Các phương pháp điều trị ung thư, như hóa trị hay xạ trị, hoạt động bằng cách tiêu diệt tế bào ung thư. Trong quá trình điều trị, những tế bào khỏe mạnh cũng có thể bị tổn thương dẫn đến tác dụng phụ. Vậy tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị là gì? Làm thế nào để kiểm soát chúng? Cùng IIMS Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1. Tại sao hóa trị và xạ trị gây ra tác dụng phụ? Liệu pháp hóa trị và xạ trị chống lại ung thư bằng cách tiêu diệt những tế bào ung thư. Mặc dù hóa chất và bức xạ được thiết kế để tiêu diệt những tế bào ung thư và bỏ qua những mô khỏe mạnh, song đôi khi, những phương pháp này vẫn làm tổn thương hoặc phá hủy những tế bào thường. Việc tác động đến những tế bào lành này đã gây ra tác dụng phụ. Trong khi những tế bào ung thư bị tiêu diệt, những tế bào thường có thể tự sửa chữa. Hầu hết mọi người tiếp nhận hóa trị và xạ trị qua nhiều đợt nhằm dành thời gian cho những tế bào thường hồi phục. Nếu cơ thể hồi phục theo thời gian có thể làm giảm tác dụng phụ. Nắm bắt được thông tin, biết trước những tác dụng phụ nào sẽ xảy ra cũng như có cách quản lý có thể giúp bạn đối mặt với các phương pháp điều trị ung thư hiệu quả hơn. 2. Những tác dụng phụ thường gặp của hóa trị và xạ trị Tác dụng phụ mỗi người gặp phải sẽ phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe, loại thuốc hóa trị và phương pháp điều trị cụ thể. Bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ sau đây hoặc không có tác dụng phụ nào. Bác sĩ điều trị sẽ giải thích những tác dụng phụ có thể gặp phải dựa trên sức khỏe và kế hoạch điều trị. 2.1. Mệt mỏi Mệt mỏi là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của hóa trị và xạ trị. Trong suốt quá trình điều trị, cơ thể của bạn không chỉ chống chọi với ung thư, mà còn phải hoạt động để sửa chữa tổn thương tế bào do điều trị. Do đó, bạn sẽ cảm thấy kiệt sức, không có năng lượng thực hiện các hoạt động sinh hoạt bình thường. Bên cạnh đó, các phương pháp hóa trị, có thể làm giảm số lượng hồng cầu và dẫn tới thiếu máu. Khi bị thiếu máu, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi cùng với những triệu chứng khác như khó thở hoặc tim đập nhanh. Hãy liên hệ ngay với nhân viên y tế nếu bạn thấy những triệu chứng này. Khuyến nghị Theo dõi tình trạng sức khỏe: Hãy cẩn trọng với những dấu hiệu cảnh báo mệt mỏi, theo dõi thời điểm và lí do mà bạn cảm thấy mệt mỏi nhất. Hãy ghi lại nhật kí 1 tuần để lưu lại thông tin và thấu hiểu tình trạng sức khỏe giúp bạn lập kế hoạch hiệu quả hơn. Lên kế hoạch, tổ chức và ưu tiên các hoạt động hàng ngày: Đưa ra những giới hạn mới, quyết định hoạt động nào bạn phải thực hiện và hoạt động nào bạn có thể trì hoãn, ủy thác, giao phó hay bỏ qua. Cân bằng giữa hoạt động và nghỉ ngơi: Việc nghỉ ngơi cũng rất quan trọng. Cân bằng với những bài tập hàng ngày như đi bộ hay hoạt động thư giãn, như đọc sách hay thiền. Một giấc nghỉ trưa ngắn (dưới 30 phút) là một ý kiến hay. Tránh ngủ quá nhiều bởi bạn có thể khó ngủ vào buổi tối. Tập trung vào sức khỏe: Ăn chế độ dinh dưỡng cân bằng, tập thể dục, ngủ đủ, và quản lý áp lực rất quan trọng. Hãy tham vấn với chuyên gia dinh dưỡng để được đưa ra lời khuyên. 2.2. Rụng tóc Các nang lông rất nhạy cảm với xạ trị và hóa trị. Có trường hợp tóc sẽ rụng vĩnh viễn nhưng thông thường, tóc sẽ mọc trở lại. Tóc thường sẽ mọc lại trong vòng 2 tới 3 tháng sau khi kết thúc hóa trị và ba đến sáu tháng sau khi kết thúc xạ trị. Kết cấu và màu tóc có thể sẽ thay đổi khi mọc trở lại. Khuyến nghị Lên sẵn kế hoạch thay đổi diện mạo: Hãy chuẩn bị sẵn sàng khi bạn nghĩ rằng mình có thể sẽ gặp phải tình trạng rụng tóc: Tóc giả, mũ, khăn quấn đầu hoặc khăn quàng cổ, v.v. Chăm sóc tóc nhẹ nhàng: Tránh gội đầu thường xuyên và chải đầu quá mức. Tránh sử dụng các loại sản phẩm có thể làm tổn hại đến tóc bao gồm keo xịt tóc, dầu, kem hoặc các công cụ tạo kiểu tóc sử dụng sức nóng như máy sấy, quấn tóc, v.v. Sử dụng nước ấm để gội đầu, nhẹ nhàng làm khô tóc với một chiếc khăn. Bảo vệ đầu và da đầu: Hãy bảo vệ đầu khỏi ánh nắng mặt trời, thời tiết lạnh và gió bằng việc sử dụng mũ lưỡi trai, khăn turban, khăn trùm đầu hoặc một chiếc mũ được làm từ cotton hoặc cotton hỗn hợp. 2.3. Thay đổi làn da Hóa trị và xạ trị có thể gây kích ứng da, ngứa da, khô da, đỏ và sưng tấy. Những phương pháp điều trị này có thể gây nên thay đổi màu sắc hoặc sạm đen. Xạ trị có thể gây ra vết loét da, cần theo dõi để tránh nhiễm trùng. Những vết loét này (và những thay đổi da khác) chỉ xuất hiện ở khu vực cơ thể tiếp nhận bức xạ. Chứng phát ban, bao gồm hội chứng bàn tay – bàn chân thường gặp trong suốt quá trình hóa trị. Hóa trị có thể khiến bạn nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, gia tăng nguy cơ cháy nắng. Hầu hết các phát ban và các dạng kích ứng da khác đều cải thiện sau khi kết thúc điều trị nhưng phải mất một thời gian để hồi phục. Khuyến nghị Rửa nhẹ nhàng: Nhẹ nhàng làm sạch da bằng nước ấm và xà phòng nhẹ, êm dịu. Lau khô da bằng khăn mềm thay vì chà xát. Hạn chế các sản phẩm có thể gây kích ứng da: Không bôi thuốc mỡ, kem hoặc bột ảnh hưởng đến khu vực da bị ảnh hưởng trừ khi được chỉ định. Không sử dụng các loại mĩ phẩm, kem cạo râu, nước hoa hoặc chất khử mùi lên khu vực bị ảnh hưởng. Sử dụng duy nhất dao cạo điện nếu bạn cần cạo trong khu vực bị ảnh hưởng. Không áp nhiệt hoặc lạnh trực tiếp lên da: Tránh sử dụng các miếng dán nóng, các chai nước nóng hoặc túi nước đá trên vùng da nhạy cảm. Cho phép da thở: Tránh các loại quần áo bó sát hoặc các loại quần áo được làm từ vải thô ráp, xù xì có thể gây kích ứng da của bạn, như len hay vải nhung. Thay vào đó, hãy lựa chọn các loại quần áo được làm từ những sợi tự nhiên như cotton. Không sử dụng urgo hay các miếng dán y tế lên vùng da bị ảnh hưởng trừ khi có chỉ định. Bảo vệ, che chắn da khỏi ánh sáng mặt trời: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng phản ứng da và dẫn đến cháy nắng nghiêm trọng. Hãy đội một chiếc mũ vành rộng hoặc quần áo bảo hộ nhằm giảm thiểu tiếp xúc ánh sáng mặt trời. Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên để bảo vệ làn da mà bạn không thể che chắn. 2.4. Buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy Cả hóa trị và liệu pháp xạ trị đều gây ra tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Loại thuốc mà bạn đang sử dụng, cách dùng, liều lượng, tần suất mà bạn sử dụng đều có thể gây ảnh hưởng. Bạn có thể mất nước hoặc các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Buồn nôn và nôn liên quan đến hóa trị được gọi là triệu chứng buồn nôn do hóa trị (CINV). Hóa trị có thể gây ra tình trạng bất dung nạp đường lactose. Nếu bạn thấy xuất hiện tình trạng tiêu chảy hay phân lỏng khi sử dụng sữa hay các sản phẩm từ sữa, bạn có thể giảm hoặc loại bỏ những loại thực phẩm, thức uống này cho tới khi phân bình thường trở lại. Khả năng cao người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng buồn nôn và nôn khi áp dụng liệu pháp xạ trị trực tiếp vào khu vực não hoặc vùng bụng. Ngoài ra, người bệnh có thể sẽ tiêu chảy và các rối loạn tiêu hóa khác như đầy hơi nếu xạ trị ở khu vực xương chậu. Khuyến nghị Uống đủ nước: Uống từ 6 – 8 cốc nước mỗi ngày để hạn chế sự mất nước. Thay vì uống cùng bữa ăn, bạn nên uống giữa các bữa ăn. Cân nhắc về chế độ ăn: Tránh ăn những loại thức ăn khó tiêu hóa, ví dụ như cay, chiên xào, hoặc thực phẩm chứa nhiều chất béo. Tránh sữa và các chế phẩm từ sữa nếu gây ra tiêu chảy, cũng như các loại thực phẩm có thể gây ra đầy bụng như bắp cải, súp lơ, ngô và đậu Hà Lan. Ăn từng chút một và chia thành nhiều bữa trong suốt một ngày thay vì 3 bữa chính. Nếu dạ dày trống rỗng thì thường sẽ thấy buồn nôn. Khi ăn, hãy nhai thật chậm rãi. Ăn hoặc uống quá nhanh có thể thúc đẩy nôn. Không nên ăn ngay lập tức trước và sau khi áp dụng phương pháp điều trị ung thư: Việc ăn ngay lập tức trước và sau khi tiếp nhận các phương pháp điều trị có thể làm gia tăng nguy cơ buồn nôn. Hãy dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi trước và sau khi thực hiện hóa trị, xạ trị. Nghỉ ngơi và thư giãn: Bạn nên nghỉ ngơi sau khi ăn để cho thức ăn được tiêu hóa. Một vài người tìm cách thư giãn hoặc tự thôi miên nhằm làm giảm triệu chứng buồn nôn. Sử dụng thuốc khi cần thiết: Nếu bạn cảm thấy các phương pháp trên không hiệu quả, có thể xin ý kiến bác sĩ để có chỉ định dùng thuốc. 2.5. Chán ăn và khó ăn Các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy có thể khiến bạn chán ăn hơn. Bạn có thể mất cảm giác ngon miệng hoặc khó ăn vì những lí do khác: Những thay đổi trong cảm giác mùi vị: Một số loại thuốc hóa trị có thể thay đổi vị giác, bạn có thể thấy vị đắng hơn bình thường, ít ngọt hơn và nói chung là có vị kim loại. Xạ trị cho người bệnh ung thư đầu và cổ cũng có thể gây khô miệng, làm cho thực phẩm bớt mùi vị. Những thay đổi này thường sẽ cải thiện sau khi điều trị. Khó nhai và khó nuốt: Xạ trị tại miệng hoặc cổ họng có thể làm tổn thương mô, khiến người bệnh đau đớn và khó nuốt. Lở loét miệng và đau họng là những tác dụng phụ phổ biến của hóa trị liệu. Một số bệnh nhân nhạy cảm với những thực phẩm nóng - lạnh. Những triệu chứng này có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, thậm chí đau đớn khi ăn uống. Khuyến nghị Cải thiện hương vị của thực phẩm: Súc miệng trước khi ăn có thể giúp cải thiện hương vị của thức ăn. Để giảm thiểu mùi vị kim loại, hãy thử trái cây chua. Tránh sử dụng công cụ kim loại. Chống khô miệng: Nhấm nháp nước canh, nước sốt trong suốt bữa ăn có thể giữ ẩm cho thực phẩm và khiến người bệnh dễ nuốt hơn. Tránh các vết loét miệng: Bạn có thể tránh các vết loét miệng bằng cách ăn thực phẩm mềm, không quá nóng hoặc quá lạnh. Tránh xa các loại thực phẩm gây kích ứng miệng, như đồ uống có ga, thực phẩm giòn hoặc có tính axit (như cam quýt). 2.6. Khó nhớ và tập trung Thông thường, trong quá trình điều trị ung thư, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, tập trung hoặc ghi nhớ. Các phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến chức năng của não bộ . Xạ trị nhắm vào não có thể ảnh hưởng đến khả năng xử lý thông tin. Những người bệnh được điều trị hóa trị thường gặp tình trạng sương mù não hóa trị. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp khó khăn khi ngủ và mất cảm giác ngon miệng. Căng thẳng hàng ngày tăng cao có thể dẫn đến trầm cảm, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Khuyến nghị Giữ cho bộ não được nghỉ ngơi: Ngủ ít nhất tám giờ mỗi đêm là điều quan trọng để giữ cho bộ não của bạn được nghỉ ngơi. Cố gắng hoàn thành các hoạt động quan trọng khi bạn tỉnh táo nhất. Giữ cho tâm trí và cơ thể khỏe mạnh, cân bằng: Tập thể dụng nhẹ nhàng hàng ngày giúp cải thiện toàn bộ sức khỏe, bao gồm cả chức năng não. Bạn cũng có thể rèn luyện bộ não của mình bằng cách đọc thường xuyên, hoàn thành các câu đố và tham gia vào các hoạt động thử thách trí óc khác. Giữ ghi chú và luôn ngăn nắp: Bạn có thể giảm căng thẳng cho bộ nhớ của mình bằng cách ghi chú và có một nơi cố định để giữ chúng. Sắp xếp các vật dụng gia đình để bạn có thể tìm thấy chúng một cách dễ dàng. 2.7. Các vấn đề về bàng quang Bức xạ về phía xương chậu và một số loại thuốc hóa trị liệu có thể gây kích ức bàng quang, gây khó khăn cho việc đi tiểu hoặc làm trống bàng quang. Người bệnh có thể cảm thấy đau, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, hoặc buồn đi tiểu. Điều quan trọng là phải theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu như đau vùng chậu, nước tiểu đục hoặc có máu và sốt. Khuyến nghị Cân bằng lượng chất lỏng: Uống sáu đến tám cốc chất lỏng mỗi ngày, nhưng tránh đồ uống như cà phê và rượu bởi có thể làm tăng tần suất phải đi tiểu. Giảm nguy cơ nhiễm trùng: Mặc đồ lót cotton, tránh quần áo bó sát. 2.8. Vấn đề tình dục và khả năng sinh sản Sự căng thẳng trong quá trình điều trị ung thư hay các yếu tố như mệt mỏi, thay đổi hormone có thể ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Ở phụ nữ: Hóa trị có thể làm giảm nồng độ estrogen, gây ra các triệu chứng như khô âm đạo và các tình trạng như suy buồng trứng nguyên phát. Với tình trạng này, buồng trứng ngừng sản xuất trứng sớm (trước 40 tuổi). Bức xạ hướng về xương chậu có thể gây hại cho buồng trứng, cản trở việc sản xuất estrogen và trứng. Xạ trị hướng vào đầu có thể ảnh hưởng đến các tuyến kiểm soát giới tính và hormone thai kì. Ở nam giới: Hóa trị có thể làm giảm nồng độ testoterone và số lượng tinh trùng. Một số loại thuốc hóa trị có thể gây hại cho thai nhi trong quá trình điều trị. Bức xạ cũng có thể làm giảm testoterone và số lượng tinh trùng của bạn. Bức xạ hướng về xương chậu của bạn có thể giúp bạn không cương cứng nếu tia X làm hỏng các mạch máu hoặc dây thần kinh gần dương vật của bạn. Bức xạ làm tổn thương tuyến tiền liệt có thể hạn chế khả năng xuất tinh trong khi đạt cực khoái. Khuyến nghị Tham vấn về kế hoạch mang thai trước khi điều trị: Một số cách để tăng cơ hội sinh sản sau khi điều trị ung thư bao gồm ngân hàng tinh trùng và bảo quản lạnh, các kĩ thuật hỗ trợ như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tiêm tinh trùng trong tế bào chất. Cởi mở xin tư vấn về các vấn đề liên quan đến tình dục: Xin tư vấn về các loại thuốc cải thiện đời sống tình dục nếu người bệnh gặp phải các triệu chứng như khó chịu ở âm đạo hoặc rối loạn cương dương. Nguồn: https://my.clevelandclinic.org/health/articles/10257-chemotherapy-side-effects 3. Điều trị ung thư tại Nhật Bản Tại Châu Á, Nhật Bản là quốc gia có thế mạnh trong việc điều trị ung thư với tỉ lệ thành công cao. Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư còn có thể được điều trị bằng những phương pháp tiên tiến nhất hiện nay với HIỆU QUẢ CAO như xạ trị ion nặng, liệu pháp proton, liệu pháp miễn dịch, v.v. Với mong muốn tạo cơ hội để khách hàng Việt Nam có thể tiếp cận với những phương pháp điều trị tiên tiến nhất trên thế giới, Công ty TNHH Hỗ trợ y tế quốc tế IMS Việt Nam (IIMS Việt Nam) sẽ là cầu nối trực tiếp hỗ trợ. Người bệnh và gia đình hoàn toàn có thể yên tâm bởi: IIMS Việt Nam là thành viên thuộc tập đoàn y tế IMS – một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản. Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, dày dạn kinh nghiệm Đội ngũ dịch thuật y tế chuyên môn cao, đảm bảo thông tin được đầy đủ, chính xác, giảm thiểu những sai sót không đáng có. Lựa chọn bệnh viện phù hợp nhất với tình hình sức khỏe và nhu cầu, mong muốn của bệnh nhân. Hỗ trợ nhiệt tình các giai đoạn, kể cả khi khách hàng đã kết thúc điều trị và về nước. Quy trình bài bản theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Liên kết với nhiều bệnh viện điều trị ung thư hàng đầu tại Nhật Bản. Thông tin liên lạc Công ty TNHH Hỗ trợ y tế quốc tế IMS Việt Nam Hotline: 024 3944 0914 Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Centre, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Email: info@iims-vnm.com Website: https://iims-vnm.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/khamchuabenhNB.ImsVNM Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau: