. Rất nhiều người công nhận Game ngày nay có sức ảnh hưởng rất lớn ,có thể vượt qua cả điện ảnh . Nhiều thanh thiếu niên ngày nay chơi game với một niềm say mê rất lớn trong khi điện ảnh không thể mang lại cho bọn họ niềm say mê lớn đến như vậy . Đọc báo thấy nói doanh thu của Game đã vượt qua cả điện ảnh Hollywood .
Nói thì thế chứ,thực ra điện ảnh vẫn đại chúng hơn game rất nhiều.Nhà ai cũng có 1 cái tivi nhưng không phải nhà ai cũng có computer
Đề tài thì được, nhưng viết dạo đầu chán quá :O) Nếu mà chỉ xét về phương diện "say mê", say mê ở đây là sao? Say mê game thì có thể (mà thường người ta hay nghĩ đến) say mê theo kiểu "cày" game, phá hết bí mật của game, các đồ hiếm, hay luyện level, vân vân... Hay "say" ở đây là mang cái nghĩa khác, say về nội dung game, về âm nhạc, đồ họa hay cốt truyện của game? Còn "say" phim thì chỉ có thể là đam mê gắn bó với một bộ phim thực sự, một bộ phim kinh điển, phải mang đầy đủ các yếu tố để đạt hàng "classical" như nội dung, chiều sâu, nhân vật, âm nhạc, thuật phối cảnh, v.v... Nói chung, theo quan điểm cá nhân, hai ngành công nghiệp giải trí này tuy có nét tương đồng nhau, nhưng khó có chuyện game thế chỗ phim ảnh đâu :O). Vì chung quy, xét cho cặn kẽ thì giữa chúng vẫn còn nhiều điểm khác xa nhau lắm
cái này khá giống cái tui nghĩ. "Say mê" ở đây ko phải là "cày" ngày đêm (cái đó ko gọi là say mê, cái đó gọi là hủy hoại văn hóa Video games). Tai sao chúng ta lại dùng từ "say" ? Trước hết, từ điển tiếng việt định nghĩa "say" là "trạng thái mất cân bằng, choáng váng, có thể có sự thích thú và sản khoái do tác động bên ngoài". Con người ta có thể "say" bất cứ thứ gì thoải mãn nhu cầu của họ ở mức cao, ví dụ như nhạc, thơ văn, phim ảnh, games ... Khi "say" 1 cái gì đó tức là khi được thưởng thức cái hay cái đẹp về nó thì ta cảm thấy thích thú, ngây ngất đặc biệt là trân trọng, có ý thức gìn giữ nó, phát triển nó ... khi thấy cái xấu, cái tiêu cực thì tự ắt sẽ có xu hướng ý kị, loại trừ ... Như mình nói, "say" ở đây được hiểu nôm na theo nghĩa "sự thỏa mãn nhu cầu ở mức cao độ". Cho nên, âm nhạc, hội họa, điện ảnh và games hay bất cứ thứ gì cũng không thể nào đem lên bàn so kè coi cái nào hấp dẫn hơn cái nào. Cảm giác 1 người đam mê điện ảnh khi được xem những bộ phim xuất sắc cũng đê mê như một người chơi game thật sự thưởng thức được 1 game hay... Cuối cùng cũng tiện thể nói luôn. Game là 1 nghệ thuật, người chơi game là nghệ sĩ ! Cho nên, dứt khoái không chấp nhận sự cẩu thả, loại trừ hiện tượng "sặc mùi tiền" và chơi game có ý thức để giá trị giải trí và "nghệ thuật" không bị hạ thấp !
game, film và âm nhạc mỗi lĩnh vực đều có sức hút riêng, dù ảnh hưởng của từng cái có lớn đến mấy thì cũng ko thể lấn sang nhau được nhu cầu của mỗi người cũng khác nhau. có người chỉ thik 1 trong 3 lĩnh vực trên, có người lại thik cả 3. doanh thu cao chưa hẳn đã nói lên điều gì đáng kể, bởi doanh thu phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan. cùng 1 số tiền, đem đầu tư làm game sẽ khác rất nhiều so với đầu tư làm 1 bộ film, và doanh thu sau đó cũng khác nhau, nên mọi sự so sánh đều chỉ mang tính tương đối
Nghệ thuật thì không có cái gì thay thế cái gì được cả. Nhưng mà nói về cái khoản kiếm tiền thì lại khác. Game có thể vượt lên trên tất cả các ngành dịch vụ giải trí khác về tài chính. Nhưng mà... hiện tại kiếm tiền từ game là vẫn khó, và... Tuy nhiên, có một thứ khác nữa :
Game và phim cứ quyện vào nhau là sống tốt. Sản phẩm chuyển thể từ cái nào cũng được trông chờ nhiều hơn.
Theo tui thì mỗi cái đúng là có sức tác động riêng của nó. Ví dụ, có mấy thằng khùng chơi GTA xong ra thí nghiệm thử (bên Thái là 1 ví dụ), cũng có mấy thằng khùng coi phim xong cũng ra thí nghiệm thử Nhưng mà nhận xét chủ quan thì tui vẫn thích cái tác động của phim hơn::)
Doanh thu game cao vì bọn nó bán game giá quá đắt chứ có gì, trong khi xem film thì lại là loại hình giải trí bình dân ở Mỹ (và thế giới). Xét về mặt đại chúng thì film và âm nhạc vẫn phổ biến hơn.::)
Dĩ nhiên rồi, con nít thời nay lớn nhanh quá mà Công nghệ càng cao - Hình ảnh càng đẹp - Không máu me ko tàn bạo không giải đố thì làm sao tận dụng và thu hút được người chơi So sánh giữa điện ảnh và game thì điện ảnh có lẽ vẫn hơn nhiều, trong tương lai cũng vẫn vậy thôi. Giả sứ có 4 người: 1 trẻ em, 1 người già, 1 người con trai, 1 người con gái. Trẻ em thì chơi game để vui: Loại Người già dễ nhồi máu cơ tim: Loại Con gái thì quan tâm đến vẻ ngoài hơn thế giới ảo: Loại Con trai: Chấp nhận Không phải ai cũng biết chơi game nhưng bất kì ai cũng có thể xem phim: Khi xem phim họ chẳng phải làm gì cả
Thực sự thì khi công nghệ phát triển đến mức có thể điều khiển game bằng trí não thì chơi game cũng chẳng phải làm gì cả, lúc đó chắc chơi mấy tro siêu năng lực như PSI mới đúng chất