Sao chép sự đổi mới hay những bản sao có tính đổi mới?

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Choi24h, 2/12/08.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Choi24h

    Choi24h Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    29/7/08
    Bài viết:
    474
    [​IMG]
    CalebG là người thiết kế cho một studio của Singapore chuyên phát triển game. Bài viết dưới đây của anh phân tích tại sao những game online hiện giờ lại có vẻ na ná giống nhau. Giúp chúng ta hiểu thêm một khía cạnh khá thú vị của nền công nghiệp game đầy năng động này.

    Bắt chước sự đổi mới hay bản sao có tính đổi mới ?

    Vậy sự đổi mới là gì?

    Đó là câu đầu tiên tôi sẽ hỏi bạn nếu bạn hỏi tôi thế. Bạn định nghĩa một sự đổi mới có như một đặc điểm bạn đã từng thấy trước kia trong một game? Chúng ta nói việc đổi mới đó ở đây trong game, hoặc cụ thể hơn, trong thể loại MMO.Những người chơi có nghĩ về đặc điểm sự đổi mới nếu nó có thể không ở trong game, nhưng có mặt trong những lĩnh vực khác, lại phù hợp với thể loại MMO?

    Sự đổi mới là cái gì đó bất ngờ xuất hiện khi một MMO mới ra đời và những nhà phát triển vắt kiệt sức bộ não của họ để nghĩ ra thứ gì đó mới mẻ.

    Tuy nhiên bất chấp tôi tìm kiếm thế nào, những MMO từ trước đến giờ không có quá nhiều sự đổi mới, nếu có cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

    Chúng chỉ là những cải tiến, không phải đổi mới

    World of Warcraft là ví dụ tốt nhất. Một game không được tạo ra bởi nhiều sự đổi mới như những cải tiến của sự đổi mới trước đó. Đễ dễ hiểu, những nhà phát triển gom hết những đặc điểm tốt nhất trong MMO và tạo ra một MMOG mới. Nói như thế thì không công bằng cho Blizzard. Blizzard đã tìm hiểu những game kia như thế nào sau đó cải tiến đưa vào World of Warcraft, đó không phải là nhiệm vụ dễ dàng.

    Xác định yếu tố quan trọng nhất là một việc, làm cho nó phù hợp với bạn là chuyện khác.

    Nhưng giống như âm nhạc

    trong vô vàn bản nhạc cùng thể loại, luôn có một nhà phát triển cố gắng cải tiến dòng nhạc đó, cố gắng đem vào thứ gì đó mới mẻ, sẽ rất khó. Nhưng việc phá cách đó luôn được ghi nhận.

    Và cuối cùng

    tất cả chúng ta muốn chơi thứ gì đó vui vẻ. Và nếu sự cải tiến đó làm game vui hơn với tôi, tôi chấp nhận nó. Nhưng nó không phải là tất cả vì sự cải tiếng không cần phải vui mới được.

    Và như một nhà thiết kế game

    logic của tôi cũng thế. Tôi thử tạo một game bằng lời nhé, nhảy lò cò chẳng hạn. Tôi có thể đổi mới nó hết mức như sau, bằng cách cho người chơi dùng chuột để giữ thằng bằng và những phím mũi tên để nhảy, khoản cách phụ thuộc vào thờ igian tôi đè phím mũi tên xuống và tốc độ bằng thời gian chuyển giữa mũi tên lên là xuống, tất cả hành động đó dưới góc nhìn người thứ 4. (đừng hỏi tại sao)

    Nghe có vẻ vui đấy chứ?

    Nếu những người chơi bình thường dùng nhiều thời gian để tính toán thời điểm nhả / nhấn phím, đừng nói đến chuyện giữ thăng bằng, có thể tôi sẽ có một game arcade truyền thống, nhưng nếu tôi đặt nó trong một hệ thống mới, người chơi sẽ thích nó hơn, như hệ thống level chẳng hạn?

    Và, cũng là nhà phát triển

    chúng ta biết ảnh hưởng của việc thiết kế game và sự đổi mới. Có bao giờ chúng ta nghĩ về một môi trường hoàn toàn tương tác có thể được chi phối bằng chuột, được điều khiển bằng tay, hoặc những ý tưởng điên rồ, táo bạo khác. Tôi chắc chúng ta có. Nhưng nó có khả thi không? Như phần cứng hiện giờ có khả năng đảm đương nổi không?

    Do đó chúng ta có những vấn đề khác phải lo, đó là “thượng đế”. Nếu thượng đế nói họ muốn một bản sao của WoW, chúng ta có một ít lựa chọn. Và chúng ta sẽ cực kỳ khó khăn để tạo ra nó không giống như bản sao của Wow (để khỏi vi phảm bản quyền), nhưng vẫn giữ đủ mức để làm hài lòng họ, thượng đế, những người móc hầu bao ra chi tiền cho chúng ta.



    chúng ta đã biết cách kiếm tiền. Sự hợp tác quỷ quái giữa những nhà phát triển. Nhưng tốt thôi, cuộc sống mà. Nếu chúng ta làm một game cực kỳ táo bạo, mới mẻ mà không ai chơi, làm sao chúng ta kiếm được tiền. Thật là buồn nhưng thật sự những nhà phát triển đều như thế, nên đôi lúc họ sẵn sàng “mượn” những ý tưởng của người khác.

    Buồn, không phải tất cả những nhà thiết kế đều có thể tự do sáng tạo như Richard Garriott, nôm na là có đủ tài lực để tự do làm việc đó, đôi lúc chúng ta rôi vào cái vòng lẩn quẩn do chính mình tạo ra.

    Do đó

    tầm nhìn của mọi người có những đổi mới hãy ghi lại. Hầu hết những nhà thiết kế game nghĩ về những thứ táo tạo trong cuộc sống vội vã của họ. Nhưng nếu một game được phát hành có chi tiết bạn thấy đâu đó, đừng đổ lỗi cho nó. Nếu nó làm bạn cảm thấy vui.

    Bởi vì như WoW, càng nhiều người nói nó là bản sao của game nào đó, chính bản thân họ sẽ chơi nó trước tiên, và ít nhất thì việc đó không giả chút nào.

    Và nếu ai chôm ý tưởng game lò cò của tôi, tôi sẽ kiện, vì bạn thấy nó ở đây đầu tiên mà. Tôi nghĩ thế.
    ( Theo 848.vn)
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này