Tại sao cần phải dùng phao báo mức trong hệ thống xử lý nước sinh hoạt

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi Xíu Xíu, 11/7/19.

  1. Xíu Xíu

    Xíu Xíu Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    4/4/19
    Bài viết:
    0
    Phao báo mức được sử dụng cho công việc phát hiện nước đầy nước cạn trong bồn chứa trong hệ thống xử lý nước sinh hoạt để kích hoạt motor bơm chạy hoặc ngừng bơm nước chưa xử lý lên bồn chứa.

    [​IMG]

    Hệ thống lọc nước sinh hoạt

    Tóm tắt nội dung

    • 1 Tại sao cần phải dùng phao báo mức trong hệ thống xử lý nước sinh hoạt
      • 1.1 Hệ thống xử lý nước sinh hoạt là gì?
      • 1.2 Hệ thống xử lý nước sinh hoạt có gì?
      • 1.3 Nước sinh hoạt sau xử lý như thế nào?
      • 1.4 Phao báo mức là thiết bị cần thiết trong hệ thống
    • 2 Ưu điểm của phao báo mức so với các thiết bị khác
      • 2.1 Có mấy loại thiết bị báo mức
      • 2.2 Ví dụ về chọn phao báo mức sao cho đúng
      • 2.3 Ưu điểm của phao báo mức là gì
    Tại sao cần phải dùng phao báo mức trong hệ thống xử lý nước sinh hoạt
    Để trả lời cho câu hỏi tại sao cần dùng công tắc phao mức nước hay còn gọi là phao báo mức trong hệ thống xử lý nước thì trước tiên ta cần tìm hiểu sơ qua để hiểu được cơ bản về hệ thống xử lý nước này đã nhé!

    Hệ thống xử lý nước sinh hoạt là gì?
    Nước máy sinh hoạt hiện nay đã phủ rộng đến từng ngóc ngách ngõ hẻm, đến từng nhà ở khu vực thành thị rồi.

    [​IMG]

    Xử lý nước gia đình

    Thế nhưng ở khu vực nông thôn các tỉnh ở nước ta hiện nay vẫn còn dùng nước sông, suối, ao hồ, khá hơn thì dùng giếng đào, giếng khoan… Các bạn cũng biết, những nguồn nước này luôn ẩn chứa rủi ro về mầm bệnh và không đảm bảo về độ sạch và đủ an toàn vệ sinh thực phẩm để chúng ta sử dụng.

    Chính vì thế hệ thống xử lý nước ra đời, với các tính năng lọc thô, lọc tinh, bổ sung vi chất khoáng chất để xử lý những nguồn nước nêu trên đạt đến chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm giúp chúng ta có thể sử dụng hàng ngày.

    Hệ thống xử lý nước sinh hoạt có gì?
    Trong một hệ thống xử lý nước sinh hoạt gồm có những thành phần như sau:

    • Bồn chứa:
      • Một bồn chứa nước chưa xử lý
      • Một bồn chứa nước sau xử lý
    • Cột lọc: bằng inox hoặc nhựa chịu được tác động môi trường
    • Nguyên liệu lọc: than hoạt tính, cát, sỏi, hạt nhựa trao đổi ion, birm, filox, sứ…
    • Tủ điện điều khiển
    • Máy bơm nước
    • Ống nước PVC
    • Phao báo mức nước
    • Khung kim loại cố định hệ thống
    Nước sinh hoạt sau xử lý như thế nào?
    Với từng tính năng của vật liệu lọc mà chúng sẽ thích hợp với loại nước dầu nguồn khác nhau, nhưng về cơ bản nước sinh hoạt từ sông, suối, ao hồ hay giếng đào, giếng khoan,.. sau khi qua hệ thống lọc sẽ cho ra chất lượng nước đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch sinh hoạt, loại bỏ các thành phần mùi hôi, tanh, chất rắn lơ lửng, khử độ màu, làm sạch phèn, khử kim loại nặng, asen, cân bằng độ pH…

    Phao báo mức là thiết bị cần thiết trong hệ thống
    Để một hệ thống xử lý nước sinh hoạt hoạt động tự động và ổn định với chi phí đầu tư kinh tế nhất thì việc chọn phao pháo mức để theo dõi mực nước trong cả 2 bồn chứa là rất cần thiết và hoàn toàn hợp lý so với việc dùng các loại cảm biến báo mức khác.

    Vì phao báo mức với giá thành thấp, hoạt động ổn định và khá bền, nhất là tính năng báo đầy báo cạn phù hợp với yêu cầu hệ thống nên sẽ không còn sản phẩm nào phù hợp hơn trong ứng dụng này.

    Ưu điểm của phao báo mức so với các thiết bị khác
    Để đi đến tìm hiểu ưu điểm của dòng phao báo mức khi so sánh với các loại sản phẩm báo mức khác thì chúng ta tìm hiểu xem có bao nhiêu thiết bị báo mức trên thị trường và sau đó thử tìm lời giải cho một bài toán về chọn lựa phao báo mức nhé các bạn. Mục đích mình muốn các bạn hiểu được hạn chế của phao báo mức trước rồi mới nói đến ưu điểm sau.

    Có mấy loại thiết bị báo mức
    Hiện nay trên thị trường dòng thiết bị báo mức rất phổ biến với đa dạng chức năng và chủng loại khác nhau. Vì thế để phân loại các thiết bị cảm biến báo mức thì chúng ta tạm gộp chúng vào hai nhóm chính:

    [​IMG]

    Các loại cảm biến báo mức nước

    • Cảm biến báo mức có tiếp xúc môi chất đo
      • Cảm biến đo mức nước dạng phao
      • Đo mức dạng điện cực
      • Cảm biến báo mức điện dung
      • Cảm biến áp suất đo mức thả chìm
    • Báo mức bằng cảm biến dạng không tiếp xúc
      • Cảm biến siêu âm đo mức liên tục
      • Báo mực nước bằng cảm biến radar
    Ở mỗi loại thì thích hợp với ứng dụng và môi trường khác nhau, cho nên trong cùng một ứng dụng chúng ta chỉ nên chọn và so sánh với sản phẩm cùng tính năng để chọn cho đúng yêu cầu kỹ thuật nhé.

    Ví dụ về chọn phao báo mức sao cho đúng
    Có bài toán yêu cầu chọn sản phẩm cảm biến đo mức liên tục ở môi trường xả thải, nước có hóa chất ăn mòn độc hại thì chúng ta giải bài toán như sau:

    • Yêu cầu bài toán đo liên tục: Ta loại phương án dùng phao báo mức nước (dù có loại phao báo mức tuyến tính) và dạng điện cực. Vì 2 loại này chỉ phù hợp đo on/off.
    • Môi trường đo là nước thải: Lúc này lại loại phương án dùng cảm biến báo mức dạng tiếp xúc. Vì sao? Đơn giản là vì nước thải thì sẽ có chất rắn lơ lửng, tạp chất… nếu dùng dạng cảm biến có tiếp xúc thì cảm biến sẽ mau bị bám bẩn, ảnh hưởng kết quả đo và có thể làm hỏng cảm biến. Do đó ta loại phương án dùng cảm biến điện dung và cảm biến áp suất thả chìm. Đây cũng là lý do vì sao chúng ta phải loại phương án dùng phao báo mức dạng tuyến tính luôn là như vậy.
    • Do bài toán này không đề cập đến chi phí đầu tư. Cho nên; sau khi dùng phương pháp loại dần chúng ta có được các sản phẩm trong nhóm cảm biến đo mức không tiếp xúc. Trong nhóm này, khi xét về chi phí đầu tư thì loại đo mức bằng radar thì sẽ có chi phí cao nhất, tiếp đến là cảm biến siêu âm.
    • Vậy kết quả cho bài toán này, chúng ta sẽ chọn loại radar nếu không yêu cầu chi phí đầu tư. Hoặc chọn cảm biến đo mức siêu âm nếu chi phí đầu tư có giới hạn.
    Ưu điểm của phao báo mức là gì
    [​IMG]

    Phao báo mức nước thông dụng

    Qua bài toán ví dụ ở phần trên; chúng ta thấy rõ ràng là phao báo mức sẽ ít được chú ý sử dụng trong môi trường công nghiệp. Vì sao?

    • Thứ nhất là vì lắp đặt không đơn giản
    • Phải bảo trì bảo dưỡng thường xuyên
    • Kém bền do ảnh hưởng môi chất môi trường đo
    • Độ chính xác không cao, không đạt yêu cầu ứng dụng công nghiệp
    Vậy ưu điểm của phao báo mức là gì?

    [​IMG]

    Hệ thống xử lý nước sinh hoạt

    Như mình trình bày ở trên; và trong các bài viết về phao báo mức gần đây; một thiết bị được nghiên cứu sản xuất; thì sẽ phù hợp với ít nhất là một ứng dụng và một môi trường riêng biệt.

    Với dòng phao báo mức; thì mình nghĩ là sản phẩm sẽ phát huy ưu điểm khi được dùng trong sinh hoạt đời sống; nghĩa là dùng trong gia đình; trong tòa nhà, khu dân cư,… vì:

    • Chi phí đầu tư thấp so với các loại cảm biến báo mức còn lại
    • Chức năng hoàn toàn phù hợp yêu cầu
    • Sản phẩm phổ biến, dễ tìm thấy ở các tiệm điện nước
    • Có không gian lắp đặt
    • Môi chất là nước sạch nên không làm ảnh hưởng độ chính xác của phao
    • Kiểm tra bảo trì bảo dưỡng cũng dễ hơn


    Qua bài viết này; mình hy vọng các bạn có thêm kinh nghiệm về chọn thiết bị báo mức cho hệ thống; dù là hệ thống sinh hoạt hay công nghiệp đều sẽ không còn làm khó cho các bạn nữa; trong quá trình tirển khai dự án.

    Chúc các bạn luôn thành công!

    Sales Enginner:

    (Ms) Trần Thị Phương Dung

    Mobi: 0937.27.65.66

    Mail : dung.tran@huphaco.vn
     

Chia sẻ trang này