Lâu nay bệnh gút đã trở thành một căn bệnh quái ác khiến nhiền người sống trong cảnh nơm nớp lo sợ. Số người mắc bệnh thì không ngừng tăng lên trong khi số người có kiến thức về bệnh gút thì lại rất hạn chế. Trước đây nhiều người vẫn nghĩ gút là căn bệnh chỉ gặp ở những người lớn tuổi hay ở những người mạnh miệng với rượu thịt. Nhưng hiện nay kể cả phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh hoặc ngoài mãn kinh đều có thể mắc bệnh, thậm chí nhà sư ăn chay trường cũng kêu trời không thấu vì đau khớp. Bệnh gút được mệnh danh là căn bệnh “già không bỏ, nhỏ không tha”. Triệu chứng của bệnh gút không quá khó để phát hiện nhưng nếu không có kiến thức về bệnh gút rất dễ suy đoán nhầm sang bệnh xương khớp khác. Biểu hiện bên ngoài có thể nhận biết là cơn đau xuất hiện khoảng lúc nửa đêm hoặc sau khi thức dậy, xuất hiện cơn đau ở các khớp, nóng đỏ, kèm theo sốt, đặc biệt là sưng đỏ ở ngón chân cái, có thể xuất hiện các hạt tophi ở các khớp. Ngoài việc phát hiện bệnh gút thông qua các triệu chứng bên ngoài thì phương pháp chính xác nhất là để phát hiện bệnh gút là xét nghiệm axit uirc trong máu kết hợp với các triệu chứng lâm sàng đã nêu ở trên. Điều trị bệnh gút lâu dài nhưng vẫn tái phát? Đây cũng là một một nỗi trăn trở và lo lắng của nhiều người bệnh, kể cả của những bác sĩ cảm thấy áy náy khi chữa hoài không xong. Hạ axit uric trong máu khác xa với lành bệnh, giảm cơn đau khớp cũng không đồng nghĩa với điều trị bệnh gút. Thuốc có tốt đến mấy thì người bệnh cũng phải có một chế độ sinh hoạt hợp lý để bệnh không tái phát nữa. Lành bệnh hay không lành bệnh đều do ý thức của người bệnh. Không nhậu nhẹt vẫn có thể tăng axit uric – Có bệnh phá huyết, nhu sốt rét, chưa được chữa trị đến nơi đến chốn. – Rối loạn biến dưỡng vì kiêng khem thái quá, hay chay trường đơn điệu. – Có bệnh trên đường tiết niệu như viêm bàng quang, phì đại tiền liệt tuyến không điều trị rốt ráo. – Dùng quá thường các món ăn làm tăng acid uric như bạc hà, rau dền, cá mòi, cá nục, da gà, lòng heo… Tại sao ăn kiêng lại làm bệnh nặng thêm Thực hiện giảm rượu bia, thịt đỏ và các hải sản sau khi mắc bệnh là điều phải làm tuy nhiên nếu kiêng cữ quá độ có thể làm cho bệnh phát tác mạnh hơn. Cơ thể chuyển sang chế độ tự phá hủy chất đạm làm choaxit uric tăng cao trong máu. Đây là trường hợp “mama tổng quản” can thiệp quá mạnh tay vào chế độ kiêng cữ của người bệnh khiến bệnh nhân trở thành nạn nhân oan uổng!