- Tại Hà Nội, không khó để mua một gói sa tế của Tứ Xuyên dùng cho món lẩu, với giá rẻ bất ngờ. Ngon, rẻ hơn sa tế Việt Mấy ngày gần đây, khi mà người dân Trung Quốc chưa hết bàng hoàng vì công nghệ chế biến dầu bẩn của người Tứ Xuyên thì theo tìm hiểu của phóng viên Bee, tại Hà Nội cũng xuất hiện tràn ngập sa tế nhãn hiệu Tứ Xuyên. Dạo quanh một vòng khu vực quầy hàng khô của chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm) để tìm mua món sa tế dùng cho lẩu của Trung Quốc, chúng tôi rất bất ngờ khi nó được bán tràn lan, với giá rẻ hơn nhiều so với sa tế của Việt Nam sản xuất. Gia vị lẩu Trung Quốc bày bán cùng hàng Việt Nam Một gói sa tế dành cho lẩu Tứ Xuyên (theo giới thiệu của người bán hàng) có giá bán lẻ 8.000 đồng/gói, với trọng lượng 200 gam. Trong khi đó, một hộp sa tế của Việt Nam bán lẻ là 6.000 đồng/lọ với trọng lượng 90 gam. Tại cửa hàng Toàn Thuý (phố Cao Thắng, quận Hoàn Kiếm), khi chúng tôi hỏi mua sa tế của Trung Quốc, người bán hàng liền chạy vào trong bê ngay ra một hộp khoảng gần 10kg, kèm theo lời giới thiệu: Sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, lẩu sẽ mất ngon nếu không có loại gia vị này. Người bán hàng này còn cho biết: “Nhà chị phân phối cho rất nhiều nhà hàng lẩu của Hà Nội, người ta thường lấy hàng thùng to...”. Đối diện của hàng Toàn Thuý là kiốt Mai Thoa với đủ loại gia vị lẩu dành riêng cho lẩu Tứ Xuyên. Cô bán hàng sau khi giới thiệu nhiệt tình về sản phẩm mới chạy vào để lấy hàng ra. Một loại gia vị màu đỏ toàn tiếng Trung Quốc được cô chào là sa tế lẩu, hàng này ngon hơn hẳn sa tế nội, có vị chua cay. Cô cũng tự hào là nhà “cung cấp” mặt hàng này cho rất nhiều quán lẩu ở Hà Nội. Không chỉ có lẩu Tứ Xuyên, nếu nấu lẩu gà, lẩu thập cẩm cho vào cũng ngon hẳn vì cái vị chua cay đặc biệt đó. Người bán hàng lấy gói sa tế để bán cho khách Tại khu chợ tạm Hàng Da trên phố Phùng Hưng, những gói sa tế Trung Quốc cũng được bày bán rất nhiều, giá giao động từ 10 đến 12 nghìn đồng/ gói. Khi chúng tôi thắc mắc sao hàng ngoại lại có giá rẻ hơn hàng Việt, những người bán hàng đều giải thích là hàng nhập về rẻ nên bán rẻ hơn, còn việc sản xuất như nào thì chưa rõ lắm. Có lẽ cũng vì vậy nên những gói gia vị này thường được người bán hàng cất kỹ ở khu vực sau quầy hàng. Hạn sử dụng là… vô hạn Đi lòng vòng mấy cửa hàng, cầm những gói sa tế dùng cho lẩu Tứ Xuyên mà những người bán hàng đưa, trên bao bì đều không có một hướng dẫn nào bằng tiếng Việt, chúng tôi cố tìm cho được dòng chữ ghi hạn sử dụng của sản phẩm, nhưng chỉ vô ích. Theo những người bán hàng, việc sử dụng những gói sa tế này như thế nào chẳng cần có hướng dẫn thì mọi người cũng biết (?!). Người bán hàng tại kiốt đồ khô H. trong chợ Đồng Xuân cho biết, hạn dùng của loại sản phẩm này là một năm, nhưng khi được hỏi nó được sản xuất từ khi nào thì chị cũng lắc đầu, chỉ biết là chị bán trong một năm từ ngày lấy hàng về. Tại cửa hàng đồ khô V.T, người bán hàng thậm chí không ngần ngại tuyên bố hạn dùng của ớt chưng thì bao lâu chẳng được. Cửa hàng lấy hàng về rồi lại bán ngay nên không để ý lắm đến hạn dùng. Một người bán hàng cạnh quầy của chị T. khẳng định: “Hàng nhập về trong mùa lạnh và bán luôn nên về hạn dùng, các em không phải lăn tăn. Còn dùng được lâu lắm”. Mặc dù trên bao bì chỉ với vài dòng chữ Trung Quốc loằng ngoằng, được người bán hàng gắn cho cái mác “sa tế Tứ Xuyên”, về mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm của nó ra sao thì ít người tiêu dùng để ý, tuy vậy tại Hà Nội, loại sa tế này cũng được tiêu thụ khá mạnh vì nó ngon và rẻ. Theo những người bán hàng thì khách mua loại sa tế của Trung Quốc này chủ yếu là những nhà hàng lẩu, quán nướng. Họ chẳng mấy để ý đến xuất xứ cũng như hạn dùng của nó. Phương Thuý - Phạm Lý Xem cho kỹ rồi dặn các bà nội trợ đừng mua nhé !
Có phải ai cũng đi được siêu thị đâu cưng Nếu đời sống dân cao đủ mức ai cũng đi siêu thị thì chợ đã bị dẹp để xây hết rồi Nói chung cái gì cũng có 2 mặt :(
Nhà tớ ăn lẩu ko bao h cần sa tế.cho xương à,xương lợn với các loại gia vị bt vào ninh vài h là ok.ăn ngọt lịm .mà chủ nhật phải bảo mẹ làm 1 bữa ko thì đến hè ăn mất ngon