Đọc thấy hài hài, share với mọi ng`, ko biết cổ ko, bài này là review của 1 bro có 1 trí tưởng tượng cực phong phú. Cô bé quàng khăn đỏ. Nội dung tóm tắt như sau: gái nhỏ bị mẹ bắt đi chăm nom bà ngoại nhưng la cà trong rừng bị sói già dụ dỗ và ăn thịt hai bà cháu nhưng cuối cùng có chú thợ săn đi qua cứu mạng mổ bụng giải thoát cho hai bà cháu. Ở Việt Nam, dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, truyện này được dạy để giáo dục các em nhỏ phải biết vâng lời cha mẹ, không nên la cà trong rừng, không nói chuyện với người lạ, lỡ bị người lạ hỏi thì cũng đừng có tiết lộ địa chỉ nhà, nếu có nói thì cho địa chỉ giả :o Tui cũng muốn bổ sung thêm một bài học khác, chẳng hạn như khi ăn cần phải nhai kỹ, đừng như sói già nuốt chửng hai bà cháu để rồi bị mổ bụng ra. Truyện này bên Mỹ nó cấm dạy trong một số trường học. Lý do nó cấm vì nó thấy truyện này quá sức là đồi truỵ. Đồi truỵ??? Nghe đầu hồi năm 1925 (xa lắc xa lơ) có một chú A.P. Randolph kia sáng tác bài hát “How Could Red Riding Hood (Have Been So Very Good)?” (Làm sao bé quàng khăn đỏ ngon lành thế?), xong bị cấm phát lên đài phát thanh và ghi vô lịch sử vì đó là bài hát đầu tiên bị cấm vì có nội dung ‘gợi ý dâm ô’. Sau này có thêm chú hoạ sĩ hoạt hình Tex Avery vẽ cái phim Red Hot Riding Hood, trong đó “bôi bác” nội dung truyện này thành cô bé quàng khăn đỏ làm kỹ nữ phòng trà, sói già là đại gia còn bà ngoại thì mê trai hết biết. (Con sói trong phim này tội nghiệp lắm nha, bị bé quàng khăn đỏ hung dữ đánh cho một trận vì cái tội dám hâm mộ, xong bị bà ngoại mê trai rượt theo đòi dê). Một số giả thiết khi so sánh giữa Cô bé quàng khăn đỏ với Người đẹp và quái vật cũng như Hoàng tử ếch cho thấy, nếu trong hai truyện cổ tích sau, nhân vật nữ đã biến loài vật thành hoàng tử - bản chất thật của ‘người đàn ông’ – thì Cô bé quàng khăn đỏ lại vẽ ra hình ảnh bé gái nhân vật chính cũng có sự hoang dã như chính con chó sói! Thiệt ra truyện Cô bé quàng khăn đỏ với truyện Công chúa ngủ trong rừng gần chủ đề nhau hơn, bởi cả hai đều có ngụ ý chủ đề về ‘tuổi dậy thì’ của các bé gái. Tuy nhiên, nếu như Công chúa ngủ trong rừng vẽ ra viễn cảnh lãng mạn xinh đẹp cho gái tuổi mới lớn, có chàng hoàng tử đẹp trai ‘chui’ qua ‘bụi rậm’ với thanh kiếm lăm lăm để phá cái ‘màn(g) đêm’ bao phủ cả vương quốc, đánh thức nàng công chúa, thì truyện Cô bé quàng khăn đỏ lại là lời cảnh báo cho các bé gái đang ở tuổi xuân thì ‘coi chừng người lạ’. Màu đỏ mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Nó vừa là màu của sự báo động, màu gây chú ý, nó cũng là màu tượng trưng cho cái sự hừng hực. Nó còn là màu của máu (trong trường hợp này, nó không phải là màu máu cách mạng mà là máu của thời kỳ kinh nguyệt của cô bé gái đang ở tuổi dậy thì). Cô bé quàng khăn đỏ mang hình ảnh của một bé gái đang ở độ tuổi dậy thì, hễ ra đường là dễ bị để ý, dễ gây kích thích lòng ham muốn cho các ‘bác sói’. Bé quàng khăn đỏ đi từ nhà mình tới nhà bà ngoại, có đi ngang qua một cánh rừng, nơi vừa nguy hiểm dễ ‘lạc lối’ nhưng đồng thời cũng có hoa cỏ mơn mởn. Khu rừng có sự cám dỗ chết người không cưỡng được khiến cho bé gái mới lớn dù đã được mẹ dặn không được bén mảng đến vẫn lò dò vô. Bé gái này tung tăng vào rừng chơi thì đương nhiên gặp sói. Vốn ngây thơ nên bé quàng khăn đỏ chỉ mới nghe hai ba câu ngon ngọt của chó sói thì đã xiêu lòng, kể hết gia cảnh của mình. Sói xưa nay chuyên đóng vai ác. Nó mang hình ảnh của mấy cha đàn ông xấu xa đồi bại chuyên dụ dỗ gái mơ như bé khăn đỏ. Con chó sói mới mò tới nhà bà ngoại rồi làm thịt bà ngoại, xong nhảy lên giường giả dạng làm bà ngoại. Tung tăng đã rồi, bé quàng khăn đỏ mới tới nhà bà ngoại, vô nhà, thấy con sói nằm trên giường mà cứ ngỡ là bà ngoại, rồi bắt đầu hỏi ‘Bà ơi, sao mắt bà to thế? Bà ơi, sao tai bà to thế? Bà ơi, sao tay bà to thế?’. Đây chính là đoạn mô tả ẩn dụ ấn tượng của một bé gái khi lần đầu tiên nhìn thấy một người đàn ông trần truồng chuẩn bị vào ‘làm thịt’ mình: sự sợ hãi, tò mò hoặc cả thích thú bởi ‘sao cái gì cũng bự’. Sói bảo cái gì của mình cũng to là để nhìn cho đã, ôm cho sướng và ‘ăn’ cho ngon! Sau đó, Sói nhảy vào ‘ăn thịt’ :nuadem: cô bé quàng khăn đỏ. Dĩ nhiên, hành động ‘ăn thịt’ chỉ mang tính hình tượng cho :hihuc: , nuốt vào bụng cũng là hình ảnh của việc giam giữ trong nhà để làm nô lệ, cho đến khi có bác thợ săn đi ngang bắn chết con sói, giải cứu hai bà cháu bằng cách “mổ bụng nó” cho hai bà cháu chui ra.
Giờ có cái kiễu spam kiễu này, nghệ thuật phết nhĩ, cái này chắc từ bác thinhrazor khỡi xướng nhĩ. :)
có học topic này hồi mình học English không chỉ red riding hood mà bà cô còn kêu hầu như chuyện nào cho thiếu nhi cũng có một ý nghĩa người lớn trong đó