Rất nhiều người sử dụng máy giặt thường xuyên nhưng không hề chú ý đến việc vệ sinh máy giặt định kỳ. Điều này khiến cho các vi khuẩn và nấm mốc lưu cữu và phát triển trong máy giặt, làm quần áo có mùi hôi ngay cả khi vừa mới giặt xong. Bài viết cung cấp cho bạn các thông tin về máy giặt và cách vệ sinh máy giặt. Dịch vụ sửa máy giặt ở Đà Nẵng Lưu ý khi sử dụng máy giặt Để tránh tạo ra mùi hôi khó chịu cho máy giặt, mỗi khi sử dụng máy giặt xong, bạn cần: – không để quần áo lâu trong lồng giặt sau khi giặt xong, cũng không để quần áo bẩn trong lồng giặt để chờ đủ mẻ giặt – không cho quá nhiều xà phòng sẽ khiến máy xả không hết xà phòng, máy sẽ nhanh bị bẩn hơn – không giặt quá nhiều quần áo cho mỗi lần giặt, máy sẽ bị quá tải và giặt không sạch, xả không hết chất bẩn, chất bẩn sẽ lưu lại trong máy nhiều hơn – nên xả qua quần áo trước khi đưa vào máy giặt, máy sẽ không bị nhiễm mùi hôi từ quần áo bẩn – để mở cửa máy giặt khi không sử dụng – lau khô thùng giặt và phần gioăng cao su sau khi giặt xong, kéo ngăn chứa bột giặt ra ngoài, nếu có bột giặt thừa thì cần làm sạch và để khô. Cách vệ sinh máy giặt cửa ngang Khi sử dụng máy giặt cửa ngang, tần suất vệ sinh máy giặt nên là mỗi tháng một lần, hoặc sau khoảng 40 mẻ giặt. Máy giặt cửa ngang sẽ khó làm sạch triệt để so với máy giặt cửa trên, vì thùng giặt chỉ chứa khoảng 1/3-1/2 thể tích thùng, thuốc tẩy hay các chất làm sạch sẽ khó tẩy sạch các cặn bẩn bám ở vách trên của thùng giặt, do đó bạn càng cần phải vệ sinh máy thường xuyên hơn, nếu không muốn các vết bẩn bám chặt lâu ngày không thể tẩy sạch hết được. – Trước khi bắt đầu quá trình làm sạch tương tự như máy giặt cửa trên, bạn cần lấy một khăn mềm và bàn chải, nhúng vào nước nóng pha giấm để cọ sạch phần gioăng cao su bao xung quanh cửa máy, các khe rãnh, các lỗ thoát nước. Cần lau kỹ phần gioăng cao su – Tháo ngăn chứa bột giặt và vệ sinh riêng. – Trong lồng giặt của máy giặt cửa ngang có một “hộp kỹ thuật” nhỏ, bạn mở nắp và lấy ra rổ lọc, cọ rửa rổ lọc thật sạch. Trước khi lắp rổ lọc trở lại, bạn cần dùng khăn xoay và lau kỹ phần hố nước nơi chứa rổ lọc, bạn sẽ thấy nơi này bám rất nhiều chất bẩn. – Tiếp tục dùng khăn mỏng luồn qua khe mở của hộp kỹ thuật và xoay lồng giặt, vừa xoay vừa đưa khăn trượt qua phần khe giữa lồng giặt bằng thép không gỉ và lớp vách nhựa, vách nhựa này cũng bám bẩn rất nhiều nên bạn cần tác động bằng khăn lau trượt qua lại nhiều lần. Việc này nhằm hỗ trợ cho các chất tẩy ở bước sau dễ dàng tấn công các chất bẩn hơn. Thực tế nếu bạn không làm việc này và nếu máy giặt của bạn đã lâu không được vệ sinh, thì sau khi dùng thuốc tẩy, nước chanh hay giấm đều không thể làm sạch hoàn toàn lồng giặt. – Tiếp tục thực hiện chu trình vệ sinh máy giặt: cài đặt chế độ nước nóng nhất, cho giấm/nước chanh+baking soda hoặc thuốc tẩy vào ngăn chứa bột giặt, cho máy chạy một lúc rồi ngừng khoảng 1 tiếng, tiếp đó cho máy chạy hết chu trình giặt. Tại sao bạn cần vệ sinh máy giặt? Một ví dụ đơn giản thế này: ngày nào bạn cũng dùng khăn mặt và khăn tắm đúng không, như vậy hẳn là chúng rất sạch, vậy tại sao một thời gian sau chúng có mùi gì đó rất khó chịu? Điều này cũng tương tự với máy giặt. Bạn nghĩ rằng mỗi lần giặt quần áo thì máy giặt cũng tự làm sạch với nước và xà phòng rồi, nhưng thực ra mỗi lần giặt là mỗi lần máy lưu lại một chút chất bẩn từ quần áo, có thể là bụi bẩn hoặc mùi hôi, thêm một chút xà phòng không được xả hết, cứ thế tích tụ lâu ngày thành thứ mùi khó chịu của máy giặt bị bẩn, không thơm sạch như lúc máy còn mới. Điều này đúng với cả máy giặt cửa trên và cửa ngang. Tuy nhiên, máy giặt cửa ngang còn nhanh bị bẩn và hôi hơn. Các máy giặt cửa ngang có ưu điểm là sử dụng ít nước hơn và tiết kiệm điện hơn, tuy nhiên điều này cũng khiến các cặn bẩn, nấm mốc, các chất khoáng có trong nước… có thể tích tụ bên trong máy và khiến máy có mùi hôi. Bạn có thể thấy rằng với bất kỳ chu trình giặt nào, máy giặt cửa ngang đều không bao giờ chứa đầy nước trong thùng giặt, nghĩa là luôn luôn có những phần không được nhúng ngập trong nước và vi khuẩn dễ dàng sinh sôi. Phần lớn mùi hôi của máy giặt xuất phát từ thùng giặt (còn gọi là trống giặt, lồng giặt) do thùng giặt luôn có 2 lớp, một lớp trong cùng bằng thép không gỉ và có lỗ chính là nơi bạn chứa quần áo, ngoài ra còn một lớp vỏ nhựa bao quanh mà bạn không nhìn thấy. Khi máy giặt lấy nước vào và tiến hành giặt xả, không chỉ quần áo chứa trong lồng thép không gỉ được tiếp xúc với nước và xà phòng, mà cả phần vỏ nhựa bao quanh cũng chứa đầy nước và xà phòng. Khi máy vắt khô quần áo, lồng thép không gỉ được xoay ly tâm với tốc độ cao và nước được đưa ra ngoài qua các lỗ, vách thùng giặt bằng nhựa sẽ hứng trọn lượng nước này và dồn xuống lỗ thoát nước. Kết thúc quá trình giặt, lồng thép không gỉ thường khá khô ráo, có thể hơi ẩm, nhưng vách nhựa phía trong thì ướt hơn nhiều, và các chất bẩn và dư lượng xà phòng, cùng các khoáng chất có trong nước như canxi, magie… sẽ bám vào vách nhựa này từng chút từng chút một, lâu ngày sẽ tạo thành lớp nhầy dính và có mùi hôi do vi khuẩn phát triển, nếu không được làm sạch sẽ làm bẩn lây sang quần áo. Hi vọng với những chia sẻ trên của sua may giat o da nang sẽ giúp các bạn rút ra được nhiều kinh nghiệm