Hạng mục ép cọc và lựa chọn máy ép cọc thì có rất nhiều phương pháp thi công, tuy nhiên hôm nay tôi xin chia sẻ cho các bạn 2 phương pháp thi công cọc chủ yêu và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là phương pháp ép đỉnh và ép ôm. Vậy phương pháp ép đỉnh là gì? Và phương pháp ép ôm là gì? hãy cùng tìm hiểu qua một số nội dụng dưới đây nhé! 1. Phương pháp ép đỉnh: Đây là phương pháp sử dụng lực ép ép từ đỉnh cọc để nhấn cọc xuống sâu vào lòng đất. Ưu điểm: - Toàn bộ lực ép do xi lanh của máy ép cọc thủy lực tạo ra truyền trực tiếp vào đầu cọc. Khi ép cọc qua lớp đất có ma sát nội tương đối cao như đất sét, á cát... thì lực ép từ máy ép cọc tạo ra có thể thắng lực cản do vậy cọc sẽ được cắm sâu và trong lòng đất. Nhược điểm: - Phương pháp này ép cọc này cần phải có 2 hệ khung, hệ khung giá cố định và hệ khung giá di động, với chiều cao tổng cộng của hai hệ khung giá này phải lớn hơn chiều dài một đoạn cọc. Vì vậy khi thiết kế cọc ép, chiều dài một đoạn cọc phải khống chế bởi chiều cao giá ép 2. Phương án ép ôm: Đây là phương pháp sử dụng lực ép từ 2 bên hông cọc do các chấu ma sát tạo lên nhằm ép cọc cắm sâu vào đất Ưu điểm: - Do biện pháp ép từ 2 bên hông của cọc, may ep coc không cần phải có hệ khung giá di động, chiều dài đoạn cọc ép có thể dài hơn. Nhược điểm: - Ép cọc từ hai bên hông cọc thông qua 2 chấu ma sát do do khi ép qua các lớp đất có sức kháng tương đối cao như á sét, sét dẻo cứng..v.v.. đòi hỏi lực ép lớn, kết cấu chấu ma sát dễ làm vỡ thân cọc, Phương pháp này thường đòi hỏi vật liệu làm cọc có cường độ lớn Nhìn chung 2 phương pháp thi công ép cọc trên là phổ biến nhất các bạn có thể xem thêm các phướng áp thi công cừ và quy trình sử dụng máy ép cọc thủy thực tại Website: http://coccularsenhungphu.com