Sam, Táo ...cút hết! Vin Việt Nam cân tất

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi fantazy, 22/8/20.

  1. fantazy

    fantazy T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    19/5/20
    Bài viết:
    594
    Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt: Apple bỏ chọn Việt Nam là bài học rất đau xót

    Dân trí
    "Đau xót lắm, người ta nói thật hay mượn Việt Nam để mặc cả, để đánh tiếng với các quốc gia khác, điều này cho thấy Việt Nam không phải là một địa điểm cho các trò chơi có thật", ông Bạt nói.
    Việc Apple bỏ chọn Việt Nam, một doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới "đánh tiếng" chọn Ấn Độ khi rút chân khỏi Trung Quốc là câu chuyện đáng quan tâm trong chính sách cạnh tranh và thu hút FDI thời gian qua. Trao đổi với phóng viên Dân trí, chuyên gia Nguyễn Trần Bạt, chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp tại Việt Nam cho rằng: đây là những bài học lớn và là một sự đau xót.

    [​IMG]

    Nhấn để phóng to ảnh

    Nhà tư vấn đầu tư, chuyên gia và luật sư Nguyễn Trần Bạt, nhà sáng lập Invest Consult Group, công ty tư vấn chuyên nghiệp về đầu tư tại Việt Nam về vấn đề nói trên.

    Báo Dân trí xin trích đăng cuộc trò chuyện với chuyên gia Nguyễn Trần Bạt, doanh nhân, nhà tư vấn, luật sư, người sáng lập Invest Consult Group, công ty tư vấn chuyên nghiệp về đầu tư tại Việt Nam về vấn đề nói trên.

    Việt Nam được "mượn" để đánh tiếng với quốc gia khác

    Ông có đánh giá thế nào về thông tin Apple từ chối sang Việt Nam vì điều kiện sản xuất tại Việt Nam thiếu thốn?

    - Đau xót lắm, người ta nói thật hay mượn Việt Nam để mặc cả, để đánh tiếng với các quốc gia khác, điều này cho thấy Việt Nam không phải là một địa điểm cho các trò chơi có thật. Chúng ta không so được với Ấn Độ, chỉ nguyên việc đem kinh tế Ấn Độ ra phân tích trong tương quan so sánh với kinh tế Việt Nam thì đã rất chênh lệch rồi.

    Vì những lý do văn hóa, tôn giáo và lý do chính trị quốc tế nào đó mà Ấn Độ chưa trở thành cường quốc. Nhưng chúng ta vẫn phải xem Ấn Độ là một cường quốc. Các cường quốc có địa vị khác nhau, có kích thước khác nhau trong những điều kiện chính trị xã hội quốc tế khác nhau.

    Tuy nhiên, cũng phải trách chúng ta bởi chúng ta không có những hoạt động thực tế chuẩn bị để thu hút đầu tư nước ngoài, không sớm xây dựng cơ sở vật chất để đón lõng họ.

    Thí dụ, nếu nhìn nhận nghiêm túc thì phải thấy chỉ có những con đại bàng già hết trứng mới rời khỏi Trung Quốc chứ những con đại bàng còn đẻ được sẽ không rời đi. Apple, Samsung là những con đại bàng còn đẻ được, các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ cũng thế.

    Hy vọng các công ty Mỹ từ Trung Quốc chạy về Việt Nam là không thực tế. Chúng ta thấy công ty Mỹ ở đây đa số chỉ có văn phòng đại diện, số công ty Mỹ hoạt động thật ở Việt Nam chỉ có vài doanh nghiệp trong khi doanh số của Mỹ ở khu vực châu Á rất lớn. Thực tế này buộc Việt Nam phải tự đặt câu hỏi cho mình và tự giải đáp.

    Người Mỹ phát triển một cách ghê gớm bằng các liên kết với khu vực này và bằng hoạt động của họ ở Trung Quốc. Và cùng với sự phát triển của toàn cầu hóa, các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày càng giỏi, càng hiểu biết, không có lý gì Trung Quốc lại làm cho người Mỹ chán ở một thị trường tỷ dân so với việc sang một quốc gia khác cả.

    Tôi cho rằng, Trung Quốc ngày càng đi lên vì dân tộc ấy đi lên và nếu không xuất phát từ suy luận như thế thì chúng ta không thể nào sống bên cạnh Trung Quốc được.

    Có lần tôi được mời ăn cơm và nói chuyện với ông Trần Nguyên, con trai cả của Phó chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Trần Vân. Hôm đó tôi đi cùng với ông Nguyễn Thiệu là trợ lý của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

    Ông Trần Nguyên nói: “Phương Tây không hiểu cơ cấu giá thành xuất xưởng của hàng hóa Trung Quốc. Cấu trúc ấy có nhiều lỗ rỗng đến mức chúng tôi không cần thay đổi chính sách tiền tệ mà chỉ cần thay đổi cấu trúc sản xuất một chút thì đã thỏa mãn để cạnh tranh rồi.

    Chúng ta đã không chuẩn bị cho con người

    Điều kiện sống cho công nhân, tính bền vững trong cộng đồng, cơ sở vật chất hay yếu tố chuỗi liên kết là những điều doanh nghiệp nước ngoài rất quan tâm đến khi quyết định bỏ tiền vào Việt Nam, ông có cho rằng đây là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi thu hút những con đại bàng lớn với triết lý và văn hóa kinh doanh khác biệt?

    - Chúng ta chỉ chuẩn bị cho thu hút đầu tư mà không chuẩn bị cho con người. Đấy là "du thủ du thực" về phương diện văn hóa công nghiệp. Trong tất cả câu chuyện đón lõng đầu tư nước ngoài cần chú trọng đến yếu tố giáo dục con người.

    Chúng ta đừng quên rằng người ta cần tìm kiếm là con người có giáo dục, có năng lực nghề nghiệp. Việt Nam không đủ điều kiện để quyến rũ các công ty ồ ạt chạy vào, chúng ta còn thiếu rất nhiều thứ. Như trường hợp Apple, nguyên nhân thiếu chỗ ở cho công nhân thì không thể tiến hành sản xuất ở đây được là sự thật đáng buồn! Việc Apple bỏ đi không chọn Việt Nam cho thấy, chúng ta đã chưa thực sự chuẩn bị kỹ "tổ" để đón đại bàng. Nhất là về vấn đề con người.

    Việt Nam có lợi thế từ hội nhập và coi đây là cơ sở để thu hút FDI, bên cạnh đó, chính sách ưu đãi thuế đang là "cứu cánh" giúp các địa phương kéo được nhà đầu tư vào sản xuất, nhưng trong điều kiện mới, những điều này là chưa đủ hoặc quá cũ? Ông có nhìn nhận gì về vấn đề này?

    - Những năm đầu tiên của đầu tư nước ngoài, tôi từng tham dự những lớp tập huấn của các giáo sư người Mỹ tại văn phòng Chính phủ. Có buổi một vị giáo sư hỏi một quan chức cấp Thứ trưởng của Việt Nam: “Trâu bò ở nước các anh thuộc tài sản cố định hay lưu động?”. Vị thứ trưởng trả lời tỉnh bơ là “tài sản lưu động vì nó đi lại và dịch chuyển được"!

    Có những lúc ngớ ngẩn như vậy mà chúng ta còn mở cửa và thu hút được các doanh nghiệp FDI thì nay chúng ta đã khác rồi, tại sao không kéo họ vào được. Người đòi hỏi chúng ta mở cửa khôn hơn chúng ta nhiều, họ đặt tiền cho chúng ta rồi, họ cần chúng ta làm thật, nghĩ thật. Chúng ta dốt cũng được nhưng phải thật!

    Phải đặt Việt Nam trong bối cảnh phải cạnh tranh về chất và lợi thế so sánh với các nước khác. Cạnh tranh tức là anh trình bày cho người ta biết khuynh hướng phát triển tự nhiên của xã hội, ngoài chính trị ra còn lại là cái gì để người ta lường.

    Khi làm ăn thì người ta phải lường trước được triển vọng thương mại. Người ta vẫn phải xem chính trị là một rủi ro, nhưng người ta chỉ tính toán rủi ro sau khi đã tính toán lợi ích một cách trung lập.

    Việt Nam đặt tham vọng về thu hút các tập đoàn về làm tổ, tuy nhiên Việt Nam thiếu rất nhiều về cơ sở vật chất, logistics, về con người, về tiêu chuẩn kỹ thuật cho các đại bàng lớn. Sự vụ Apple như "cú sốc" đối với chiến lược thu hút đại bàng của chúng ta?

    - Việc chúng ta thiếu nhiều thứ không phải là một bí mật. Vấn đề là chúng ta cần hình dung ra toàn bộ thực tế thiếu ấy. Những người lãnh đạo cần phải tổ chức ra những nhiệm vụ và giao cho xã hội thực hiện để lấp những chỗ thiếu ấy. Tôi nghĩ có lẽ chúng ta cần phải bình tĩnh suy nghĩ lại xem chúng ta cần chuẩn bị những gì.

    Doanh nghiệp FDI ở Việt Nam cũng rất lâu, là một thành tố quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nếu trường hợp rủi ro nhất bắt buộc phải chọn lựa, họ có thể chọn một bên và gạt quyền lợi của Việt Nam sang một bên khác, lúc đó nền kinh tế của chúng ta sẽ khó khăn?

    - Dân tộc Việt Nam sẽ gạt bỏ doanh nghiệp ấy, cho dù doanh nghiệp ấy là ai. Như bạn biết, chúng ta đã từng gạt bỏ một số doanh nghiệp được coi là mũi nhọn, trở thành quả đấm thép trước đây thôi. Không có doanh nghiệp nào không thể thay thế và không chấp nhận việc các doanh nghiệp đánh đổi quyền lợi dân tộc Việt Nam với quyền lợi kinh tế được.

    Xin trân trọng cảm ơn ông!

    Nguyễn Tuyền (thực hiện)


    Samsung dời nhà máy từ Việt Nam sang Ấn Độ?

    Ricky Hồ
    Thứ Ba, 18/8/2020, 15:00

    (TBKTSG Online) - Tập đoàn công nghệ Samsung Hàn Quốc vừa trình Chính phủ Ấn Độ kế hoạch dự trù sản xuất điện thoại trị giá 40 tỉ đô la Mỹ. Động thái mới của Samsung cùng các nhà cung ứng của Apple đã được báo chí quốc tế cho rằng Samsung có thể sẽ dời một phần dây chuyền sản xuất ở Việt Nam sang đất nước Nam Á này.

    [​IMG]
    Dây chuyền sản xuất smartphone của Samsung ở Noida thuộc tiểu bang Uttar Pradesh ở Ấn Độ. Ảnh: Fortune India
    Đại công xưởng tại Việt Nam

    Điện thoại thông minh (smartphone) sản xuất tại Hàn Quốc chiếm 11,4% tổng số lượng toàn cầu trong năm 2008, nhưng giảm mạnh chỉ còn 1,3% vào năm 2018. Trong thời gian đó, Samsung cũng giảm sản xuất điện thoại trong nước, từ mức 60 triệu chiếc trong năm 2008 xuống còn khoảng 20 triệu chiếc trong năm 2018.

    Samsung bắt đầu mở cơ sở sản xuất đầu tiên tại Bắc Ninh vào năm 2009 với số vốn ban đầu là 650 triệu đô la. Song song với việc mở rộng nhà máy ở Bắc Ninh. Samsung đầu tư thêm gần 7 tỉ đô la để xây dựng tổ hợp sản xuất smartphone và các xưởng vệ tinh sản xuất linh phụ kiện tại Thái Nguyên vào năm 2013.

    Samsung nói sản phẩm công nghệ cao Made in Vietnam từ hai nhà máy Bắc Ninh và Thái Nguyên chiếm hơn 50% năng lực sản xuất smartphone của họ. Phần còn lại phân bổ cho các nhà máy của Samsung ở Ấn Độ, Brazil và Indonesia và dĩ nhiên là ở Hàn Quốc, dù tỷ lệ rất nhỏ.

    Các sản phẩm của Samsung sản xuất tại Việt Nam được xuất sang 128 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó phần lớn ở Đông Nam Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Đông.
    Theo số liệu của Reuters, năm 2018 hai nhà máy xuất xưởng 173 triệu thiết bị bao gồm smartphone, máy tính bảng và đồng hồ đeo tay thông minh. Nguyên Tổng giám đốc Samsung Vietnam Shim Won Hwan nói rằng: “... Con số khổng lồ này là minh chứng rõ ràng về quyết tâm của chúng tôi biến Việt Nam thành cứ địa sản xuất điện thoại hàng đầu thế giới”.

    Mở rộng đầu tư tại Ấn Độ

    Samsung thành lập xưởng chế tạo smartphone tại Noida thuộc tiểu bang Uttar Pradesh vào năm 2018 với số vốn đầu tư 705 triệu đô la Mỹ. Báo chí quốc tế lúc đó nói đây là nhà máy sản xuất smartphone lớn nhất thế giới của Samsung, nhưng Samsung sau đó cho biết, tổ hợp smartphone với nhà máy ở Thái Nguyên và khoảng 30 nhà cung cấp linh kiện mới là lớn nhất.

    Nhà máy ở Noida có năng lực sản xuất 120 triệu máy dòng Galaxy M và Galaxy A giá rẻ. Tuy nhiên, sản phẩm này chỉ tập trung cho thị trường nội địa ở Ấn Độ mà Samsung đưa sản phẩm vào cách đây hơn 20 năm. Samsung chuyển sang sản xuất ở Ấn Độ nhằm tránh thuế nhập khẩu quá cao, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm - Business Today của Ấn Độ phân tích.

    Nỗ lực này được củng cố vào năm 2019 với việc Samsung cam kết đầu tư thêm 705 triệu đô la cho nhà máy sản xuất màn hình smartphone ở Uttar Pradesh. Dự kiến nhà máy này sẽ hoạt động trong năm 2021.

    Samsung đã đệ trình lên chính phủ Ấn Độ kế hoạch dự trù về sản xuất smartphone với tổng giá trị 40 tỉ đô la trong 5 năm tới theo chương trình Ưu đãi các dự án liên quan đến sản xuất (PLI) – theo tin của Economic Times. Tuy nhiên, hiện Samsung vẫn chưa có tuyên bố chính thức về kế hoạch này. Khoản đầu tư này lớn gấp 5 lần số vốn đầu tư của Samsung cho hai tổ hợp smartphone tại Bắc Ninh và Thái Nguyên.

    Theo Econonomic Times, hãng công nghệ khổng lồ của Hàn Quốc có thể sẽ di chuyển một phần của chuỗi sản xuất điện thoại thông minh của mình từ Việt Nam và một số quốc gia khác sang Ấn Độ. Samsung đang hoàn thiện kế hoạch để sớm bắt đầu sản xuất các thiết bị điện tử tại Ấn Độ.

    Một nhân vật biết rõ kế hoạch này nói Samsung có khả năng sẽ đa dạng hóa dây chuyền sản xuất của mình theo chương trình PLI của Ấn Độ. Điện thoại có giá xuất xưởng từ 200 đô la trở xuống sẽ chiếm hơn 25 tỉ đô la và đa số những chiếc này sẽ được xuất khẩu. Tờ báo của Ấn Độ nói rằng động thái này sẽ có tác động đến các hoạt động sản xuất smartphone hiện tại Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia và Brazil – nơi Samsung đặt nhà máy.

    [​IMG]
    Bên trong nhà máy của Samsung ở Thái Nguyên. Ảnh: Trần Việt Hưng
    “Make in India” thu hút các hãng công nghệ

    Tháng 3-2020, chính phủ Ấn Độ thông báo chương trình ưu đãi sản xuất nội địa PLI cho các hãng sản xuất đồ điện tử và thiết bị điện tử có quy mô lớn. Chương trình dành các ưu đãi 4-6% trên doanh số tích lũy trong 5 năm. Kế hoạch PLI cũng được mở rộng sang các lĩnh vực khác gồm dược phẩm, chế tạo xe, dệt may và chế biến thực phẩm.

    Bộ trưởng Truyền thông Ravi Shankar Prasad cho biết: “Tiêu chuẩn cho các hãng smartphone quốc tế là sản xuất điện thoại di động trị giá từ 15.000 rupee, khoảng 200 đô la, trong khi không có bất kỳ tiêu chuẩn nào như vậy cho các công ty nội địa. Chúng tôi hoan nghênh Apple và Samsung đến Ấn Độ và các công ty nội địa như Lava, Micromax, Padget Electronics, Sojo cũng được chào đón”. Thị trường gần 1,4 tỷ dân của Ấn Độ tiêu thụ khoảng 500 triệu chiếc điện thoại mỗi năm.

    Chính phủ Ấn Độ dành ngân khoản 5,5 tỉ đô la cho các hãng smartphone và cung cấp linh kiện. Theo các báo cáo chi tiết, các nhà sản xuất smartphone giá cao như iPhone hay Samsung dòng S có thể nhận hàng chục đô la cho mỗi sản phẩm.

    Trung bình, mỗi hãng có thể có được mức hỗ trợ cao nhất lên đến 1,1 tỉ đô la trong vòng 5 năm, tức là khoảng 220 triệu đô la/năm. Đến nay, đã có 22 hãng nước ngoài cam kết đầu tư 1,5 tỉ đô la trong lĩnh vực smartphone – tức là chỉ có dự án vừa và nhỏ, các dự án của Samsung hay các nhà cung cấp của Apple như Hon Hai Precision (Foxconn), Wistron và Pegatron chỉ là kế hoạch trên giấy.

    Các tập đoàn đa quốc gia đang nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng để né tránh tác động của thương chiến Mỹ - Trung và dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, Ấn Độ hiện vẫn chưa thật sự hưởng lợi lớn dù rằng việc mở cơ xưởng ở nước này rẻ hơn. Việt Nam là quốc gia được ưa các hãng, tập đoàn nước ngoài ưa chuộng, tiếp đó là Campuchia, Myanmar, Bangladesh và Thái Lan – theo khảo sát mới đây của Standard Chartered Plc.

    Cho đến giờ, Ấn Độ vẫn bị bỏ lại sau các nước như Việt Nam, Cambodia, Myanmar, Bangladesh và Thái Lan trong việc lôi kéo công ty nước ngoài mở hãng xưởng ở đất nước này. Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ kỳ vọng PLI có thể giúp sản xuất lượng hàng hóa trị giá 153 tỉ đô la và tạo ra một triệu việc làm mới trực tiếp và gián tiếp.

    “Dĩ nhiên, họ chắc chắn rất cân nhắc khi thực hiện dự án này, nhất là trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Từ ý tưởng và kế hoạch trên giấy đến hiện thực là khá xa”, một cựu lãnh đạo cấp cao của Samsung Vina nhận định. Ông cho rằng nếu có sự dời chuyển dây chuyền sản xuất smartphone cao cấp từ Việt Nam sang Ấn Độ hay bất cứ quốc gia thì cần thời gian và cả chi phí lớn bởi Việt Nam chiếm hơn 50% năng lực sản xuất smartphone của Samsung.

    “Samsung cân nhắc việc mở nhà máy hoặc là tại Việt Nam hoặc là ở Ấn Độ trong nhiều năm qua. Họ mở nhà máy ở Việt Nam từ 2009, và gần 10 năm sau mới mở nhà máy đầu tiên tại Ấn Độ. Tuy nhiên, tình hình có thể thay đổi. Khả năng dời sản xuất sang Ấn Độ là có thực, đặc biệt là khi Ấn Độ có nhiều ưu đãi cụ thể về tài chính và thuế, bên cạnh đó là thị trường tiêu thụ với sức mua 500 triệu máy mỗi năm, phần lớn ở phân khúc giá rẻ và trung bình. Nhưng vẫn có thể là đầu tư mới bởi nhà máy sản xuất dòng sản phẩm cao cấp như Galaxy Note 10 cần vốn đầu tư lớn hơn”, ông cho biết.


    https://www.thesaigontimes.vn/td/307176/samsung-doi-nha-may-tu-viet-nam-sang-an-do.html
    https://dantri.com.vn/kinh-doanh/ch...-la-bai-hoc-rat-dau-xot-20200822072610977.htm
     
  2. z3r0_hien_lanh

    z3r0_hien_lanh The Lone Traveler from Vault 101 ⛨ Empire Gladiator ⛨ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    27/8/06
    Bài viết:
    17,611
    Nơi ở:
    nhà Karina
    Ra rồi :5cool_still_dreamin
     
  3. dadaohochanh

    dadaohochanh Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    8/12/08
    Bài viết:
    2,973
    Đm nói như cái đầu nam dương thần kiếm. dạo gần đây nhiều thằng đéo biết làm toàn lo nói ý kiến hơi nhiều đấy.
    đkm ngành phụ trợ nó trải rộng vkl ra, chọn hướng nào phát triển mà dễ ah. Thu hút đầu tư, chính sách kiểu gì để không bị lợi dụng... nói mồm thì toàn kiểu chúng ta phải tập trung cải cách thế, cải cách thủ tục hành chính, phải có nhiều chính sách ưu đãi đúng và trúng để thu hút đầu tư. đm cái đấy thằng loz nào chẳng biết.
    đm bọn tập đoàn lớn nó chiếu trên, thằng nào thò ra chính sách có lợi cho nó thì nó nhảy vào, có thằng ngu nào kd mà chỉ mời thầu 1 nhà thầu duy nhất không. Mình phải có giới hạn, không mời gọi bằng mọi giá chứ đm miễn thuế nó 10 năm rồi 9 năm nó phủi đít đi thì mình đc cái bòi gì ngoài trở thành thiên đường thuế cho nó.
     
  4. victorhugo

    victorhugo Sam Fisher, Third Echelon Agent Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/7/05
    Bài viết:
    15,016
    Nơi ở:
    CLUB "Rung Đùi"
    Đm đúng là mấy thằng mang danh chuyên gia tư vấn =))
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  5. Hustar

    Hustar Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    1/2/16
    Bài viết:
    814
    Nó vào là nó đầu tư tiền xây nhà xưởng, thuê công nhân và còn hợp đồng bàn giao công nghệ nữa chứ
     
  6. ChuLang

    ChuLang Persian Prince

    Tham gia ngày:
    28/5/09
    Bài viết:
    3,511
    Mấy tên hô hào Đông lào thượng đẳng ko cần HQ đâu hết rồi
     
  7. T.L.A

    T.L.A Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/3/08
    Bài viết:
    4,012
    Nơi ở:
    Vũ trụ ....
    hóng combat <:-P
     
  8. thonhi

    thonhi Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    11/11/07
    Bài viết:
    228
    Qua đợt dịch vừa rồi cũng bay kha khá DN nhỏ rồi ấy :3cool_shame:
    Hóng các chiên da tạo việc làm cho công nhân mất việc :6cool_smile:
     
  9. dangkhoa12

    dangkhoa12 Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/12/04
    Bài viết:
    4,348
    Để 1 tạp đoàn lớn đầu tư cần rất nhiều chính sách phục vụ nó. Đơn cử tụi chym ngắn. tụi nó cần chính sách dài hạn 10-20 năm mmới chịu đầu tư. Mà vịt xử lý tính huống cực giảo nhưng hoạch định chính sách, chiến lược dài hạn kém lắm, tư duy nhiệm kỳ ăn vào máu rồi
     
  10. fantazy

    fantazy T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    19/5/20
    Bài viết:
    594
    Nhìn rõ ràng nhất là các dự án lớn ở VN đang bị ngưng sạch sẽ, đặc biệt là BĐS ai cũng ngồi đợi ông nào lên sau đại hội để đút tiền 1 lần. Và chính sách của mỗi lãnh đạo lên lại thay đổi để có những lợi ích riêng tốt nhất cho bản thân.
     
    ATiệp thích bài này.
  11. flame1602

    flame1602 C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/1/06
    Bài viết:
    1,875
    Nơi ở:
    Fear Street
    Cho tụi nó vào cũng phải có cách cho DN VN nhảy vào chuỗi cung ứng của chúng nó. Chứ mang nó vào, cho nó 1 núi hỗ trợ xong hết lợi thế nhân công rẻ nó lại phủi đít đi nhưa chưa có gì thì nghèo lại hoàn nghèo. DN tư nhân thì ăn hành xấp mặt, DN FDI thì ngập tràn ưu đãi. Cuối cùng nhất vẫn toàn thấy nói, đm, năm đéo nào cũng nói hay, xong toàn không thấy làm gì.
     
  12. fantazy

    fantazy T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    19/5/20
    Bài viết:
    594
    Tại sao không học cách TQ mà nhảy vào chuỗi cung ứng của nó ? TQ có sẵn cách làm mà mình copy ko được lun ấy mới đau.
     
  13. Dr.Strange

    Dr.Strange Phế nhân thiên cổ ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ CHAMPION

    Tham gia ngày:
    2/11/16
    Bài viết:
    18,132
    Nơi ở:
    Trường vuông tròn méo
    Vụ SS dời sang ấn đụ đã đính chính là éo phải mà
     
  14. mrwar

    mrwar Tét vào mông em đi ư ư

    Tham gia ngày:
    16/5/08
    Bài viết:
    4,946
    Nơi ở:
    Thiên đường tung tăng
    Phải thấy rằng có rất nhiều lí do :
    Thứ nhất SX tại Ấn Độ phục vụ cho thị trường đó nhiều và nhanh hơn là SX tại Vn.
    Thứ 2 : Ấn độ đang đẩy mạnh chính sách thu hút . do vậy các nước khác ko thể theo kịp
    Thứ 3 : Ấn độ đc kì vọng sẽ là công xưởng tiếp theo của thế giới nên các nhà đầu tư đi trước sẽ hưởng lợi lớn.
     
  15. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    27,561
    Có cl mà bàn giao :))
     
  16. JEmEL

    JEmEL Tự hào koo 1cm, 30 năm chỉ dùng để peepee Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/04
    Bài viết:
    20,207
    mềnh nhớ có cái công ty quần jean gì đó vì cho công nhân làm việc ở môi trường nhiều bui nên bị cả thế giới tẩy chay... mình nghĩ appple ko ngu vậy

    ps: mình ko làm kinh tế cũng ko ham kinh tế nên vài ý kiến mong đc chỉ bảo :D
     
  17. dangkhoa12

    dangkhoa12 Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/12/04
    Bài viết:
    4,348
    Vậy mới thấy chính sách mình hỗ trợ nhiều tụi fdi lắm
    Nói về ngành điện thì báo chí cứ bảo là ko cho doanh nnhiệp ngoài đầu tư nhingw thực tế nếu tụi nó làm như các đơn vị trong nước thì ko ai làm.
    Tụi nước ngoài yêu cầu chính sách:
    - ưu đãi thuế doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp trong nước đóng đủ
    - giá điện fix cho trọn đời nhà máy và cao hơn giá điện các nhà máy khác như điện gió bạc liêu giá trên 12cent (nhà máy khác tầm 9,8), điện mặt trời trên 10 cent (đơn vị evn chỉ được 8,5),....
    - Cam kết công suất huy động để dảm bảo có lãi. Trong khi các nhà máy phải cạnh tranh về giá để được huy động
     
  18. kylanbac91

    kylanbac91 Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN Sorcerer

    Tham gia ngày:
    13/1/06
    Bài viết:
    5,369
    Nơi ở:
    Omega Dungeon
    Hỗ trợ bọn FDI nhiều quá thì doanh nghiệp bản địa ăn b` lại không còn lại được cái gì khi bọn nó rút.
    Thu hút chứ không phải cầu xin.
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  19. Dr.Strange

    Dr.Strange Phế nhân thiên cổ ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ CHAMPION

    Tham gia ngày:
    2/11/16
    Bài viết:
    18,132
    Nơi ở:
    Trường vuông tròn méo
    Mi nghĩ sao mà nó bàn giao công nghệ cho vậy?
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  20. Daotankpro

    Daotankpro Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/3/09
    Bài viết:
    4,507
    Nơi ở:
    Scions Of Fate
    Đọc hết cả bài báo và thấy vô dụng vãi hồ bách thảo. Ngay từ đầu ông này nhận định: hy vọng các tập đoàn lớn rời TQ sang VN là không thực tế. Ok, đúng. Và tiếp theo cái cần nói là giải pháp thì ko có gì, chỉ nói chung chung,than thở. Cuối bài lại chốt là nếu phải đánh đổi thì sẽ ko chấp nhận đánh đổi. Éo mịa, chả hiểu lập trường kiểu gì luôn.
     

Chia sẻ trang này