Với tất cả những lời quảng cáo có cánh từ AMD, R9 Fury X chắc chắn là card đồ họa Radeon được mong chờ nhất trong năm nay. Trước khi đi sâu vào các vấn đề kỹ thuật và hiệu năng, cùng bóc hộp và diện kiến trùm cuối của series card Radeon đơn nhân này. Vỏ hộp, tông đen đỏ hơi đơn sắc hiện đại nhưng không bắt mắt lắm Mặt sau, giới thiệu công nghệ High Bandwidth Memory và hệ thống tản nhiệt chất lỏng Vỏ hộp bằng carton, thật là “cao cấp” Phụ kiện không có gì đặc biệt ngoài CD, bộ chuyển pin nguồn và 4 con ốc để cố định quạt tản nhiệt vào case Card có thiết kế nhỏ gọn, với ổng dẫn chất lỏng được kết nối với Fan làm mát Fan kích thước 12cm Có back-plate nhưng chỉ dán 1 cơ số tem và không in thêm hình gì cả Body khá "mi-nhon" Cạnh trên với Logo Radeon phát sáng và 2 đầu cấp nguồn 8 pin Cạnh dưới 3 cổng Display port và 1 cổng HDMI 1.4a Nhiều người cho rằng Fury X có thiết kế đơn điệu nhưng theo ý kiến cá nhân thì thiết kế này đơn giản, tinh tế và ít đường nét, đúng chất thiết kế của các hãng sản xuất từ Mỹ, tương tự với bản REF của Titan X từ Nvidia Mặt sau khi tháo back-plate, vì một số lý do khách quan nên không tháo mặt trước ra được. Chằng chịt các chân hàn cụm GPU và chíp nhớ Đánh giá sơ bộ hiệu năng và nhiệt độ, thành phần cơ bản như sau CPU: Intel Core i7 4790K @4.4GHz CPU: Cooler Corsair H100 VGA: PowerColor R9 Fury X 4GB HBM RAM: Corsair Dominator DDR3 8 GB bus 1866 x2 SSD: Toshiba 256 GB Mainboard: MSI Z97 Mpower Max AC PSU: Seasonic Platinum 1200W OS: Windows 10 Offical Build Driver: Catalyst 15.7.1 Hiệu năng Ungine Heaven 4 Hiệu năng 3DMARK 11 3DMARK Fire Strike Chạy không load, nhiệt độ phòng là 33 độ C, không mở máy lạnh [imh]http://i.imgur.com/RlxuEVI.png[/img] Chạy không load, nhiệt độ phòng máy lạnh là 27 độ C. Fulload với Unigine Heaven 4