Rối loạn tiêu hóa ở thể trào ngược dạ dày

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi chi chi, 18/2/16.

  1. chi chi

    chi chi Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    13/2/15
    Bài viết:
    0
    Mặc dù không phải là một bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng lại là nguyên nhân chính khiến trẻ gặp phải rất nhiều trở ngại trong giai đoạn phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần do sức khỏe và sức đề kháng kém. Từ đó, nguy cơ dẫn đến các loại bệnh khác cũng cao hơn những trẻ có hệ thống tiêu hóa tốt. Có thể kể đến một số bệnh như: bệnh suy dinh dưỡng, bệnh tim, bệnh dạ dày , thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt…nhất ở giai đoạn trẻ rối loạn tiêu hóa ở thể trào ngược dạ dày ở trẻ . Sau đây chúng tôi xin giới thiêu đến bạn đọc bài viết về căn bệnh rối loạn tiêu hóa ở thể trào ngược dạ dày .

    Trào ngược dạ dày thực quản

    Sau khi nuốt, thức ăn sẽ đi từ miệng xuống ống thực quản rồi vào dạ dày . Ở chỗ thực quản nối với dạ dày có một số cấu trúc đặc biệt làm thực quản đóng lại, giúp thức ăn không bị trào ngược trở lên khi dạ dày co bóp, trong đó quan trọng nhất là cơ hoành và cơ vòng dưới thực quản. Trong một số trường hợp, do bất thường trong cấu trúc cơ hoành hoặc thường gặp hơn là do cơ vòng dưới thực quản thường xuyên giãn ra, khi dạ dày co bóp mạnh mẽ, gây nên luồng thức ăn bị trào ngược lên trên. Đó là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Có đến 2/3 trẻ nhỏ đã gặp phải tình trạng này trong những tháng đầu đời.
    [​IMG]
    Tuy nhiên, tình trạng này sẽ thoái lui khi trẻ lớn lên nhờ các cấu trúc của đường tiêu hóa dần hoàn chỉnh và chế độ ăn cũng đặc dần. Chỉ 5% trẻ vẫn tiếp tục bị trào ngược sau thời điểm 1 tuổi. Nhóm trẻ này dễ có nguy cơ xuất hiện các biến chứng của trào ngược, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và tình trạng trào ngược sinh lý trước kia, giờ trở thành bệnh lý.

    Làm sao nhận biết được bé bị trào ngược sinh lý hay bệnh lý?

    Nếu bé dưới 6 tháng tuổi, một ngày bị trớ sữa vài lần nhưng vẫn vui vẻ, lên cân tốt, không bị khò khè tái đi tái lại... thì nhiều khả năng chỉ là trào ngược sinh lý. Nếu trẻ vẫn thường ọc sữa sau 1 tuổi, chậm lên cân, gầy gò, sợ ăn, khò khè, viêm phổi tái phát nhiều lần... thì nhiều khả năng trào ngược đã trở thành bệnh lý và có các biến chứng.

    Các biến chứng có thể thấy ngay là thực quản sẽ bị viêm với nhiều mức độ khác nhau, hệ hô hấp cũng chịu hậu quả. Bé sẽ dễ bị ho, khò khè kéo dài mà không đáp ứng với các điều trị thông thường. Gần đây, các nhà khoa học cũng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ mật thiết ở những trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản và tình trạng hen suyễn. Ngoài ra, trẻ bị bệnh trào ngược có thể bị mòn răng, viêm tai, viêm xoang, sụt cân, suy dinh dưỡng, chậm lớn và về lâu dài có thể đưa tới những rối loạn phát triển hành vi.

    Để hạn chế nôn trớ sinh lý ở trẻ cần phối hợp các biện pháp sau:

    Chế độ ăn: Cho trẻ bú làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không no quá, chuyển chế độ ăn từ từ.

    Cho trẻ bú đúng tư thế. Những bé bú mẹ không đúng cách, ngậm bắt vú không sát, ngậm lơ lửng, vừa bú mẹ vừa bú hơi, vì thế khi bú no hay bị nôn trớ.

    Khi trẻ bị nôn nên lưu ý tư thế giúp trẻ dễ chịu: Bế trẻ ngồi, đặt một tay ở trán để đỡ phần đầu, tay còn lại đỡ phần dưới ngực để trẻ nôn dễ dàng. Đối với bé dưới 6 tháng tuổi, nên đặt ở tư thế nằm nghiêng bên trái đầu hơi cao, để trẻ không bị sặc các chất nôn vào đường thở gây ngạt.

    Khi nôn xong, nên cho trẻ nằm nghỉ, không nên cho bé uống sữa ngay sau khi nôn ói. Lau mặt, miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây nên.

    Dùng thuốc, biện pháp này chỉ sử dụng khi việc điều chỉnh chế độ ăn và tư thế bú không có kết quả và có chỉ định của bác sĩ.

    Trẻ nôn trớ nhiều có thể gây mất nước, mất điện giải như mất natri, clo và mệt mỏi. Cha mẹ cần theo dõi và đưa con tới bệnh viện nếu nôn nhiều kèm theo sốt mệt mỏi; nôn ói kèm theo co giật hoặc ngủ li bì; nôn ói nhiều lần trong 6 giờ... Nôn trớ cấp tính kèm theo sốt thì cần chú ý tới các bệnh đường tiêu hoá như nhiễm trùng dạ dày, ruột, ngộ độc thức ăn; bệnh ở gan , nổi mề đay , viêm mũi, tai, viêm màng não…
     

Chia sẻ trang này