Sự thật đằng sau ly nước mía được quảng cáo siêu sạch

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi phukiennhat, 23/3/17.

  1. phukiennhat

    phukiennhat Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    1/2/16
    Bài viết:
    0
    Sự thật đằng sau ly nước mía được quảng cáo siêu sạch

    Chỉ với 5000 đồng là có một ly nước mía thơm mát. Tuy nhiên, đằng sau những ly nước mía mát lạnh đó là khâu chế biến chỉ nhìn bằng mắt thôi cũng khó thấy sạch.
    Ở hầu hết các tuyến đường khu vực TP.HCM, những quán nước mía mọc lên như nấm. Chỉ cần một chiếc xe đẩy gắn máy ép mía, vài bộ bàn ghế nhựa cùng ly, cốc kèm biển quảng cáo “Nước mía siêu sạch” là đã có thể mở bán nước mía dọc lề đường.

    Trên thực tế, hiện nay nhu cầu tiêu thụ nước mía của người dân khá cao, bởi đây là một loại thức uống giải khát quen thuộc, dân dã. Đồng thời, theo quan niệm của nhiều người, nước mía có giá rẻ, lại không chứa hóa chất sẽ an toàn cho sức khỏe bản thân.

    Bạn Quỳnh Như, sinh viên trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình II cho biết: “Mình thường xuyên uống nước mía, mình thấy uống ngon, mát mà giá cả lại phù hợp với sinh viên”.

    “Thấy rẻ, mát thì mình uống thôi chứ mình không biết được quy trình chế biến có đảm bảo an toàn vệ sinh hay không?” Anh Khải An, ngụ quận 8, TP.HCM chia sẻ.

    Tuy nhiên, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong những ly nước mía được quảng cáo “siêu sạch” là điều rất đáng lưu tâm. Loại đồ uống này từ lâu đã được cảnh báo là chứa nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh, do từ khâu róc mía, chuyên chở, giao hàng đến chế biến đều không đảm bảo vệ sinh.

    Trong vai người muốn kinh doanh nước mía, phóng viên đã tìm đến một vựa chuyên cung cấp mía trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh để hỏi mua. Theo quan sát, những thân mía được chủ vựa nhập về vứt la liệt. Mía không được rửa sơ chế, công đoạn tách, nạo vỏ mía thực hiện bằng máy cũ kĩ, dơ bẩn. Từng khúc mía thành phẩm được vứt dưới nền nhà, vỉa hè hoặc nằm ngổn ngang trộn lẫn với vỏ bẩn đã được nạo ra.









    [​IMG]
























    Quá trình vận chuyển mía đến các cửa hàng nước mía đều không được che đậy, mặc bụi bặm mưa nắng.















    Bám theo một người phụ nữ mua mía, phóng viên chứng kiến quá trình sau khi mía được nhập về quán, người bán hoàn toàn không rửa lại. Thậm chí, mía còn được ngâm vào những sô nước đặc sệt chuyển màu không rõ nguồn gốc để tránh bị nhạt hay mất nước. Ngay cả những thân mía không bị ngâm nước thì cũng được đặt một cách hớ hênh không che đậy, mặc ruồi nhặng bu quanh.

























    [​IMG]















    Dù mang danh là “siêu sạch”, nhưng nhìn vào quy trình chế biến những ly nước mía tại đây, bất cứ ai cũng sẽ có chung nhận định là siêu bẩn. Máy ép mía không được che chắn, bã mía vương vãi khắp nơi. Người xay mía sau khi thoăn thoắt bỏ khúc mía vào máy ép thì rửa tay qua loa trong chậu nước đục ngầu rồi chùi vội lên chiếc áo mặc trên người. Tiếp theo đó là dùng tay bốc đá, rồi đổ nước mía ra những chiếc ly thủy tinh xỉn màu, bưng cho khách.

    Ngay cả máy ép nước mía cũng có cấu tạo làm cho người bán không thể chà rửa được các bộ phận bên trong, mà chỉ có thể xịt nước sơ sơ ở bên ngoài. Vì vậy, một chiếc máy ép nước mía có thể sẽ được sử dụng qua nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm mà chẳng được người bán vệ sinh kỹ càng.




























    [​IMG]















    Thêm nữa, nước mía với thành phần chủ yếu là mật mía ngọt có sức hút mãnh liệt với các loại côn trùng có hại như ruồi, nhặng, dĩn. Đây là những nguồn gây bệnh tiêu chảy và truyền nhiễm nguy hiểm.

    Theo tìm hiểu của phóng viên, đã có nhiều vụ nhập viện do uống phải nước mía kém chất lượng. Tuy nhiên, do giá thành rẻ cùng với mức độ gây hại tức thời còn nhẹ nên nhiều người vẫn thờ ơ khi sử dụng loại nước uống này mà không kiểm tra kỹ nguồn gốc của nó.

    Trao đổi về nước mía có siêu sạch như nhiều người bán quảng cáo hay không? Bác sĩ Trần Văn Ký - Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam cho biết: “Nước mía được quảng cáo là siêu sạch trên thị trường nhưng tôi có thể nói rằng siêu bẩn thì đúng hơn. Vì cây mía được người ta róc vỏ ở những nơi dơ bẩn. Nơi bán nước mía thì máy ép được sử dụng ngày này qua ngày khác mà không vệ sinh, vi khuẩn và nấm mốc phát triển ở trong máy. Những nấm khuẩn này theo nước mía thâm nhập vào cơ thể, trở thành nguồn gây bệnh tiêu chảy và truyền nhiễm nguy hiểm”.




























    [​IMG]















    Bên cạnh những quầy hàng chất lượng được người bán quan tâm đảm bảo ATVSTT thì vẫn còn đó nhiều người bán sản phẩm nước mía thiếu ý thức trong khâu vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

    Thực tế, các tiệm bán nước mía có quy mô nhỏ lẻ nên ít khi bị cơ quan chức năng giám sát. Tuy nhiên, trước sự phổ biến của nước mía trong đời sống hiện nay và nhiều vấn đề mất an toàn vệ sinh đang diễn ra đòi hỏi cần phải có sự quan tâm thấu đáo để đảm bảo ATVSTT đối với mặt hàng nước uống ngon, rẻ này.

    Nguồn : su that dang sau ly nuoc mia duoc quang cao sieu sach

    Xem thêm các tin tức mới nhất về








     

Chia sẻ trang này