Sơ lược về các công nghệ tấm nền và những cải tiến của các nhà sản xuất.

Thảo luận trong 'Máy và Linh Kiện Game' bắt đầu bởi zico113, 6/8/16.

  1. zico113

    zico113 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    2/12/13
    Bài viết:
    19
    Khi lựa chọn màn hình LCD hay LED, những chỉ số IPS, VA và TN của màn hình thường được người tiêu dùng bỏ qua. Tuy nhiên đây chính là chỉ số cấu trúc màn hình ảnh hưởng quyết định đến chất lượng hình ảnh.

    Không phải tất cả các loại màn hình LCD và LED có mặt trên thị trường sử dụng chung một cấu trúc màn hình. Sự khác biệt khi sử dụng công nghệ TN, VA hay IPS ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hình ảnh.

    Trên thị trường hiện nay, phần lớn các màn hình tầm trung và cao cấp sử dụng loại tấm nền màn hình (Panel) In-Plane Switching (IPS) hoặc Vertical Alighment (VA), trong khi các sản phẩm giá rẻ sử dụng cấu trúc tấm nền Twisted Nematic (TN).

    [​IMG]

    Màn hình cấu trúc tinh thể lỏng dạng xoắn – Twisted Nematic (TN)

    Đây là cấu trúc màn hình tinh thể xuất hiện đã khá lâu trên thị trường và phổ biến trên các dòng màn hình tầm thấp. Ưu điểm là giá rẻ nhưng khuyết điểm của loại tấm nền màn hình TN chính là ở góc nhìn rất hẹp. Nếu người dùng không ngồi đối diện thẳng với màn hình, hình ảnh và màu sắc thấy được trên màn hình sẽ trông bị nhạt đi. Lợi thế duy nhất là công nghệ cho tốc độ phản hồi nhanh nhất (phù hợp với các game FPS) nếu so với VA và IPS, tuy nhiên, sự chênh lệch này không thể hiện rõ rệt đối với người dùng.

    Tóm tắt về thế hệ TN:
    • Phổ biến ở các màn hình từ 15-19”
    • Có trong một số màn hình kích thước 28”
    • Chi phí sản xuất thấp dẫn đến chi phí bán lẻ khá thấp
    • Phổ biến ở độ phân giải 1920 x 1080
    • Thời gian đáp úng 1ms, 2ms G2G
    • Tỉ lệ tương phản 1000:1
    • Góc nhìn: 170/160 độ
    • Hỗ trợ màu sắc: 16.7 triệu màu sử dụng 6-bit màu + FRC
    • Hoạt động trên màn hình tần số quét 120Hz
    • Góc nhìn bị hạn chế
    • Màu sắc không phù hợp cho công việc
    Màn hình cấu trúc tinh thể lọc xếp dọc – Vertical Alignment (VA)

    Xét về góc nhìn, màn hình cấu trúc tấm nền VA tốt hơn nhiều TN. Nó cho phép người xem có thể thưởng thức được hình ảnh với màu sắc tốt ngay cả khi ở vị trí không phải là trung tâm của màn hình. Sự cải tiến hơn của VA là Super Pattern Vertical Alignment (gọi tắt S-PVA), được Samsung và Sony ứng dụng nhiều trên màn hình của họ, cho góc nhìn rộng và thể hiện màu đen sâu hơn.

    Sharp cũng phát triển một phiên bản riêng của cấu trúc tấm nền VA và gọi tên là Axially Symetric Vertical Alignment (viết tắt là ASV), và về cơ bản vẫn sử dụng các tinh thể lỏng xếp dọc.

    Multi-domain Vertical Alignment (MVA)
    [​IMG]
    Được phát triển bởi Fujitsu trong năm 1998 như là một công nghệ lai tạo giữa TN và công nghệ IPS. MVA cung cấp thời gian đáp ứng lên đến 25ms (rất cao so với IPS và TN), nhưng bù lại MVA có một góc nhìn rộng hơn TN (160-170 độ) và có khả năng cạnh tranh với IPS trong mảng góc nhìn này. Cùng với độ tương phản và độ sắc đen sâu sắc, thì IPS và TN vẫn chưa thể làm được như tấm nền MVA.

    Thời gian phản hồi không thể được tốt như các tấm nền TN dẫn đến MVA không thể nào phù hợp cho các trò chơi có các pha di chuyển nhanh. Với sự ra đời của RTC và công nghệ tăng tốc, thì một loạt các công nghệ cải tiến đi theo MVA được giới thiệu khá nhiều:

    Premium MVA (P-MVA) and Super MVA (S-MVA)
    MVA (P-MVA) tấm nền cao cấp được sản xuất bởi AU Optronics và Super MVA (S-MVA) của Chi Mei Optoelectronics và Fujitsu năm 1988. AU Optrotics đã thêm vào một thế hệ mới gần đây gọi tắt là AMVA và S-MVA một trong những tấm nền rất hiếm khi được sử dụng. Khi được đưa vào thị trường, các tấm nền này đã cải thiện được thời gian phản hồi, một cải tiến so với thế hệ trước đó MVA. Nhưng thời gian đáp ứng thì vẫn không thể nào nhanh như các tấm nền TN, nhưng chúng ta đã thấy được sự cải tiến khá rõ rệt trong phần giới thiệu công nghệ kế tiếp so với MVA. Một màn hình MVA có thể được xem xét để chơi game và công khai ra thị trường khi bản cập nhật của nó khá hoàn thiện.

    Trong khi một số cải tiến đã được thực hiện, nhưng vì do thuộc tính là “lai tạo” giữa TN và IPS nên màu sắc và góc nhìn của MVA vẫn chưa được tuyệt đối lắm khi so vs IPS và tốc độ phản hồi so với TN. Sẽ rất khó khi bạn quan sát những tấm nền MVA ở những góc nhìn khác nhau như lệch về bên phải hay là bên trái,…

    Sau một thời gian thì AU Optronics không còn sản xuất các tấm nền P-MVA thế hệ của MVA, mà thay vào đó là một công nghệ so với phiên bản cũ có tên gọi là AMVA.

    Advanced MVA (AMVA)
    [​IMG]

    Khoảng năm 2005, AU Optronics đã cải tiến công nghệ tấm nền MVA, gọi là “Advanced Multi Domain Vertical Alignment” (AMVA). Tấm nền AHVA (Advaced Hyper Viewing Angle, IPS), hoàn toàn khác so với các thế hệ cũ như MVA, AMVA được thiết kế để cung cấp hiệu năng cải thiện màu sắc, cải thiện các góc nhìn ở nhiều phương diện khác nhau so với VA thông thường.

    AMVA cung cấp một tỷ lệ tương phản cực cao (5000:1), trong thực tế thì đôi khi chúng ta thường thấy các màn hình có tỷ lệ tương phản 3000:1, một tỷ lệ tương phản cao sẽ giúp cho chúng ta có những chất lượng hình ảnh vượt xa so với IPS và TN.

    Tuy nhiên thì AMVA vẫn còn có một số hạn chế đó là sự lệch tâm tương phản mà các bạn thường thấy ở tấm nền VA, do góc nhìn không rộng như công nghệ IPS nhưng bù lại chi tiết màu sắc được cải thiện khá cao, cụ thể là BenQ GW2760HS sử dụng công nghệ Color Shift-free, thời gian đáp ứng tốt hơn nhiều so với các tấm nền MVA cũ nhưng vẫn không thể nào hơn được tấm nền TN.

    AUO đã phát triển công nghệ VA trong nhiều năm qua, trong thời gian phát triển thì AUO cũng đã phát triển công nghệ AMVA5 giúp cải thiện các tinh thể lỏng nâng cao tỷ lệ tương phản hơn 30% so với AMVA1 trong năm 2005.

    [​IMG]
    Các thế hệ P-MVA sử dụng 4 domain. Trong khi đó AMVA2 năm 2005 là 8 domain VA, sử dụng phương pháp ghép điện dung với một bóng bán dẫn ART có thể cải thiện màu sắc nhạt. AMVA2 là một phiên bản cái tiến của AMVA về tỉ lệ tương phản. PSA đã được áp dụng để AMVA3 cải thiện cho tấm nền VA và AMVA5 có những cải tiến trong tỉ lệ tương phản, tối ưu hóa màu sắc vật liệu học.

    Tóm tắt thế hệ MVA
    • Tấm nền MVA được thiết kế để cải thiện góc độ, thời gian đáp ứng so với TN
    • Kế đó là P-MVA và S-MVA cung cấp thời gian phản hồi được cải thiện. Tấm nền AMVA của AU Optronics có thời gian đáp ứng được cải tiến tốt hơn và tỉ lệ tương phản 3000 – 5000:1.
    • MVA của Sharp thì cung cấp tần số quét lên đến 120Hz, hỗ trợ kích cỡ màn hình lên đến 32”, độ phân giải Quad HD.
    • Không có trên màn hình tỉ lệ 21:9 và màn hình cong
    • Phổ biến ở độ phân giải 1920x1080
    • Thời gian đáp ứng trung bình (5-6ms)
    • Tần số quét 60Hz, một số hỗ trợ lên đến 120Hz.
    • Màu sắc: 16,7 triệu màu thông qua panel 8-bit
    • Thời gian đáp ứng vẫn còn chậm hơn so với TN và IPS
    • Góc nhìn không tốt như IPS / PLS.
    Patterned Vertical Alignment (PVA)
    [​IMG]
    PVA được phát triển bởi Samsung thay thế cho MVA vào cuối những năm 1990. Thông số giữa PVA và MVA rất khác nhau và PVA có thể được xem là một công nghệ độc lập, mặc dù nó có nhiều đặc điểm tương tự như VA.

    [​IMG]
    Các tinh thể lỏng của PVA có cấu trúc tương tự như MVA – các tinh thể cải thiện màu sắc nhưng góc nhìn vẫn chưa hoàn hảo, không thể nào đáp ứng được như các tấm nền TN. Với sự ra đời của MagicSpeed, thời gian đáp ứng được cải thiện rất nhiều và được so sánh với tấm nền MVA. PVA trong cũng không hỗ trợ cho những chiếc màn hình có tần số quét 120Hz.

    Super Patterned Vertical Alignment (S-PVA)
    Sự ra đời của nhiều tấm nền PVA đã dẫn đến mộ thế hệ tiếp theo đó là Patterned Vertical Alignment (S-PVA) năm 2004. Giống như P-MVA của MVA, đây cũng chỉ là một phẩn mở rộng của công nghệ PVA, nhưng với sự kết hợp của MagicSpeed các tấm nền này đã phù hợp hon cho việc chơi game, nhưng vẫn còn hạn chế đó là không thể cung cấp góc nhìn được như IPS.

    cPVA
    Vào cuối năm 2009 Samsung bắt đầu sản xuất tấm nền thế hệ mới với tên gọi là cPVA. Một công nghệ đơn giản hơn so với S-PVA, cho phép Samsung sản xuất các tấm nền với chi phí thấp hơn, làm giảm chi phí bán lẽ của họ ra thị trường. cPVA sử dụng Frame Rate Control để tạo tỉ lệ màu sắc 16,7 triệu màu (6-bit + FRC).

    Advanced PVA (A-PVA)
    Có rất ít thông tin chính thức về công nghệ này nhưng một số màn hình Samsung đã sử dụng tấm nền A-PVA vào năm 2012. Một sự thay đổi dường như không có gì sâu sắc từ S-PVA / cPVA, nhưng thuật ngữ “nâng cao” đã được thêm vào để phân biệt với các mô hình mới để cạnh tranh với công nghệ IPS của LG và công nghệ AMVA của AU Optronics.

    SVA
    Trong năm 2014 Samsung đã bắt đầu sử dụng tấm nền PVA của họ như là SVA.Một trong những những nhà sản xuất PVA còn lại duy nhất trên thị trường. Tấm nền được sử dụng trong các màn hình cong tỉ lệ 21:9 ở độ phân giải Full HD và Ultra HD.

    Tóm tắt về thế hệ PVA
    • - PVA thiết kế để thay thế cho MVA
    • - Sau đó là phiên bản nâng cấp S-PVA và cPVA làm cho thời gian phản hồi được cải thiện.
    • - PVA ngày nay rất ít được sử dụng trong màn hình máy tính hiện nay.
    • - Sử dụng trong màn hình cong với tỉ lệ 21:9
    • - Tỷ lệ tương phản 3000:1
    • - Góc nhìn: 178/178 độ
    • - Hỗ trợ màu sắc: 16.7 triệu màu sử dụng 8-bit, một số sử udngj 6-bit + FRC
    • - Thời gian phản hồi vẫn còn chậm so với TN và IPS.
    Màn hình cấu trúc tinh thể lỏng chuyển hướng trong mặt phẳng – In-Plane Switching

    [​IMG]

    I
    PS là cấu trúc tấm nền được phát triển từ LG Display, một công ty sản xuất tấm nền màn hình của LG. Thực tế, trên thị trường hiện nay chia làm 2 nhánh khác nhau của IPS bao gồm S-IPS, phổ biến và xuất hiện nhiều hơn trên các dòng sản phẩm của LG, Philips cũng như ở các thiết bị cầm tay của Apple như iPhone, iPad hay các loại smartphone khác, được đánh giá cao về màu sắc. Loại còn lại là IPS-alpha, thường thấy trên các dòng TV LED của Panasonic với lợi thế là về độ tương phản và độ sáng cao hơn S-IPS.

    Tuy vậy, điểm hạn chế của màn hình IPS là khả năng thể hiện độ sâu đen không bằng được VA.


    [​IMG]

    Super-IPS (S-IPS)
    [​IMG]
    Các công nghệ IPS ban đầu đã trở thành một nền tảng cho một số cải tiến đi theo sau đó, cụ thể là: Super-IPS (S-IPS), Dual Domain IPS (DD-IPS), và Advanced Coplanar Electrode (ACE). Công nghệ DD-IPS thuộc về IBM và ACE thuộc về Samsung và độ phổ biến của nó là dường như không có. Việc sản xuất các tấm nền ACE phải dừng lại, trong khi đó DD-IPS đến từ IDTech, liên doanh của IBM và Chi Mei Optoelectronics – những mô hình đắt tiền cùng với độ phân giải cao len lỏi vào thị trường tiêu dùng. NEC cũng sản xuất các tấm nền IPS của họ dưới các nhãn hiệu như A-SFT, A-AFT, SA-SFT và SA-AFT, nhưng các tấm nền của họ không có gì đặc sắc hơn ngoài việc dựa vào công nghệ S-IPS trước đó.

    [​IMG]

    Năm 1998 LG bắt đầu sản xuất các tấm Super-IPS, công nghệ dựa trên những thế mạnh của IPS bằng cách sử dụng liên kết tinh thể lỏng tiên tiến “multi-domain”. Kể từ thời điểm đó thì S-IPS phát triển một cách rộng rãi và phổ biển trong các màn hình hiện đại, thời điểm này thì công nghệ S-IPS rất rẻ khi nằm ở các kích thước từ 19-30”. Thời gian đáp ứng là một trong những hạn chế nghiêm trọng của công nghệ IPS – tấm nền đầu tiên chạm ngưỡng 60ms, sau đó các kỹ sư đã chuyển xuống được 25ms và sau đó là 16ms. Trong thời điểm này thì tỉ lệ tương phản là một con số đáng ngại dành cho S-IPS vì con số này ban đầu được đưa ra khá thấp (500 – 600:1) nhưng dần về sau thì cũng đã có những cải thiện đáng kể từ các kỹ sư LG.

    Enhanced and AdvancedS-IPS (E-IPS and AS-IPS)\

    Đôi khi bạn sẽ thấy được những công nghệ tương tự S-IPS được sử dụng, nhưng S-IPS vẫn được sử dụng rộng rãi cho modern IPS. Năm 2002 Advanced Super IPS (AS-IPS) ra đời đã làm tăng lượng ánh sáng truyền từ đèn nền tăng khoảng 30% so với công nghệ S-IPS được phát triển vào năm 1998, nhưng điều này vẫn không giúp được nó cạnh tranh với các tấm nền VA. Năm 2005 với sự ra đời của công nghệ RTC (Overdrive Circuitry – ODC), LG.Display bắt đầu sản xuất (E-IPS, khác so với e-IPS nhé). Lúc này thời gian phản hồi chỉ còn lại là 5ms.

    [​IMG]

    Enhanced S-IPS xây dựng dựa trên công nghệ S-IPS, cung cấp góc nhìn 178 độ từ dưới lên trên và 2 bên màn hình. Bạn sẽ rất ít thấy E-IPS được sử dụng, chỉ có “Advanced S-IPS (AS-IPS) được sử dụng trong màn hình NEC 20WGX2 vào năm 2006. AS-IPS cũng được Hitachi sử dụng trong một số thế hệ IPS của họ trước đó.

    Horizontal-IPS (H-IPS)
    Năm 2006 – 2007 LG.Display đã thay đổi cách bố trí điểm ảnh được tạo thêm từ (H-IPS). Trong thuật ngữ đơn giản, các nhà sản xuất đã giảm chiều rộng điện cực để giảm rò rỉ ánh sáng, và điều này đã lần lượt tạo ra một cấu trúc điểm ảnh mới.

    Một số tấm nền IPS sử dụng trong các màn hình cao cấp được trang bị công nghệ Advanced True Wide (A-TW) giúp cải thiện sắc đen từ góc nhìn rộng. Tuy nhiên phân cực A-TW không có trong mô hình H-IPS, cũng là một trong những công nghệ hiếm hoi xuất hiện ở thị trường.


    [​IMG]

    LG.Display hoàn toàn không làm tài liệu tham khảo cho phiên bản H-IPS này, nhưng hầu hết các IPS hiện đại thì đều sử dụng công nghệ H-IPS, một ví dụ cho thấy đó là NEC đã sử dụng H-IPS trong 2 chiếc màn hình mang tên LCD2690WXUi2 và LCD3090WUXi.

    e-IPS

    Trong năm 2009, LG.Display bắt đầu phát triển một thế hệ mới mang tên gọi là e-IPS, tấm nền tiêu biểu của H-IPS. Ở tấm nền này thì học đơn giản hóa cấu trúc sub-pixel so với H-IPS (tương tự như cPVA so với S-PVA) và tăng ánh sáng. Làm vậy họ đã giảm được chi phí sản xuất bằng cách tích hợp các tấm nền với chi phí thấp hơn, đèn nền điện năng thấp hơn. Điều này làm cho khả năng cạnh tranh của họ được nâng cao khi so sánh cùng với tấm nền TN và cPVA của Samsung.

    Hạn chế của e-IPS so với S-IPS là góc nhìn nhỏ hơn một chút, các điểm ảnh màu đen trên e-IPS sẽ biến thành những màu xám.

    Chữ “e”trong biến thể này có thể được xem là “economic (kinh tế)” vì bản chất của nó khi ra đời là giữ cho chi phí sản xuất và chi phí bán ra thấp.

    UH-IPS và H2-IPS

    Một cái tên có vẻ như được giới thiệu vào khoảng thời gian 2009-2010. Có thể UH-IPS là viết tắt của Ultra Horizontal-IPS, như một bạn cập nhật của H-IPS là e-IPS. Một sự khác biệt nhỏ ở đây đó chính là các điểm ảnh phụ có tỉ lệ độ mở lên đến hơn 18% nhằm mục đích duy trì độ sáng và giảm đèn nền LED.

    [​IMG]
    S-IPS II

    Một thuật ngữ được sử dụng bởi một số nhà sản xuất vào năm năm 2010 với sự ra mắt của màn hình IPS. Tấm nền “S-IPS II” có tỷ lệ độ mở thậm chí còn cao hơn so với UH-IPS (cao hơn 11.6%), tiếp tục cải thiện độ sáng và độ tương phản giúp tiết iệm năng lượng.

    Performance IPS (p-IPS)

    Đây là một cái tên được NEC giới thiệu vào đầu năm 2010 với hàng loạt series PA từ 24-30” (PA241W, PA271W và PA301W) sử dụng tấm nền Performance IPS. Thực tế thì p-IPS chỉ là một biến thể của công nghệ H-IPS, được tạo ra để NEC phân biệt các models “10-bit” của họ. Thực sự ra thì 10-bit đó là sự kết hợp của 8-bit màu + module FRC cho khả năng màn hình có thể sản xuất một bảng màu 1,07 tỷ nhưng không phải là một 10-bit màu thật sự.

    Một tấm nền 10-bit màu có rất ít trên thị trường vì chi phí của nó khá cao, nhưng hãy cẩn thận rất có thể bạn đang sử dụng kết hợp từ chuẩn màu 8-bit + FRC.

    Để xem được độ sâu màu 10-bit thì bạn cũng phải cung cấp một hệ thống máy tính, hệ điều hành, card đồ họa và phần mềm thích hợp để xem được các hiển thị theo chuẩn màu 10-bit cùng với Display Port.

    Advanced High-Performance IPS (AH-IPS)
    Thuật ngữ này được giới thiệu bởi LG.Display vào năm 2011 và chủ yếu được sử dụng trong các tấm nền nhỏ như là sử dụng trong máy tính bảng và các thiết bị di động. Thuật ngữ “Retina” của Apple cũng được sử dụng để mô tả cho những tấm nền mới này, tăng độ phân giải và độ PPI. Ngoài ra tấm nền AH-IPS sẽ truyền tải ánh sáng lớn hơn và tiêu thụ điện năng thấp hơn. Thị trường màn hình máy tính lúc bấy giờ đa phần cũng sử dụng AH-IPS đặc biệt là năm 2014/2015. Thời gian phản hồi cũng cải thiện đáng kể (5ms G2G), vẫn không đủ khả năng cung cấp các trải nghiệm trong các trường hợp chơi game mặc dù tần số quét đã được cải thiện.

    Tấm nền IPS của LG.Display xuất hiện rất nhiều trong các màn hình có độ phân giải lớn như Ultra HD (3840 x 2160), 5k (5120 x 2880), không chỉ ở độ phân giải lớn mà IPS còn được đầu tư vào các màn hình tỉ lệ siêu rộng 21:9 với kích thước lên đến 34”.

    Plane to Line Switching (PLS) / Super-PLS (S-PLS)

    [​IMG]

    PLS được giới thiệu bởi Samsung vào năm 2010, mục đích ra đời của nó là để cạnh tranh với công nghệ IPS đã ra mắt trước đó khá lâu của LG.Display. So với IPS thì PLS của Samsung đã giảm thiểu được 15% cho chi phí sản xuất. Mãi cho đến đầu năm 2011 thì chiếc màn hình đầu tiên sử dụng công nghệ PLS có tên gọi là Samsung S27A850D. Một công nghệ có thể nói cạnh tranh từ điểm ảnh cũng như góc nhìn đã làm cho PLS của Samsung (các lớp phủ ánh sáng được sử dụng các tấm nền AH-IPS từ LG.Display) được chú hơn vì giá tiền hợp lý.

    Phần lớn Samsung đã chuyển tập trung sản xuất từ PVA sang dành cho PLS, các kích cỡ màn hình từ 23-27” với độ phân giải lên đến 2560 x 1440. Ngoài ra ở độ phân giải Ultra HD 3840 x 2160 có một màn hình kích thước 31,5” nhưng vẫn chưa thấy được sự xuất hiện của các màn hình cong mang tỉ lệ 21:9.

    Advanced PLS (AD-PLS)

    Trong năm 2012, một số màn hình dựa trên công nghệ PLS được bán ra thị trường với cái tên được sử dụng là “AD-PLS”. Bảng điều khiển AD-PLS này vẫn chưa cho thấy được sự khác biệt so với PLS trước đó, tuy nhiên đây có thể là một thiết kế để chạy đua với AH-IPS của LG.Display.

    Tóm tắt về thế hệ IPS
    • - IPS được thiết kế cho những người đam mê màu sắc
    • - S-IPS cải thiện thời gian đáp ứng. Độ tương phản vẫn còn là một vấn đề
    • - H-IPS thay đổi cấu trúc điểm anh, cải thiện thời gian đáp ứng với overdrive, tỷ lệ tương phản được cải thiện.
    • - e-IPS và các biến thể khác của H-IPS giúp giảm chi phí sản xuất
    • - p-IPS phát triển để cung cấp 10-bit hỗ trợ độ sâu màu
    • - AH-IPS là thế hệ được sản xuất bởi LG.Display
    • - Alternative IPS giống như công nghệ được giới thiệu bởi Samsung (PLS) và AU Optronics (AHVA)
    • - IPS nằm trong các độ phân giải màn hình 4K và 5K
    • - PLS của Samsung có độ phân giải Quad HD với kích thước 27”, Ultra HD với kích thước 31.5”
    • - AHVA của Optronics có độ phân giải Ultra HD với kích thước 32”
    • - Thời gian đáp ứng 5ms G2G
    • - Tỉ lệ tương phản 1000:1
    • - Góc nhìn: 178/178 độ
    • - Hỗ trợ màu sắc 16.7 triệu màu thông qua tấm nền 8-bit màu hoặc 6-bit + FRC
    • - Hỗ trợ màu sắc 1.07 triệu màu thông qua tấm nền 10-bit màu hoặc 8-bit + FRC
    • - Góc nhìn rộng
    • - Thời gian đáp ứng tốt hơn so với VA
    • - AHVA có thể hỗ trợ các màn hình có tần số quét 144Hz
    Các công nghệ IPS luôn đứng đầu khi nói về tái tạo màu sắc và góc nhìn. Đây là một trong những lý do tại sao IPS thường được xem là lựa chọn ưu tiên cho công việc nhất là trong thiết kế, góc nhìn rộng là thế mạnh khác của IPS (178/178 độ).

    Như công nghệ đã được ra đời hoàn toàn khác biệt là PLS của Samsung thì AU Optronics cũng đã đầu tư vào công nghệ IPS của họ, được đặt tên là AHVA. Công nghệ này được thiết kế bởi AU Optronics như là để thay thế cho IPS. Trong việc ra mắt công nghệ công nghệ của mình thì AU Optronics vẫn còn ngạc nhiên vì người dùng vẫn còn lầm tưởng AHVA là VA, một công nghệ cũng đã được AU Optronics sản xuất từ nhiều năm trước. BenQ BL2710PT là màn hình đầu tiên sử dụng tấm nền AHVA cho một cái nhìn sâu sắc giống như tấm nền IPS của LG.

    [​IMG]

    Cụ thể vào năm 2015 AU Optronics cũng đã chính thức phát hành công nghệ AHVA của mình lên màn hình có tần số quét 144Hz. Không dừng lại ở việc trang bị ở những tần số quét cao mà nó còn được sử dụng ở nhiều kích thước khác nhau nữa (từ 23.8” lên đến 32”) và một điều cần thiết nữa đó là độ phân giải của màn hình lên đến Ultra HD 3840 x 2160. Ngoài màn hình phẳng, họ cũng đã chuyển sang một hướng mới đó chính là phát triển tấm nền của mình lên những chiếc màn hình cong với tỉ lệ 21:9.

    VA (Vertical Alignment) công nghệ như S-PVA/ MVA, giúp tái tạo màu sắc tốt hơn và góc nhì rộng hơn so với panel TN nhưng vẫn không thể nào bằng IPS, còn so với TN thì thời gian phản hồi vẫn chậm hơn. Thời gian đáp ứng nói chung là tệ hơn TN và IPS, do đó nó công nghệ VA không được xem là lựa chọn tốt nhất cho các game tốc độ nhanh.

    Cùng một phiên bản VA thì AU Optronics đã ra mắt công nghệ VA thế hệ thứ 5 AMVA+ (Advanced Multi-Domain Vertical Alignment Plus) bảng điều khiển hỗ trợ chuẩn màu 8-bit. AMVA+ sẽ cung cấp một tần số quét 60Hz, giúp bạn có được những hình ảnh mượt hơn cùng với độ tương phản tĩnh 3000:1 và góc nhìn lên đến 178 độ với cả chiều dọc và ngang thì đây là một công nghệ tấm nền có thể được xem là khá có tiềm năng với IPS. Ngoài ra các đèn nền cũng được thiết kế với chuẩn WLED, cung cấp một không gian màu sRGB cao.

    [​IMG]

    Màn hình BenQ cũng đã sử dụng công nghệ tấm nền AMVA+, cung cấp một màu sắc tốt cho chất lượng hình ảnh tốt để phục vụ nhu cầu công việc, giải trí,… Một trong những điều đáng quan tâm nữa là, nếu bạn quan tâm đến giá cả cùng công nghệ mới thì có lẽ những chiếc màn hình sử dụng tấm nền AMVA+ sẽ là một lựa chọn có thể làm cho bạn hài lòng.

    Tóm tắt về công nghệ tấm nền

    S-IPS / H-IPS / Super PLS tấm nền được đánh giá khá cao trong tất cả các tấm nền nhưng giá của chúng khá đắt, người dùng rất khó để trang bị cho hệ thống.

    S-PVA / MVA / Va tấm nền tầm trung, cung cấp tái tạo màu sắc, góc nhìn tốt hơn so với tấm nền TN, có thời gian đáp ứng chậm hơn so với TN, cung cấp tỷ lệ tương phản tốt. Giá cả hợp lý hơn so với IPS.

    Tấm nền TN thì giá rất rẻ và có thời gian đáp ứng nhanh nhất, nhưng khả năng tái tạo màu sắc kém hơn, chỉ số tương phản và góc nhìn cũng thấp. Phần lớn các màn hình sử dụng tấm nền TN này thường là cấp thấp và rất rẻ.
     
  2. lupbr4

    lupbr4 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    18/6/15
    Bài viết:
    8
    mà chơi game thấy cần thiết nhất vẫn là TN.
     
  3. dongdo2a3

    dongdo2a3 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    7/5/16
    Bài viết:
    1
    bài này hay và có ích thiệt.
     
  4. duythanhkk

    duythanhkk Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    7/5/16
    Bài viết:
    0
    Đù, giờ mới biết AHVA không phải là VA đó giờ mình vẫn làm tưởng là AHVA là một nhánh nhỏ của VA để dành cho các phân khúc.
     

Chia sẻ trang này