So sánh ưu điểm và nhược điểm của các loại thớt phổ biến trên thị trường

Thảo luận trong 'Sản phẩm điện tử' bắt đầu bởi Đồ Gia Dụng Nhập Khẩu, 8/6/21.

  1. Đồ Gia Dụng Nhập Khẩu

    Đồ Gia Dụng Nhập Khẩu Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    9/4/21
    Bài viết:
    0
    [​IMG]

    Thớt là một vật dụng không thể thiếu trong bất kỳ gian bếp nào. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thớt khiến các bà nội trợ băn khoăn không rõ nên dùng thớt loại nào tốt. Cùng Chef Studio tìm hiểu các ưu và nhược điểm của các loại thớt để có sự so sánh và lựa chọn nhé.

    Thớt gỗ
    Đây là loại thớt được sử dụng phổ biến nhất bởi thớt gỗ có độ bền cao. Trên thị trường hiện nay có các loại thớt gỗ tự nhiên, thớt gỗ teak, gỗ xà cừ, gỗ ép với những ưu và nhược điểm nhất định.

    Ưu điểm:
    - Trọng lượng nặng, không trơn khi cắt thái, độ đàn hồi cao nên phù hợp để chặt xương, thịt cần tác dụng lực lớn;

    - Không ảnh hưởng đến lưỡi dao;

    - Có tính kháng khuẩn;

    - Thân thiện với môi trường;

    [​IMG]

    Thớt gỗ Teak an toàn cho sức khỏe và có tính thẩm mỹ cao

    Nhược điểm:
    - Không thể sử dụng trong máy rửa bát;

    - Dễ bị cong, vênh, nứt, tạo mùn, mốc trên bề mặt;

    - Yêu cầu vệ sinh, bảo quản khó hơn;

    - Nếu thớt gỗ đã bị nứt dễ bị thấm nước khiến vi khuẩn sinh sôi;

    Thớt tre
    Thớt tre được sản xuất từ tre luồng, một loại tre quý và có giá trị kinh tế cao. Tuổi đời cây tre được chọn từ 3 năm trở lên. Người ta sẽ ép các nan tre ở nhiệt độ cao, áp suất lớn rồi mang đi hấp, sấy khô, bôi keo nhằm tạo ra các tấm thớt chắc chắn.

    Ưu điểm
    - Bề mặt láng mịn, giúp dễ dàng vệ sinh và lau khô sau khi dùng;

    - Thớt tre không dễ bị mốc như thớt gỗ;

    - Thớt khá nhẹ, dễ dàng cầm và di chuyển;

    [​IMG]

    Thớt tre có trọng lượng nhẹ và dễ dàng sử dụng, vệ sinh

    Nhược điểm
    - Độ bền không cao, có thể bị nứt sau thời gian sử dụng nếu thường xuyên cắt vật cứng. Vì vậy, thớt tre chỉ phù hợp để cắt, băm những nguyên liệu mềm;

    - Dễ sinh vi khuẩn do có nhiều khe nhỏ;

    - Thông thường, trong thớt tre có chứa formaldehyde dù cực kỳ nhỏ nhưng cũng có thể gây hại đến sức khỏe. Vì vậy, khi mới mua thớt hãy rửa sạch, phơi nắng trước nhé;

    Thớt nhựa
    Dùng thớt loại nào tốt? Trong danh sách này chúng ta không thể không nhắc đến thớt nhựa - loại thớt rất phổ biến trong nhiều căn bếp Việt. Loại thớt này thường được làm bằng hai chất liệu nhựa chính là PP và PE.

    Ưu điểm
    - Trọng lượng nhẹ, dễ dàng cầm và di chuyển;

    - Nhiều màu sắc, hoa văn;

    - Không thấm nước, không tạo mùn, không bị mục;

    - Có thể sử dụng trong máy rửa bát;

    [​IMG]

    Thớt nhựa tuy có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng không nên sử dụng để thái thực phẩm nhiều chất béo

    Nhược điểm
    - Không chịu được lực quá lớn, không phù hợp để chặt xương, thịt;

    - Không nên dùng để thái thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ vì rất khó làm sạch;

    - Sử dụng lâu ngày sinh nhiều vi khuẩn;

    - Mùi thức ăn bám trên thớt lâu và khó làm sạch;

    Thớt silicon
    Thớt silicon có lẽ là nghe vẫn khá lạ lẫm trong danh sách thớt nào tốt. Tuy nhiên, loại thớt làm từ silicon dẻo này lại có rất nhiều điểm nổi trội.

    Ưu điểm
    - Silicone khá mềm nên bảo vệ được độ sắc, bén của dao;

    - Thớt dẻo có thể cuộn, gấp dễ dàng giúp đổ nguyên liệu vào nồi, chảo mà không lo vây ra ngoài;

    - Silicone kháng khuẩn đảm bảo an toàn cho sức khỏe;

    - Vệ sinh, bảo quản dễ dàng. Thớt silicone có thể trụng qua nước sôi hoặc cho vào máy rửa bát mà không lo sản sinh ra chất gây hại cho sức khỏe;

    [​IMG]

    Thớt Silicon có tác dụng kháng khuẩn tốt

    Nhược điểm
    - Thớt mỏng nên chỉ dùng để chặt, thái nguyên liệu mềm

    - Có mùi khó chịu khi mới mua về, bạn cần rửa nhiều lần để khử mùi

    Thớt đá
    Thớt loại nào tốt? Khi điểm danh các dòng thớt trong danh sách này, chúng ta không thể bỏ qua thớt đá. Chất liệu làm nên loại thớt này thường là tấm phẳng bằng đá cẩm thạch, đá granit hoặc đá nhân tạo.

    Ưu điểm
    - Thân thiện với môi trường

    - Dễ lau chùi, không bị mốc

    - Bề mặt cứng

    [​IMG]

    Thớt đá cực kỳ thân thiện với môi trường

    Nhược điểm
    - Nặng và rất dễ vỡ

    - Khi chặt, thái gây âm thanh khó chịu, có thể làm hỏng dao

    Thớt thuỷ tinh
    Thớt thủy tinh làm từ thủy tinh chịu lực có độ trong suốt. Loại thớt này khá mới mẻ và mang đến vẻ đẹp độc đáo.

    Ưu điểm
    - Thớt kính không bị cong vênh, chống oxy hóa

    - Độ bền cao, không tạo mùn sau thời gian sử dụng

    Nhược điểm
    - Nếu không phải thớt kính cường lực thì không thể dùng để chặt thịt, xương vì rất dễ vỡ

    - Dễ làm cùn dao

    - Âm thanh khó chịu

    Thớt vỏ trấu
    Nguyên liệu cấu thành loại thớt này là từ vỏ trấu xay và hạt nhựa PP. Bề mặt loại thớt này trông gần giống như gỗ nhưng khó xước hơn và bảo vệ lưỡi dao tốt cũng như có nhiều điểm ưu việt:

    Ưu điểm
    - Nguyên liệu tự nhiên thân thiện với môi trường;

    - Hạn chế bị nấm mốc, mùi hôi;

    - Trọng lượng nhẹ;

    [​IMG]

    Thớt vỏ trấu làm từ vỏ trấu xay và hạt nhựa PP

    Nhược điểm
    - Dễ trầy xước và biến dạng;

    Thớt inox
    Thớt inox làm từ inox 304 có chứa 18% crom và 10% niken, còn lại là sắt và các thành phần khác. Inox 304 được đánh giá là loại inox tốt nhất, không bao giờ bị han gỉ và có khả năng chống oxy hóa cao nhất.

    Ưu điểm
    - Có độ bền, đẹp, luôn sáng bóng hạn chế cong vênh, trầy xước;

    - Không tạo mùn;

    - Khả năng kháng khuẩn và vệ sinh tốt;

    Nhược điểm
    - Do tính dẫn nhiệt tốt nên đồ ăn nóng khi đặt lên thớt sẽ nguội nhanh và đồ đông đá cũng rã đông nhanh;

    Trên đây là những review chi tiết của Chef Studio giúp các bà nội trợ có thể giải đáp thắc mắc nên dùng thớt loại nào tốt. Bạn hãy cân nhắc, so sánh ưu nhược điểm của từng loại cũng như nhu cầu của bản thân để lựa chọn nhé.

    Hãy liên hệ ngay Chef Studio để đặt hàng và được tư vấn chi tiết.

    Chef Studio tự hào là đơn vị sản xuất và phân phối chính hãng thớt gỗ Teak hàng Việt Nam xuất khẩu.

    [​IMG]

    CHEF STUDIO

    Hotline: 084 888 18 00

    https://www.facebook.com/chefstudio.vn
     

Chia sẻ trang này