hành =-

    Tham gia ngày:
    14/1/03
    Bài viết:
    6,559
    Nơi ở:
    Girl xinh mới chỉ ^_^
    Bài viết chêm quá nhiều chữ tiếng anh không đúng chỗ ---> mất cảm tình
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này