Giới thiệuRealVNC là một phần mềm dùng để điều khiển máy tính từ xa, RealVNC sẽ truyền hình ảnh từ máy kia về máy này. RealVNC để dùng khi quên bài tập, quên tài liệu, ngoài ra còn để thuyết giảng, thảo luận, giúp đỡ ai đó mà không tiện đến tận nơi, ngoài ra còn khoe hàng, xem trộm...v...v…. RealVNC hỗ trợ các hệ điều hành Windows 32-bit/64-bit, Linux 32-bit/64-bit, Mac OS X, 2 máy kết nối với nhau không cần cùng 1 hệ điều hành. RealVNC có 2 phần chính là VNC Server (nằm trên máy cần kết nối tới) và VNC Viewer (dùng để kết nối) Homepage của RealVNC Mã: http://www.realvnc.com RealVNC gồm có 3 phiên bản: Free, Personal, Enterprise và sau đây là bảng so sánh tính năng của 3 phiên bản Mã: http://www.realvnc.com/vnc/features.html Nhìn bảng trên là các bạn đã biết chúng ta cần phiên bản nào rồi đấy. Menu I. Download và cài đặt A. Download B. Cài đặt II. Thiết lập A. VNC Server 1. Connection 2. Inputs 3. Desktop 4. Expert B. VNC Viewer 1. Display 2. Inputs 3. Connection 4. Expert III. Sử dụng IV. Frequently Asked Questions (FAQs)
I. Download và cài đặt A. Download Mã: http://www.realvnc.com/cgi-bin/download.cgi VNC Enterprise Edition for Windows (x86, x64 & ia64): bộ cài đầy đủ (cho Windows), executable hay zip gì cũng phải cài, cái này cài trên máy cần kết nối tới VNC Enterprise Edition Viewer for Windows (x86, x64 & ia64): VNC Viewer riêng lẻ, không cần cài Keygen Mã: http://www.plunder.com/-download-ba7cb1d33e.htm hoặc mua B. Cài đặt Mở setup lên > Next > I accept agreement > Next, tới bước này bạn nên bỏ chọn VNC Mirror Driver đi Nếu có cái đó thì khi kết nối tới máy kia mà máy kia đang chơi game thì sẽ bị treo game Rồi next next cho đến hết, cuối quá trình cài đặt nó sẽ bắt bạn nhập license key, mở keygen lên và copy key vào, xong nó sẽ hiện lên bảng này Đến phần tiếp theo...
II. Thiết lập A. VNC Server Nhấn Configure > Advanced để vào phần config nâng cao 1. Connections _ Accept connections on port: Port sử dụng để Viewer kết nối vào, nếu chỉ có 1 máy thì cứ để mặc định, 2 máy trở lên sử dụng thì mỗi máy phải dùng port khác nhau, để máy ở ngoài kết nối vào máy bạn được thì bạn phải forward port, kết nối với nhau trong mạng LAN thì không cần. Ngoài forward port ra thì còn phải tắt firewall hoặc config cho nó allow port cần dùng, nếu có dùng thêm firewall khác thì cũng cần allow / add vào exception _ Serve Java viewer on port: Port để sử dụng Java viewer, vào http://localhost:5800 để biết Java viewer là cái gì, cái này cần Java Runtime Environment, chức năng này tớ thấy không cần nên disable * Security _ Authentication: Chỗ này để đặt password • VNC password: Nhấn Configure, đặt password ở đây nếu bạn muốn Viewer kết nối vào là điều khiển luôn, cao cấp hơn thì vào Extended Configuration... Vào đây thì có 2 loại password + Admin password: Viewer khi kết nối vào máy bạn và gõ password này thì có toàn quyền điều khiển máy + ViewOnly password: Viewer khi kết nối vào máy bạn và gõ password này thì chỉ nhìn được thôi • Windows password: Chọn kiểu này thì Viewer kết nối vào máy bạn sẽ dùng account trong Windows của Viewer đó, bạn có thể set permission trong đây account (hoặc nhóm) nào có thể làm gì. Allow: cho phép, Deny: không cho phép + View display contents: xem màn hình của máy bạn + Send pointer events: được dùng chuột + Send keyboard events: được dùng bàn phím + Send and receive clipboard contents: gửi và nhận clipboard (máy này copy thì máy kia cũng nhận được ấy) + Send and receive files: gửi và nhận files + Default access: các quyền trên + Connect without accept/reject prompt: kết nối không cần chờ đồng ý + Full access: toàn quyền sử dụng • Single sign-on: Tương tự như Windows password nhưng không cần username/password • None: Không đặt password, dùng một mình thì chọn cái này khỏe nhất _ Encryption: Mã hóa kết nối giữa Server và Viewer, nếu không mã hóa thì có thể sẽ có kẻ thứ 3 chọc vào, nhưng mã hóa kết nối cũng làm giảm tốc độ • Always on: không cho những Viewer không mã hóa kết nối vào • Prefer on: mã hóa nếu Viewer chịu • Prefer off: không mã hóa trừ khi Viewer yêu cầu, dùng một mình thì nên để cái này _ Prompt local user to approve connections: Viewer kết nối đến thì sẽ chờ sự đồng ý _ Guest login access: khi dùng cái này thì Viewer kết nối đến máy bạn được coi là khách, để kích hoạt chức năng này thì bạn right click tray icon của VNC Server chọn Guest Login • None: Vô hiệu hóa Guest Login ở tray icon • View-only: Viewer kết nối vào chỉ được nhìn • Interactive: Viewer kết nối vào thì được sử dụng những thứ bạn chọn trong mục Inputs _ Start VNC server automatically with Windows: tự động start VNC server khi khởi động Windows, rất cần thiết, máy bạn phải bật VNC server thì Viewer mới kết nối vào được 2. Inputs • Enabled: bật, Viewer kết nối đến sẽ được những quyền ở dưới • Disabled (view-only mode): tắt, Viewer kết nối đến chỉ xem được • Custom: tùy thích, muốn cho Viewer làm gì thì chọn + Enable keyboard input: cho dùng bàn phím + Enable mouse input: cho dùng chuột + Share clipboard with viewers: Chia sẻ clipboard với Viewer + Allow input events to affect the screen-saver: Cho Viewer thoát screen-saver + Disable the server's keyboard and mouse while viewers are connected: Vô hiệu hóa bàn phím và chuột của máy bạn khi Viewer kết nối đến, không nên chọn 3. Desktop _ Optimisation: những thiết lập ở đây giúp truyền tải hình ảnh nhanh hơn, nên dùng khi kết nối qua Internet, có tác dụng đối với Viewer • Remove desktop background: Bỏ hình nền • Disable user interface effects: Bỏ các hiệu ứng như fade... • Optimise screen capture: Tăng tốc truyền tải hình ảnh _ Privacy • When last viewer disconnects: Khi Viewer cuối cùng ngắt kết nối thì Server sẽ làm việc bạn chọn + Do nothing: không làm gì cả + Lock workstation: khóa máy, chẳng biết nó khóa kiểu gì + Logoff user: Logoff • Blank the server's screen while viewers are connected: màn hình máy bạn sẽ trắng bóc khi Viewer kết nối đến 4. Expert Phần này là những thiết lập nâng cao, có tác dụng với Viewer, tớ sẽ giải thích 1 số giá trị Mã: AllowRfb: Cho phép Viewer kết nối đến AlwaysShared: Luôn nhận Viewer kết nối đến là shared connection, nghĩa là Viewer này sẽ không làm Viewer kia bị đứt kết nối AuthTimeout: Khoảng thời gian cho phép nhập password, tính bằng giây BlacklistThreshold: Số lần Viewer gõ sai password sẽ dẫn đến tình trạng bị blacklist (số 5 mặc định nghĩa là sai password 5 lần sẽ bị blacklist) BlacklistTimeout: Thời gian blacklist, tớ không biết nó tính đơn vị là gì BlankScreen: Màn hình máy bạn sẽ trắng bóc nếu Viewer kết nối đến ClientWaitTimeMillis: Khoảng thời gian server sẽ ngắt kết nối Viewer khi không động đậy, đơn vị tính bằng 1/1000 giây DisableAccessChange: Không cho phép sửa quyền khi Viewer đang kết nối DisableAddNewClient: Không cho phép add Viewer vào VNC Address Book DisableAero: Bỏ hiệu ứng Aero của Vista khi Viewer kết nối đến, giúp tăng tốc truyền tải hình ảnh DisableClose: Vô hiệu hóa việc tắt VNC Server DisableOptions: Vô hiệu hóa nút Configure trong cửa sổ status của VNC Server DisableTrayIcon: Tắt icon của VNC Server ở system tray khi không có Viewer nào kết nối * Startup VNC Server có 2 kiểu startup là Service-mode và User-mode B. VNC Viewer Mở VNC Viewer > Options > Advanced… 1. Display _ Scaling: phần này để sửa, cân bằng độ phân giải của server và của cửa sổ VNC Viewer • No scaling: không cân bằng, nếu độ phân giải server lớn hơn cửa sổ VNC Viewer thì sẽ có thanh cuộn • Scale to window size: thu nhỏ màn hình của server cho vừa với cửa sổ VNC Viewer • Custom scaling: tùy chỉnh cửa sổ VNC Viewer + Ô phía trước: chiều ngang + Ô phía sau: chiều dọc + Ô cuối: đơn vị Khi kết nối rồi thì tự kéo cửa sổ cũng được • Full screen mode: hiển thị màn hình server ở chế độ full screen • Enable toolbar: hiện thanh công cụ ở trên khi đã kết nối tới server • Adapt to network speed: tự động điều chỉnh màu sao cho hợp với đường truyền • Always use best available colour quality: Luôn dùng mức độ màu đẹp nhất, check cái này thì thiết lập ở trên không ảnh hưởng 2. Inputs _ Inputs • Enable keyboard input: dùng bàn phím • Pass special keys directly to server: Check thì dùng được nút Print Screen, Alt+Tab, Alt+Escape, Ctrl+Escape, nút cửa sổ (giữa Ctrl và Alt) • Enable mouse input: dùng chuột • Enable 3-button mouse emulation: Nếu chuột không có nút scroll thì check cái này để giả lập bằng cách ấn cùng lúc 2 nút • Share clipboard with server: Chia sẻ clipboard với server • Enable file transfer: Bật chức năng truyền file Nếu server không cho dùng cái nào thì thiết lập vô dụng _ Menu key: khi kết nối bạn có thể ấn nút bạn chọn để hiện ra 1 menu 3. Connection • Shared connection: khi kết nối đến server thì không ngắt các Viewer khác _ Proxies: phần này để nhét proxy • Do not use a proxy: không sử dụng • Use Microsoft Internet Explorer proxy settings: dùng thiết lập proxy của IE • Use these proxy settings: dùng proxy riêng 4. Expert Thiết lập nâng cao, để như mặc định là đủ xài Config xong thì OK, trở lại VNC Viewer Server: Điền IP máy muốn kết nối vào khung Encryption: mã hóa kết nối • Let Server Choose: để server lựa chọn • Always on: không kết nối nếu server không mã hóa kết nối • Prefer on: mã hóa kết nối nếu được • Prefer off: không mã hóa kết nối nếu được Xong xuôi thì Connect
III. Sử dụng Nếu đây là lần đầu kết nối thì server sẽ gửi cho bạn 1 chuỗi để nhận diện, nhấn Yes để tiếp tục Chú ý là khi có Viewer kết nối thì biểu tượng VNC Server dưới system tray sẽ chuyển sang màu đen đấy Đây là màn hình VNC Viewer khi đang kết nối server Bên trên là thanh toolbar, muốn nó xuất hiện thì chỉ việc di chuột đến gần, bây giờ tớ sè giải thích các nút trên thanh toolbar 1 - Tạo kết nối mới 2 - Lưu kết nối cùng thiết lập cho kết nối này vào VNC Address Book 3 - Ngắt kết nối hiện tại 4 - Tùy chọn 5 - Vào chế độ full screen 6 - Ctrl+Alt+Del (không nhấn tổ hợp này bình thường được) 7 - Gửi file 8 - Nhận file 9 - Thông tin kết nối hiện tại 10 - Tình trạng mã hóa, ổ khóa bình thường là kết nối đã được mã hóa, gạch chéo là không mã hóa 11 - Tốc độ kết nối, di chuột đến để biết Bấm nút F8 (menu key mặc định) ta sẽ được một menu tương tự những nút trên toolbar Có thể đưa/lấy file bằng cách Copy/Paste Để kết nối 1 máy qua Internet mà máy bên kia cùng máy khác trong LAN xài RealVNC thì cần vào Configure của VNC Server của máy cần kết nối sửa port mặc định 5900 thành port muốn dùng rồi forward port đấy Nhớ là server chỉnh "Accept connections on port" bao nhiêu thì khi nhập IP để kết nối cũng phải nhập luôn port đó. VD: 192.168.1.33:40000 * VNC Address Book Start > All Programs > RealVNC > VNC Address Book Đây là nơi lưu các thiết lập của từng kết nối Click nút New Entry (nút hình tờ giấy) để tạo kết nối mới, nút New Folder kế bên để chia nhóm, thực hiện thao tác kéo & thả 1 kết nối để cho vào folder * VNC Viewer (Listening Mode) Start > All Programs > RealVNC > Advanced > VNC Viewer (Listening Mode) Mở VNC Viewer ở mode này để khi nào cần thì server sẽ yêu cầu bạn kết nối. Bạn cần forward port 5500 để "yêu cầu" của server có thể đến máy bạn, nếu máy trong cùng mạng LAN thì không cần forward port. Mở VNC Viewer ở mode này thì nó sẽ nằm ở system tray Về phía server, right click icon VNC Server dưới system tray, chọn Connect to Listening viewer rồi nhập IP để yêu cầu bên kia kết nối Vấn đề IP động Bạn sợ quên IP khi cứ phải gõ số và chỉ số ? Quá phiền phức khi IP nó cứ đổi mãi ? Hãy dùng 1 trong 2 dịch vụ sau đây (đã được giới thiệu nhiều trên Internet rồi) 1. No-IP Đăng ký Mã: http://www.no-ip.com/newUser.php Đăng ký xong vào mail, nhấn vào link kích hoạt rồi sign in vào No-IP, click chữ Add phần Hosts / Redirects để tạo 1 hostname Tạo xong vào đây chọn hệ điều hành của bạn rồi download client của nó về Mã: http://www.no-ip.com/downloads.php Cài đặt thì cứ Next Next... đây là giao diện chính của chương trình Check hostname đã tạo để nó tự động update IP, click nút Options check dòng "Run as a system service" để No-IP DUC làm 1 service của Windows No-IP DUC sẽ tự update IP 30 phút/lần, có thể đổi trong Options > Connection Bây giờ thì khi ở nơi khác có thể lấy riêng VNC Viewer và kết nối về nhà với hostname đã tạo, nếu không dùng port mặc định thì thêm số port vào như IP 2. DynDNS Đăng ký Mã: https://www.dyndns.com/account/create.html Xong vào mail kích hoạt Tạo hostname Mã: https://www.dyndns.com/account/services/hosts/add.html Download DynDNS Updater Mã: http://cdn.dyndns.com/windows/DynUpSetup.exe Setup DynDNS Updater Check hostname đã tạo và click Start Updater -> OK Cách trên là update IP bằng client của dịch vụ, nếu router hỗ trợ Dynamic DNS thì bạn không cần cài client, tớ sẽ làm mẫu với cái router ZyXEL Prestige 660R-61 Đây là trang router sau khi login
IV. Frequently Asked Questions (FAQs) 1. Khi kết nối thường gặp lỗi x là do đâu ? _ Connection refused: Bên kia chưa mở VNC Server hoặc chưa forward port _ Connection timed out: Sai địa chỉ hoặc chưa forward port 2. Cái này khác gì Remote Desktop Connection ? _ Lấy/cho file _ Quản lý setting cho từng địa chỉ dễ dàng _ Đổi được cổng dùng để kết nối, nhờ thế nối được nhiều máy trong LAN qua Internet _ Giới hạn quyền điều khiển của user _ Đặt được 2 loại password (VNC Password) _ Có thể "kêu gọi" người ta kết nối đến (VNC Viewer Listening Mode) 3. Tại sao khi kết nối thì không thấy video người ta đang chiếu ? RealVNC không thể truyền hình ảnh video khi player sử dụng renderer Overlay Mixer
Không tắt firewall của windows thì đố mà remote được từ WAN. Với lại, nên dùng service của http://dyndns.org hơn vì phần lớn modem đều hỗ trợ .
bài viết rất hay, thanks nhưng mà hình như thiếu cái này cái này có chức năng giống remote desktop connection của win và radmin .. phải ko nhỉ
Có xài cách này rùi, thấy cũng chả nhanh gì hơn Logmein mà lại wá phức tạp cho ai kô phải dân IT so với Logmein !!!!
Oh Thế Logmein khi điều khiển hay login qua Internet ko cần phải forward port ah ? vậy cậu làm thử 1 cái tut về Logmein chi tiết xem có đơn giản hơn cái này ko VNC này hướng dẫn chi tiết thì thế thôi chứ muốn sử dụng đơn giản thì chỉ cần cài server, client và forward port (dùng khi qua internet) và mở lên dùng chứ cũng chả cần làm gì nhiều.
Bạn ơi!mình đã làm theo các bước của bạn,tuy modem không hỗ trợ nhưng mà mình đăng ký hosst và có client rồi .minh đã thông qua địa chỉ host của mình vào được modem thông qua mạng net.nhưng mà mình không biết cách dùng VNC qua nét như thế nào.bạn giúp mình với. mình ở cớ quan và đã thông qua acc minh reg trên trang dynDNS rồi mình đã reg violent25.dyndns.org <-- và đã log vào được modem ở nhà còn khiển qua VNC thì minh ko biết. chỉ mình với