Ngoài vấn đề thẩm mỹ, miệng là cửa ngõ chính để đi vào cơ thể và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong: - Sức khoẻ - Dinh dưỡng - Ngôn ngữ & phát âm - Giao tiếp xã hội & giúp bạn tự tin - Chất lượng cuộc sống Sức khoẻ răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ của bạn. Tuy nhiên hầu hết mọi người chỉ để ý đến răng miệng do vấn đề thẩm mỹ mà không nhận thấy tầm quan trọng & mức độ ảnh hưởng của răng miệng với sức khoẻ. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của răng miệng và chắc sẽ khiến bạn muốn đánh răng ngày 2 lần và gặp nha sỹ thường xuyên hơn. Miệng là cửa ngõ vi khuẩn và vi trùng xâm nhập vào cơ thể người. Miệng là nơi dễ dẫn đến việc nhiễm trùng và từ nơi này vi khuẩn /vi trùng đi tới các bộ phận khác trong cơ thể. Trên thực tế, rất nhiều bệnh được bắt đầu từ miệng. Các nghiên cứu cho thấy vệ sinh răng miệng kém có ảnh hưởng, hoặc dẫn đến viêm nướu, tiểu đường, bệnh tim mạch, rủi ro trong khi mang thai, và thậm chí đột quỵ. Nó nghiêm trọng hơn, nhưng thật khó chịu và việc chăm sóc răng miệng kém dẫn đến bệnh hôi miệng. >>> Gắn kim cương vào răng có hại không Đừng quên miệng là nơi bẩn nhất của cơ thể, bởi nó chứa rất nhiều vi trùng và vi khuẩn – kể cả khi bạn đánh răng rất sạch. Tuy nhiên, nếu ít được chăm sóc đến răng miệng, miệng bạn sẽ nhiều vi kkhuẩn và vi trùng hơn nữa. Đánh răng nhiều cũng chưa đủ, đánh răng thường xuyên, súc miệng với nước súc miệng diệt khuẩn, dùng chỉ nha khoa, và đi khám nha sỹ định kỳ 6 tháng/ 1 lần để được làm sạch răng là cần thiết, nhưng miệng bạn không bạo giờ hết được vi khuẩn. Chế độ ăn lành mạnh cũng sẽ tốt đối với răng của bạn, Canxi sẽ giúp răng và xương bạn khoẻ hơn. Tránh hút thuốc sẽ giúp bạn có hơi thở thơm hơn. Để tránh bị các bệnh về răng miệng và bị hỏng răng, hãy chăm sóc răng bạn thật tốt. Tốt nhất bạn nên đánh răng mỗi sáng sau khi thức dậy và đánh lại sau mỗi bữa ăn. Dùng nước súc miệng 2 lần/ ngày, và dùng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần / ngày. Đi khám răng để được làm sạch & đánh bóng và kiểm tra ít nhất 2 lần/ năm. Làm gì khi bị hôi miệng? Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu. Mùi hôi này có thể thường trực hoặc bị gây ra do các tác nhân nào đó. Đối với hầu hết các bệnh nhân, hôi miệng bi gây nên do hàng triệu con vi khuẩn sống trong miệng, bám trên các mảng bám tích tụ sau khi ăn. Miệng là môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn sống & sinh sôi do đặc điểm ẩm của môi trường miệng. Trên thực tế, hôi miệng cũng có thể được phát hiện một cách đơn giản ngay sau bạn thức dậy hoặc có thể có nguyên nhân từ vấn đề sức khoẻ toàn thân. Tuy nhiên, theo thống kê, hơn 80% các ca bệnh hôi miệng không phải là do nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng về sức khoẻ mà do vi khuẩn trong miệng gây ra. Hôi miệng khi thức dậy buổi sáng là do khi bạn ngủ nước bọt ít tiết ra hơn. Khi nước bọt ít tiết ra, các tế bào chết sẽ đóng trên lưỡi Và vi khuẩn trong miệng sẽ ăn các tế bào chết trên lưỡi, gây ra mùi hôi. Đây là nguyên nhân tại sao mỗi người khi thức dậy buổi sáng đều bị hôi miệng. Một ly do đặc biệt khác là nguyên nhân vệ sinh răng miệng kém. Nếu bạn không đánh răng, tẩy trắng răng thường xuyên, chắc chắn đôi lúc bạn sẽ bị hôi miệng. Trong một số trường hợp, khi bị sâu răng, viêm nướu, nhiễm trùng ở răng cũng là nguyên nhân bị hôi miệng. Những trường hợp này, sau khi được chữa răng tốt, bạn sẽ hết bị hôi miệng. Việc tự chữa sẽ không giúp bạn giải quyết gốc rễ vấn đề hôi miệng. Ngoài ra hôi miệng trầm trọng cũng có thể gây nên bởi các bệnh lý tiểu đường, bệnh lý về gan hoặc phổi. Hơn nữa, các thức ăn gây mùi như tỏi, hành, cà phê, thuốc lá cũng gây hôi miệng. Hi vọng những thông tin trên bổ ích và giúp bạn tránh được tình trạng hôi miệng. Đừng để người khác cảm thấy ái ngại kih tiếp xúc vì hơi thở không mấy thiện cảm của bạn. Nếu bạn bị hôi miệng, hãy mạnh dạn đến với Nha Khoa, chúng tôi chắc chắn sẽ giúp bạn tự tinh hơn. Nguồn:http://dinhdavaorang.com.vn/