[Review] Curse Of Monkey Island - Lời nguyền đảo khỉ

Thảo luận trong 'Reviews (Tin tức - giới thiệu - bình luận)' bắt đầu bởi shadow_judge, 20/3/07.

  1. shadow_judge

    shadow_judge The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/5/06
    Bài viết:
    2,081
    Bài viết này quả là một "curse" của người viết, nên nó là lí do tại sao tôi phải đưa lên đây, cũng để công viết của mình không bị bỏ phí!


    Curse Of Monkey Island
    Lời nguyền Đảo Khỉ​

    [​IMG]


    Phát hành: LucasArts
    Sản xuất: LucasArts
    Phát hành: tháng 12/1997
    Cấu hình: 90MHz, 16MB RAM, VGA hỗ trợ độ phân giải 640x480 trở lên, 2 CD.



    Sáu năm kể từ phần thứ hai của game: “Revenge Of LeChuck” phát hành (1992), game thủ luôn trong tình thế “thấp thỏm” đợi chờ phần tiếp theo của game để giải đáp những uẩn khúc để lại của phần 2. Đáp lại sự đợi chờ kiên nhẫn của fan hâm mộ, LucasArts giới thiệu Curse Of Monkey Island, một “chuẩn mực” kinh điển cho các game phiêu lưu dạng point’n’click sau này (điển hình như Runaway)

    I’m Guybrush Threepwood, a mighty pirate!

    Một lần nữa, gã cướp biển LeChuck lại cố gắng chiếm đọat trái tim của Elaine Marley, thị trưởng của một nửa số hòn đảo trên vùng biển Caribbean và là người vợ sắp cưới của Guybrush Threepwood, nhân vật chính của game. Vô tình làm hỏng kế hoạch của LeChuck, Guybrush bị bắt làm tù binh và may mắn chạy trốn được bằng một chiếc nhẫn (đồng thời làm chìm luôn cả thuyền của LeChuck). May mắn thay, anh được Elaine vớt lên bờ, nhân cơ hội này, Guybrush đưa chiếc nhẫn nhặt được cho Elaine để cầu hôn, nhưng cho đến khi trao chiếc nhẫn cho nàng, Guybrush mới phát hiện ra rằng chiếc nhẫn đã có lời nguyền, khiến Elaine lập tức trở thành mọt pho tượng vàng. Không những vậy, một nhóm cướp biển lạ mặt khác đã cướp “cục vàng” Elaine để hớ hênh trên bãi biển. Và thế là cuộc phiêu lưu giành lại Elaine của “hải tặc khét tiếng” Guybrush bắt đầu…


    Khác biệt với “tiền bối”

    Giao diện: Trong lần trở lại này, giao diện của game đã được thay đổi hoàn toàn. Không phức tạp, rườm rà như các game phiêu lưu cổ điển khác bởi các nút như “look at”, “push”, “pick up”… CoMI giản lược hoàn toàn xuống còn ba biểu tượng: Đầu lâu cho lệnh “Examine” (xem xét), bàn tay cho lệnh “Pick up” (nhặt) và “Interact” (tương tác) và hình chú vẹt cho lệnh “Talk” (nói chuyện) hoặc mộ số lệnh nhỏ khác để chàng Guybrush ăn, thổi, nếm…

    Đồ họa-âm thanh: “Tuyệt vời!” là tất cả những gì mà người viết có thể nói về mảng này. Đồ họa của game đã có một bước tiến lớn khi thay vì dựng những khung cảnh càng giống thật càng tốt như Myst, LucasArts đã quyết định dung phong cách kiểu họat họa với màu chủ đạo là màu tươi sáng. “Nếu như ai đó nói khen rằng nó trông giống kiểu Disney thì điều đó có nghĩa chúng tôi đã thất bại” – Johnathan Ackley, người đồng lãnh đạo dự án CoMI tuyên bố. Quả vậy, những ô cửa sổ không bao giờ thẳng mà luôn có dáng cong cong, còn hình mặt trăng thì luôn… to sụ và lồi lõm. Mọi cảnh nền của game có thể nói là một bức tranh phong cảnh rất sáng tạo, đầy màu sắc và dĩ nhiên, ẩn chứa sự hóm hỉnh của các họa sĩ.

    Bên cạnh hình ảnh vói phong cách ấn tượng, âm thanh là phần ghi điểm nhiều nhất trong long người hâm mộ. Khôgn bao giờ trong game có một phút tĩnh lặng, luôn luôn có những bản nhạc khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh. Ghi điểm phần này phải kể đến công nghệ iMUSE tích hợp trong engine SCUMM của game. Chức năng của công nghệ này là tạo những khoảng “nối” giữa các bản nhạc với nhau khi chuyển sang cảnh khác. Các bản nhạc trong game được soạn bởi nhà soạn nhạc Micheal Land, người có công rất lớn trong việc tạo ra iMUSE cùng hàng trăm bản nhạc tuyệt vời khác trong game của LucasArts. Về phần lồng tiếng, các diễn viên đã thể hiện rất tốt vai cướp biển của mình, đặc biệt là giọng của Guybrush (đây là lần đầu tiên Monkey Island có người lồng tiếng)

    Gameplay: LucasArts đã vạch ra một tiêu chí cho 90% số game phiêu lưu của hãng, đó là nhân vật chính không bao giờ có thể chết mà cũng không bao giờ có thể bị mắc kẹt trong lúc giải đố, điều mà hầu hết các game Adventure của Sierra On-line mắc phải khiến không biết bao người rụt rè, ngại chơi (tiêu chí này hiện nay được áp dụng cho tất cả các game phiêu lưu giải đố thuần túy). Trong CoMI, các puzzle không bao giờ thiếu. Tuy nhiên, điều khá hay của CoMI là các puzzle này không “vô lý” như phải dò mã số, tìm mảnh ghép… mà nó rất “khít” với những diễn biến của game. Các puzzle không quá khó, chủ yếu là kết hợp đồ vật với nhau để có thể tiếp tục cuộc phiêu lưu, ví dụ như khi bị con trăn nuốt trôi, Guybrush phải dung bông hoa gây cảm giác buồn nôn với bình đựng syrup nhặt được trong… dạ dày của con trăn, kết hợp với nhau sẽ khiến chú trăn phải ói anh chàng Guybrush tội nghiệp ra.

    Một điểm khá hay và lạ mà CoMI mang lại lần này đó là những trận chiến trên biển đúng chất hải tặc thường thấy trong các game như Seadogs. Mọi thao tác như di chuyển, bắn pháo đều được tích hợp lên chuột nên việc làm chủ con tàu không còn khó khăn mấy. Nhưng, đợi đã, khi đã hạ đựơc con tàu, bạn phải làm một công việc nữa, đó là phải giao chiến với thuyền trưởng của tàu, và lúc này một hệ thong chiến đấu mà bạn không-bao-giờ-thấy trong game hành động đó là sử dụng các lời nói “insulting” (nói nôm na là xỏ lá nhau – một hình thức hài hước rất đặc trưng của dòng game Monkey Island.) Khi đã thắng được đối phương, bạn có thể “lột” tiền để nâng cấp tàu mình, hay chỉ đơn giản chiến đấu để tăng kinh nghiệm “insult” cho các trận sau.

    Một điều cần lưu ý là game có hai chế độ: thông thường và Mega-Monkey. Khác biệt duy nhất giữa hai chế độ này đó là các puzzle nhiều hơn, “láu lỉnh” hơn ở chế độ Mega-Monkey (mệt nhất là đoạn “đấu khẩu” giữa các tên cướp biển). Theo ý kiến của người viết thì tốt nhất là nên chơi ở chế độ Mega-Monkey để thưởng thức cảm giác giải đố mà game sắp đặt

    [​IMG]

    Căng buồm lên nào!

    Cốt truyện hay (ngoại trừ cái kết chưa thỏa đáng lắm), cách chơi tốt, âm thanh trên cả tuyệt vời song hành cùng đồ họa ấn tượng, CoMI để lại một ấn tượng khó quên với người chơi về một cuộc phiêu lưu tuyệt vời cùng Guybrush Threepwood. Nào, hãy cùng thưởng thức cảm giác hải tặc mà LucasArts đã tạo nên!


    Một số điều cần lưu ý:
    -Vì CoMI là game tương tác bằng chuột, nên bạn có thể “dò” từng pixel bằng chuột để lấy một số món đồ khó nhìn.
    -Nếu máy PC nhà bạn không thể chơi đựơc CoMI vì game chạy quá nhanh (nhất là những đoạn cut-scene), khoan uninstall game đã, hãy dùng chương trình giả lập ScummVM tại trang web www.scummvm.org
    -Khi chơi đoạn “insulting” trên biển, nên có giấy bút kèm theo để ghi lại câu “insult”
    -Nếu bạn là fan của các game phiêu lưu thuộc LucasArts… chú ý tới nhữung lời nói hoặc các chi tiết trong CoMI để tìm ra “easter eggs” mà nhà làm game ẩn giấu


    -------------------------------------
    Hình ảnh trong bài viết
    [​IMG]
    Guybrush và chiếc nhẫn định mệnh
    [​IMG]
    Hòn đảo Plunder đầy nắng ấm của Carribean…
    [​IMG]
    …đối nghịch với hòn đảo Blood Island âm u…
    [​IMG]
    … nơi mà Guybrush sẽ “chết”…
    [​IMG]
    Phong cách vẽ của riêng LucasArts
     

Chia sẻ trang này