[PLO] Đề xuất bị phạt tiền dưới 5 triệu đồng sẽ không lập biên bản đối với cá nhân

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Mèo Mun Lười Biếng, 19/4/25 lúc 22:18.

  1. Mèo Mun Lười Biếng

    Mèo Mun Lười Biếng Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    19/9/17
    Bài viết:
    961
    Đề xuất bị phạt tiền dưới 5 triệu đồng sẽ không lập biên bản đối với cá nhân
    [​IMG]
    6 giờ trước
    THY NHUNG
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    (PLO)-Bộ Tư pháp đề xuất các trường hợp vi phạm hành chính không lập biên bản gồm người bị phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
    Bộ Tư pháp đang xây dựng Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (Dự thảo) và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động.

    Đáng chú ý, Bộ Tư pháp đề xuất đối với các trường hợp vi phạm hành chính không lập biên bản gồm người bị phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.

    Tăng từ 250 ngàn đồng lên 5 triệu đồng
    Cụ thể, Điều 56 của Dự thảo quy định về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp sau đây: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, 10.000.000 đồng đối với tổ chức; Quyết định xử phạt căn cứ vào biên bản kiểm tra, biên bản thanh tra, kết luận kiểm tra, kết luận thanh tra theo quy định pháp luật đã chỉ rõ hành vi vi phạm và điều, khoản của văn bản quy phạm pháp luật quy định hành vi vi phạm hành chính.

    Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện bằng sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    Đề xuất bị phạt tiền dưới 5 triệu đồng đối với cá nhân sẽ không lập biên bản. Ảnh: TN

    Hiện hành, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

    Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

    Đồng thời, quy định hiện cũng quy định quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Tuy nhiên, Dự thảo đã bãi bỏ quy định này.

    Theo đơn vị soạn thảo, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 56 quy định tăng mức tiền phạt làm cơ sở để xác định vi phạm hành chính không cần lập biên bản.

    Lí do: Hiện nay, các hành vi vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước đang được quy định theo hướng tăng khung tiền phạt, đồng thời, dự thảo Luật đang dự kiến quy định tăng mức tiền phạt tối thiểu trong xử phạt vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, việc tăng mức tiền phạt làm cơ sở để xác định xử phạt vi phạm hành chính không cần lập biên bản góp phần đơn giản hoá thủ tục xử phạt, giảm thiểu tối đa các trường hợp phải lập biên bản vi phạm hành chính, tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

    Riêng đối với việc sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 56 quy định thêm trường hợp hành vi vi phạm hành chính phát hiện thông qua biên bản kiểm tra, biên bản thanh tra, kết luận kiểm tra, kết luận thanh tra đã chỉ rõ hành vi vi phạm và điều, khoản của văn bản quy phạm pháp luật quy định hành vi vi phạm hành chính thì không cần lập biên bản vi phạm hành chính. Theo đơn vị soạn thảo, việc này nhằm đơn giản hoá thủ tục xử phạt, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xử lý vi phạm hành chính trong thực tiễn.

    Đề xuất giữ nguyên quy định hiện hành
    Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng có góp ý về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản.

    Theo VCCI, Dự thảo đã sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 56 theo hướng thay đổi tiêu chí làm cơ sở để xác định vi phạm hành chính không cần lập biên bản từ mức phạt tiền cụ thể thành mức tối đa của khung tiền phạt; 2) tăng mức tối đa của khung tiền phạt làm cơ sở xác định vi phạm hành chính không lập biên bản.

    [​IMG]
    Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng nên duy trì theo quy định hiện hành. Ảnh: TN

    Theo quy định hiện hành “Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ”. Dự thảo đề xuất đối với hành vi vi phạm có mức tối đa của khung tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân, 5.000.000 đồng đối với tổ chức, việc xử phạt sẽ không lập biên bản. Như vậy, mức phạt tiền theo quy định tại Dự thảo có thể cao gấp 10 lần so với quy định hiện hành.

    Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
    Nếu Dự thảo đề xuất không lập biên bản xử phạt đối với hành vi có mức xử phạt tăng gấp 10 lần quy định hiện hành, có thể dẫn tới các nguy cơ ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng vi phạm và tác động đến tính minh bạch của quy trình xử lý.

    Đề nghị cơ quan soạn thảo hoặc giữ nguyên như quy định tại luật hiện hành về các trường hợp không lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính hoặc lấy khung xử phạt với mức phạt tiền thấp nhất để áp dụng cho trường hợp này.

    [​IMG] Taxi trang bị camera giám sát cho hành khách đi xe một mình
    (PLO)- Hệ thống camera giám sát an toàn S2S đặc biệt hữu ích cho các nhóm hành khách có nguy cơ về an toàn như trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi khi di chuyển một mình.

    THY NHUNG
    https://plo.vn/de-xuat-bi-phat-tien...-lap-bien-ban-doi-voi-ca-nhan-post844913.html
     
  2. 2 tay 2 búa

    2 tay 2 búa Mayor of SimCity Berserker

    Tham gia ngày:
    28/9/21
    Bài viết:
    4,486
    Nơi ở:
    Midzy

Chia sẻ trang này