Có thể nói, xưởng gỗ nội thất là một trong những nơi đã không còn xa lạ đối với mọi người trong quá trình sản xuất các trang thiết bị cho gia đình. Chính vì thế, trước khi đưa ra lựa chọn cho các sản phẩm đến từ xưởng gỗ thì chúng ta cần phải xem xét và hiểu rõ các quy trình sản xuất. Từ đó, bạn sẽ hoàn toàn hiểu được phương pháp hoạt động để đưa ra lựa chọn phù hợp khi lắp đặt cho ngôi nhà. 1. Xử lý gỗ: - Thông thường, nguyên liệu gỗ được chuẩn bị từ trước, đủ đảm bảo đáp ứng cho khoảng từ 4 đến 5 công trình. Đây là khâu quan trọng, luôn đảm bảo cho sự chủ động về nguyên liệu và ổn định về giá. Ngoài ra nguyên liệu chuẩn bị trước sẽ có thời gian khô tự nhiên sẽ giảm chi phí trong quá trình tẩm sấy cưỡng bức sau này. - Từ những khối gỗ hộp lớn, gỗ được xẻ thành những thanh hoặc những tấm gỗ có kích thước theo yêu cầu sử dụng. Công đoạn này sẽ đánh giá trình độ và năng lực của người thợ sẻ rất cao. Nếu người có kinh nghiệm sẽ chọn được những phương án xẻ như thế nào để không bị hao gỗ và cho ra những tấm gỗ không bị lỗi ( nứt nẻ, tỳ vết ) 2. Sấy gỗ: - Gỗ thành phẩm nhận được sau khi xẻ sẽ được ngâm tẩm hóa chất chống mối mọt và đưa vào lò sấy ( công đoạn này được gọi là sấy cưỡng bức để phân biệt với phơi sấy tự nhiên). Nếu gỗ được chuẩn bị trước càng lâu thì hàm lượng nước trong gỗ càng giảm vì được hong phơi trong điều kiện tự nhiên, thì chi phí và thời gian sấy gỗ càng giảm. Trong thời gian sấy gỗ phải thường xuyên đảm bảo nhiệt độ trong lò luôn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn, nhiệt độ luôn phải ổn định nếu không sau khi ra lò gỗ sẽ bị biến dạng, cong vênh, nứt nẻ. Hàm lượng thủy phần trong gỗ sau khi sấy được đảm bảo ở mức 15%, đây là điều kiện tiêu chuẩn 3. Lọc gỗ: - Sau khi sấy, gỗ sẽ được phân loại A, B, C dựa vào các tiêu chí: Bề mặt gỗ mịn, độ rắn chắc, vân đẹp, màu tự nhiên, không bị cong vênh, nứt nẻ…, Những tấm gỗ không đạt yêu cầu sẽ được chuyển sang mục đích sử dụng khác