Có một điều khá hài hước là con người luôn cảm thấy lo sợ trước những điều họ chưa từng thử một lần. Đối với phần lớn người làm tự do cũng vậy, họ luôn có một nỗi lo sợ vô hình không biết những trở ngại khi làm freelance là gì và đôi khi để điều này gây trở ngại cho chính công việc của mình. Nỗi sợ vô hình luôn là rào cản với bất kỳ công việc nào. Khi trở thành một freelancer, ngoài khoảng thời gian bạn “được” một số người can ngăn, chắc hẳn bạn cũng sẽ gặp những con người tỏ ra ngưỡng mộ bạn như “ước gì tôi có đủ sự dũng cảm để từ bỏ công việc mình đang làm giống như bạn”. Những người này thường là người đang làm công ăn lương nhưng lại cảm thấy không phù hợp với công việc. Tuy vậy, nỗi sợ hãi về điều chưa biết, sự thiếu tự tin vào bản thân hay tính không ổn định của nghề là rào cản tâm lý đối với họ. Hiểu rõ được những rào cản này chúng ta sẽ biết cách vượt qua chúng với một tâm lý vững vàng hơn và dễ đạt được thành công. #1. Ở trong môi trường văn phòng, tôi sẽ được đảm bảo quyền lợi Đây là lý do tự huyễn hoặc đầu tiên bạn cần loại bỏ. Trong thế giới thực tại, không có công việc nào là được đảm bảo nếu bạn không cố gắng giành giật chúng. Đúng là để bắt đầu nghề freelance sẽ khó hơn những nghề khác. Liệu có công việc nào thật sự là đảm bảo? Tuy vậy, bạn vẫn cần nhìn vào thực tế rằng trừ khi bạn là một công chức nhà nước, bất kể là nghề nào bạn cũng sẽ cần làm việc cật lực để không bị sa thải. Chính vì vậy, hãy dừng sự trì hoãn và bắt đầu đi tìm hiểu nghề freelance là gì sẽ giúp bạn nhanh tiến đến ước mơ của mình hơn là ngồi than phiền về công việc. #2. Tôi không biết làm thế nào để bắt đầu Không cần biết bao nhiêu lần lý do này được đề cập đến thì nó vẫn thật là nực cười. Để bắt đầu, tất cả những gì bạn cần là hiểu rõ tính chất công việc nghề freelance là gì và những kỹ năng cần thiết, công cụ cần có và một tài khoản ngân hàng. Bắt đầu từ đâu?? Tuy bạn thật ra còn phải tính đến chuyện tìm kiếm khách hàng như thế nào, nhưng để vào nghề thì việc bạn cần làm chỉ có vậy. #3. Nghề freelance quá khó và đầy rủi ro để bắt đầu Bạn nói rằng đây là một nghề đầy rủi ro và bạn không muốn bắt đầu. Tuy nhiên, sự thật là những gì bạn đang làm chỉ là tìm lý do để trốn tránh sự thay đổi. Thực tế cho thấy rằng bạn hoàn toàn có thể bắt đầu công việc freelance ngay từ khi bạn đang làm một công việc toàn thời gian hoặc bán thời gian. Đây là cách mà phần lớn freelancer chọn để bắt đầu bởi chúng sẽ cho bạn thời gian thích nghi và xây dựng hệ thống khách hàng. Tuy nhiên, việc này cũng có nghĩa là bạn sẽ phải từ bỏ thời gian rảnh rỗi vào mỗi tối và những ngày cuối tuần. Vì thế, bạn cũng sẽ cần đến một ý chí mạnh mẽ để tiếp tục làm freelance khi mới bắt đầu. #4. Tôi lo sợ rằng nghề freelance không phù hợp trong tình hình kinh tế hiện tại Việc con người tìm đến cảm giác an toàn thực ra cũng là điều dễ hiểu, đặc biệt là trong tình hình kinh tế suy thoái và họ vẫn phải chi trả cho mọi nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, thực tế có vẻ lại chứng minh điều ngược lại, khi mà các doanh nghiệp nhỏ thường không chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhiều như các ông lớn cùng ngành. Lo lắng không giúp bạn giải quyết vấn đề mà chỉ làm chúng trở nên khó khăn hơn. Freelancer trong khoảng thời gian này thật ra lại là người được lợi bởi tính chất linh hoạt và giá trị công việc mà họ mang lại. Thuê freelancer, các chủ dự án thường không phải lo đến các khoản phụ cấp và cũng không phải lo trả lương cho họ trong một thời gian dài. Vì vậy, chủ dự án thường tìm đến freelancer để được hưởng dịch vụ tốt nhất với mức chi phí hợp lý. #5. Tôi lo lắng rằng mình không đủ trình độ để làm freelancer Đây được coi là nỗi sợ hoàn toàn có cơ sở. Nếu bạn không đủ khả năng làm việc thì kể cả khi bạn trở thành freelancer, bạn cũng sẽ khó kiếm được khách hàng. Vì vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi bạn bắt đầu nghề freelance. Nếu bạn không thử, bạn sẽ không bao giờ biết bạn có đủ điều kiện hay không. Bạn cũng có thể vừa làm việc vừa làm freelance để học hỏi thêm kinh nghiệm và làm giảm rủi ro nếu bạn không chắc mình có đủ kỹ năng hay không. #6: Tôi sợ rằng tôi sẽ không kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống Tiền chắc chắn sẽ nằm trong những mối lo ngại của bạn bởi bạn cần chúng để chi trả cho các nhu yếu phẩm cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn đã xây dựng được một hệ thống khách hàng vững chắc, bạn sẽ không cần thiết phải lo về chúng. Thứ bạn cần lo chính là làm thế nào để tìm kiếm khách hàng kế tiếp. Điều này nghĩa là bạn cần tập trung vào xây dựng hệ thống Marketing và Networking. Bạn cũng nên giữ một phần tiền tiết kiệm để dùng trong những lúc khách hàng trở nên khan hiếm #7. Liệu tôi có tìm kiếm được khách hàng mới? Như đã nói ở trên, tìm kiếm khách hàng mới có thể sẽ rất khó. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách quảng cáo bản thân cũng như xây dựng các mối quan hệ, thì việc tìm kiếm khách hàng mới lại trở nên dễ dàng. Khách hàng mới, tìm ở đâu? Hãy nhớ rằng, thời gian bạn đầu tư càng nhiều, thì kết quả bạn mong muốn sẽ càng sớm xuất hiện. Tạo một trang web thật thu hút, đặt tên phù hợp và tham gia các mạng xã hội như LinkedIn, Facebook sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc marketing và networking. #8. Tôi lo rằng nghề freelance sẽ chiếm hết thời gian của tôi Đúng, freelance là một nghề đòi hỏi sự tận tâm và khả năng làm việc cao. Thay vì có những đồng nghiệp lo marketing, xây dựng hệ thống khách hàng, kế toán hay quản trị, thì bạn sẽ là người phụ trách toàn bộ công việc. Tuy nhiên, nếu bạn xây dựng cho mình một hệ thống làm việc khoa học ngay từ khi bắt đầu, nghề freelance đem đến cho bạn sự linh hoạt trong thời gian nghỉ dưỡng hơn bất kể ngành nghề nào khác bởi bạn là chủ. Bạn đã tháo gỡ được tâm lý lo sợ những khó khăn của việc làm freelance là gì và sẵn sàng chiến thắng nỗi sợ của bản thân? Hãy gọi Hotline: 04.6684 1818 để được tư vấn miễn phí tìm việc miễn phí. Nguồn: http://blog.vlance.vn/rao-can-tam-ly-nghe-freelance-la-gi-724