Buồn buồn ngồi viết truyện chơi vậy, nhưng lấy bối cảnh của màn 251 "Rise of hero", nhưng bây giờ lại là bắt đầu vào xuân năm 262. Nếu thấy hay thì post rep, còn không thì đừng gửi trả lời, vì để truyện nối tiếp nhau cho hay, còn ai muốn sáng tác truyện thì cũng đừng vào đây post luôn. ---------- Post added at 09:53 ---------- Previous post was at 09:51 ---------- Tào Tháo: sau hơn 10 năm đã sắp nắm đc trong tay bá nghiệp thống nhất đất nước, với 6 châu Lương Châu, Tây Vực, Ung Châu, Ti Châu, Duyện Chậu, Dự Châu và 1 nửa của Ích Châu. Quân sư: Quách Gia(vì ko có tuổi nên sống mãi) Lưu Bị: từng làm chấn động cả đất Kinh Châu và bắt đầu tiến sang Ích Châu như kế sách của quân sư Gia Cát Lượng, , tiến vào Thành Đô nhưng sau 3 năm không cự được với quân lực khủng khiếp của Tào Tháo nên đành mất thành và về Giang Dương và Vĩnh An. Quân sư: Gia Cát Lượng Họ Tôn: sau 5 năm lấy được Giang Đông thì 5 năm sau lại lấy đc cả vùng Kinh Châu rộng lớn. Quân sư: Chu Du Lữ Bố: thống lĩnh 2 vùng Từ Châu và Thanh Châu. Quân sư: Trần Cung Công Tôn Độ: chỉ với vùng khó phát triển Liêu Đông, nhưng không ngờ tài thao lược giỏi nên trong tay nắm cả 3 châu rộng lớn Tịnh, U, Ký Châu, hùng cứ 1 phương. Quân sư: Điền Phong Chương 1: Quảng Lăng xác chết đầy đồng Phụng Tiên trấn thủ tại cầu Mạng Sơn Đầu xuân 262 năm Kiến An thứ 10, Đông Ngô, sau khi chiếm được Tiểu Bái, Thọ Xuân kéo lên hợp quân ước chừng hơn 10 vạn, đùng đùng chuẩn bị kéo sang Từ Châu bằng 2 mặt, tổng cộng 20 vạn, quyết lấy bằng được Từ Châu. Phía mạng Tây là Đổng Thừa cầm quân, phía mạng Đông là Lăng Thống cầm quân. Khi nào Lăng Thống đến chân thành Từ Châu, thì hãy bật lửa lên mà ra hiệu, thấy dấu hiệu thì quân của Đổng Thừa lập tức đánh sang. Cùng lúc đó, Lữ Bố cho gọi tất cả quan văn vào nghi sự, đợi mọi người vào chỗ, Lữ Bố mới nói: - Sắp tới Đông Ngô sẽ công phá Từ Châu, ai có kế sách gì không? Các quan không ai nói gì cho đến khi kết thúc nghị sự, đợi các quan ra về, Trần Cung ở lại mời Phụng Tiên trò chuyện thêm, rằng: - Đông Ngô tiến công ắc sẽ công từ 2 đường, 1 mạng Tây từ Tiếu Bái đánh sang, 2 mạng Đông từ Kiến Nghiệp đánh bằng đường Thủy. - Thế ông có kế sách gì, tại sao lúc nãy nghị sự Công Đài không nói với các quan mà bây giờ mới nói – Lữ Bố đáp. - Có thì có nhưng mà lần này Phụng Tiên phải ra tay rồi… Mấy ngày sau, Lăng Thống dẫn quân đi tiên phong từ mặt Đông đánh sang, khi đến bến Quảng Lăng, chỉ thấy 1 vài tên lính đứng canh liền xông lên giết hết chiếm lấy bến rồi kéo thẳng đến Từ Châu thành, khi đi qua 1 khu rừng có tên là Mộc Vũ ( nơi mà Lữ Bố thường đến đây để săn bắn), khi đến giữa rừng, Lăng Thống quay lại nói với các tướng rằng: - Lần này công đầu đánh Từ Châu ắt thuộc về ta. Chưa dứt lời thì tên bắn loạn xối xả vào trong đoàn quân, quân giặc khắp nơi xông ra chém giết, tướng đi đầu là Ngụy Tục. - Không hay rồi, quân ta bị phục kích, mau rút về bến thuyền – Lăng Thống nói. Nhưng khi đến bến thuyền, gặp đạo quân của Trương Liêu đã chiếm lấy bến thuyền, 2 bên giao chiến, phía sau lại có Ngụy Tục kéo quân trợ giúp, 2 mặt vậy chặt quân của Lăng Thống lăng lóc mà chết, Lăng Thống và các tướng phải xông xáo để mở đường máu và lên 1 chiến thuyến chạy thoát. Người chết không biết bao nhiêu mà kể. Trong khi đó, phía Tây, Đổng Thừa kéo quân sang, đến cầu thấy Lữ Bố dẫn 1 toán quân đứng trên cầu,đánh một hồi Lữ Bố giả vờ tháo chạy, Đổng Thừa thấy quân ít liền xốc lên đánh tới, nhưng phía sau có người từ trong quân quát lên: - Quân địch có ý tháo chạy, tất có phục binh, không nên đuổi theo. Nhìn lại ra là Lữ Mông, Đổng Thừa bèn cho quân dừng lại, rồi hạ trại trước cầu chờ tin báo của Lăng Thống tướng quân. Mấy ngày sau mật báo đến thì hay tin toàn bộ quân Lăng Thống chết cả, tướng thì nửa phần đều hàng Lữ Bố còn 1 phần thì chạy theo Lăng Thống về Ngô Quận. Đổng Thừa bèn hỏi kế sách Tử Minh, Mông đáp: - Bây giờ chúng ta qua cầu ắt có phục binh đợi sẵng, nếu qua thì thương vong vô số, hay chúng ta giả vờ tháo chạy bỏ trại, nhưng lại phục binh sẵn xung quanh trại, Lữ Bố thấy chúng ta rút lui ắt sẽ đánh tới, đợi khi Lữ Bố đến ta phát quân ra vậy chặt thì Lữ Bố khó mà thoát. - Hay, thật cao kiến, ta sẽ lĩnh quân đi ngay. Đúng như lời Lữ Mông nói, Lữ Bố kéo đội quân đuổi theo, nhưng khi đến giữa đoạn thì tên bắn khắp nơi vào đám quân, người ngựa đều chết, Lữ Bố biết bị phục kích bèn rút quân chạy về thì thấy toán quân chặn cầu, đi đầu là Đổng Thừa và Lữ Mông. Không ngờ Lữ Bố kéo toán quân xông xáo khắp đại quân của Đông Ngô, đi đến đâu, quân giãn ra đến đó, không ai giám cản, vì Phương Thiên Kích của Lữ Bố chém đến đâu sắt đều gãy tan. Lữ Bố một mình xông thẳng vào đám quân của Đổng Thừa chém một cái, đầu Đổng Thừa rơi xuống, cả đại quân toán loạn. Lữ Bố qua được bên kia cầu thì ngoảnh mặt lại và cười to ba tiếng rồi phi thẳng về Từ Châu thành. Lữ Mông phải khen là đệ nhất dũng tướng, rồi cầm quân kéo về. Lữ Bố về đến thành, thuật lại cho Trần Cung và các tướng nghe, ai cũng khen, cùng lúc đó có mật báo từ Thanh Châu báo, rằng Công Tôn Độ đã kéo quân chiếm lại Cao Đường và chuẩn bị đánh Lâm Truy. Lữ Bố tức giận, bèn ra lệnh cho Hậu Thành, Tào Tính, Cao Thuận, mỗi người cầm 1 vạn 5 quân ngày đêm đánh chiếm lại Cao Đường chờ Lữ Bố hợp quân đánh thẳng Bình Nguyên thành. Kết cục thế nào xem hồi sau sẽ rõ
Chương 2:Văn Ương nắm lĩnh ba quân Điền Phong sang thuyết lấy lòng Phụng Tiên Đúng mấy ngày sau, Hậu Thành, Tào Tính, Cao Thuận thống lĩnh 4 vạn 5 quân kéo sang lấy Cao Đường. Tướng giữ cửa Cao Đường là Điền Dự, binh ít mỏng, nên đành rút về Bình Nguyên. Mấy ngày sau, Lữ Bố kéo thêm 8 vạn quân hợp tại Cao Đường chuẩn bị đánh phá Bình Nguyên. Cùng lúc đó, mật báo về đến Nghiệp Quận, Công Tôn Độ cho bàn nghị sự, các quan văn đều đến đông đủ. Công Tôn Độ nói: - Ta đã đánh trận nhiều năm, nay có được bá nghiệp như thế này, ta không muốn gì hơn, nhưng bây giờ Lữ Bố kéo quân sang, mặt khác quân Tào hay nhòm ngó chúng ta, nếu Lữ Bố và Tào Tháo cùng đánh ta thì cô thế khó đỡ. Vậy các khanh ai có kế sách gì không? Mới vừa dứt lời xong thì phía sau có 1 viên tướng nói: - Kế sách thì có nhưng mà sợ chúa công không dùng. Các quan trông ra là quân sư Điền Phong. Công Tôn Độ đáp: - Thế khanh có kế gì, xin nói ra cho mọi người cùng hay. - Bây giờ, nếu quân ta và quân Lữ Bố giao chiến thì sẽ bất lợi về 2 mặt, thứ nhất hao binh tổn tướng, thứ hai sẽ rất có lợi cho Tào Tháo và Tôn Quyền, lúc trước ta nghe nói Văn Ương tướng quân đi vào vạn quân mà như đi ngắm cảnh, vậy thì xin tướng quân làm chủ soái, Thẩm Phối và Phùng Kỷ làm phụ tá nắm 8 vạn quân tinh nhuệ cắm trại trước thành Bình Nguyên, khi giặc đến giao chiến thì chỉ cho quân ra oai, khí thế rợp trời, để cho giặc thấy cái mạnh của ta mà không giám đánh. Một mặt ta sẽ dùng 3 tất lưỡi để sang kết liên minh với Lữ Bố, chúa công và Lữ Bố sẽ mãi là anh em, tiếp tục phát triển quân lực,chờ ngày liên hợp với Lữ Bố chống Tào- Điền Phong đáp. Các quan ai cũng cho là kế hay. Mọi việc hành sự đúng như kế sách của Điền Phong, quân Lữ Bố kéo đến đánh thấy quân của Công Tôn cờ thế rợp trời, hàng ngũ chỉnh tề, giáo thương tua tủa, nhưng việc quân không thể chậm trễ nên Lữ Bố cầm đoàn quân xông thẳng vào, Văn Ương giả vờ tháo chạy nhưng vừa chạy cho quân chạy theo hình chữ U, quân Lữ Bố lọt vào trận địa, Văn Ương cho quân đánh lại, khiến cho quân Lữ Bố tử thương khá nhiều, từ đó không giám tiến công mấy ngày liền. Cùng lúc đó, có một chiếc xe ngựa chở người và một số lễ vật, người trong xe chính là Điền Phong, tiến thẳng đến trại Lữ Bố. Lại nói về phía Lữ Bố, mấy ngày rồi không tiến công nên lúc nào cũng đâm nghĩ bèn viết thư về hỏi Trần Cung ở Bắc Hải, Trần Cung đáp: - Quân giặc cố thủ không đánh, vậy là có ý kết minh với chúng ta, ắt hẳn sẽ có khách quý đến thăm, chúa công hãy cố lánh mặt vài lần, nếu như đợi được thì việc kết minh chắc chắn là thật. Thư về tay Lữ Bố chưa được mấy hôm thì có chiếc xe ngựa chở sứ giả của Công Tôn Độ đến, Lữ Bố theo kế tránh mặt, Điền Phong diện kiến mấy lần không được nên đành đến tệ doanh ngồi chờ tin, mấy ngày sau Lữ Bố biết được tin sứ giả vẫn còn nên cho gọi vào, hỏi ra mới biết là quân sư Điền Phong của Công Tôn Độ, Lữ Bố hỏi: - Ngươi đến đây làm gì? - Hạ thần đến đây ngoài việc dâng lễ vật thì còn có việc khác thưa chúa công.-Điền Phong đáp. - Chắc là việc liên minh với ta?-Lữ Bố trả lời. - Quả không sai, chúa công thật sáng suốt?-Điền Phong đáp - Thế ta có 2 điều kiện, thứ nhất mỗi năm các ngươi phải dâng cho ta 5 vạn hộc lương, 10 ngàn nén vàng, thứ hai các ngươi phải dâng cả vùng Bình Nguyên cho ta thì mới xong,các ngươi có làm được không?-Lữ Bố trả lời. Điền Phong liền đáp: - Điều kiện một thì có thể nhưng điều kiện hai thì rất khó vì Bình Nguyên là nơi điểm yếu trong các Tịnh U Ký Châu của thần, nếu như mất nó thì mất đi cái nòng cốt. - Vậy ý ngươi là không chấp nhận điều kiện của ta, xin mời tiên sinh đi cho.-Lữ Bố trả lời có vẻ giận giữ. Điền Phong không nói gì mà chỉ cười to, khiến cho mọi người đều không hiểu là ý gì, Điền Phong đáp: - Nếu chúa công đem quân đánh thì tất vấp phải 3 điều, thứ nhất là cơ hội cho Tào quân ở Bộc Dương đang chuẩn bị đánh Thanh Châu, thứ hai là cơ hội cho họ Tôn ở Giang Đông đang muốn chiếm Từ Châu từ lâu rồi, thứ ba là ngài phải đối địch gặp mặt với chính chúa công của ta, chúa công thế cô ắt khó thủ, chỉ có cách liên minh với chúa công ta, cùng nhau góp sức chống Tào, phá Tôn. - Ngươi nói thì ta mới nhận ra xuýt nữa thì ta để mất một cơ hội rồi, ta sẽ cho người lập tức viết văn tự liên minh với Công Tôn ngay – Lữ Bố đáp. Xin tiên sinh về báo lại với Công Tôn huynh đi. Điền Phong về đến nhà, đích thân chúa công Công Tôn Độ ra đón, các thần khen ngợi Điền Phong hết lời, vì giúp giải thoát được một mối họa quan trọng. Từ đó, Điền Phong ngày đêm thao luyện quân sĩ, để chống lại 1 trận chiến lớn sắp xảy ra. Lại nói về Lưu Huyền Đức, sau khi mất Thành Đô, ngày đêm tập luyện quân bị chờ ngày trả thù Tào. Cùng lúc đó, Tào Tháo phái Bàng Đức, Trần Thái, Quách Hoài, Hoa Hùng, Hạ Hầu Bá mỗi người cầm 1 vạn 5 quân từ Tử Đồng, Tương Dương kéo sang Giang Dương Thành của Lưu Bị, mặt phía nam Mạnh Hoạch cho các tướng Đặng Ngãi, Đặng Trung, Châu Nghi lĩnh 5 vạn quân kéo lên đánh Lưu Bị. Hai mặt vay chặt, Lưu Bị triển quân thế nào xem hồi sau sẽ rõ.
Tình hình là ở khu vực mình ở, thường xuyên bị cúp điện liên tục nên không thể viết được nên các đọc giả thông cảm giùm.
Chương 3: Khổng Minh dụng binh tài tình Lệnh Minh tử chiến, Hạ Hầu cứu nguy Lưu Bị khi nghe tin Tào Tháo bắt đầu xuất quân, bèn ngày đêm cho lính mời Khổng Minh trở về thành dụng binh. Khổng Minh vừa về Lưu Bị ra đón, liền hỏi: - Quân sư biết tin gì chưa? - Chắc là tin, Tào Tháo và Mạnh Hoạch sắp xuất quân đánh Giang Dương thành? Thần đã có kế sách vậy xin chúa công gọi các quan thần vào họp. - Được, ta cho người gọi ngay. Các quan tập họp đông đủ rồi, Khổng Minh nói: - Phía Bắc thành đi qua môt ngọn núi, có một dãy núi tên là Ngự Sơn, có chỗ thấp chỗ cao, lại đối diện với ngọn núi thì lại có một khu rừng, gọi là Quang Lâm, suốt năm dù ngày hay đêm đều không có một chút anh sáng, cả hai tiện lợi cho ta mai phục, vậy xin Trương Phi, Mã Siêu mỗi người cầm 1 vạn quân mai phục trên núi, còn Quan Hưng, Trương Bào đứng trong rừng, các người thấy đạo quân đầu đi qua thì không đánh, đợi đạo quân thứ hai đi qua, các người cùng ập ra đánh ắt thành công, rồi 4 tướng quân trấn thủ ở đó đợi quân Tào quay lại. - Thế còn ta thì sao. Các quan nhìn lại thì là Quan Vân Trường. - Tướng quân chớ lo, tướng quân bây giờ cầm 2 vạn quân kéo về Vĩnh An trấn thủ, ắt họ Tôn sẽ đem quân sang đánh. Các tướng ai nấy lĩnh mệnh đi làm ngay, Quan Sách, Bình ra cuối, Khổng Minh gọi lại nói nhỏ “: Các người cầm 8 ngìn quân đến sau chặn quân Tào, đợi quân Trương Phi, Mã Siêu, Trương Bào rồi kéo lại 2 mặt đánh giặc”, Quan Bình, Sách lĩnh binh đi ngay. Khổng Minh lại nói: - Còn mặt phía Nam, Trần Đáo, Lưu Phong, Lôi Đồng mỗi người dẫn 1 vạn quân, Triệu Vân kéo 2 vạn quân kỵ binh đi tiên phong, lần này ắt hẳn Tử Long tướng quân sẽ gặp Đặng Ngãi, Đặng Ngãi văn võ song toàn không kém gì Hàn Tín khi xưa, nên ta cho Bàng Thống theo tướng quân làm phó tướng. Lại nói về Tào Tháo, Tào Tháo vốn rất ghét Lưu Bị nên lúc nào cũng đưa quân xuống đánh, lần này Tào Tháo sai Quách Hoài, Trần Thái, Hạ Hầu Bá dẫn mỗi người cầm 1 vạn 5 quân, Bàng Đức thống lĩnh 2 vạn kỵ binh tinh nhuệ đi tiên phong, ngày đêm kéo quân đến Giang Dương thành. Đạo quân của Bàng Đức đi trước, Quách Hoài Trần Thái đi sau, thấy cảnh hoang vu, nghĩ ắt có phục binh bèn cho quân quay lại báo với 2 tướng, thấy người chết hoang tàn, Bàng Đức sai người xem quân sĩ ai còn sống, được một lúc thì lính về báo rằng: - Thưa chủ tướng, lúc đi ngang qua khu này, đạo quân của Quách Hoài, Trần Thái tướng quân bị phục kích, quân địch rất đông, hai tướng quân Quách Hoài Trần Thái cùng các lính phải mở đường máu để chạy thoát. Nói đến đó, Bàng Đức liền cho quân quay lại thì thấy quân Lưu Bị đã đợi sẵng chờ nghênh chiến, tướng đi đầu là Trương Phi, Mã Siêu, Trương Bào, Quan Hưng, nhưng phía sau lại có 2 tướng Quan Sách, Quan Bình dẫn binh đánh hậu. Mã Siêu nói to: - Lệnh Minh, ta với cậu trước thân như anh em, tình như thủ túc, cớ sao bây giờ cậu lại làm tướng cho giặc Tào, nay theo ta về với Lưu Bị, sống chung dưới một mái nhà, có được không? - Mặc dù, ta với huynh đã từng là anh em nhưng Tào Tháo có ơn với ta, một khi đã thờ thì phải thờ trung thành, không được 2 mặt, nên ta cáo lỗi – Bàng Đức đáp. Bàng Đức nói dứt lời thì 2 bên xông vào chém giết, quân Bàng Đức cô thế, lại thêm quân Lưu vây chặt nên khó mà phá được vòng vây, Bàng Đức nói: - Thế là đời ta đến đây kết thúc. Bèn xông vào tử chiến một phen, các 4 tướng thấy Bàng Đức càng đánh càng hăng, liền kéo quân lại ngày một vậy chặt hơn. Được một lúc thì ở đàng sau hậu quân của Trương Phi có loạn, trông mãi ra là Hạ Hầu Bá, Hạ Hầu Bá lúc bấy giờ kéo quân ở Tương Dương ra chậm, đi đến 1 lúc thì thấy 2 tướng Quách Hoài Trần Thái chạy đến báo bị phục kích, Bàng Đức tướng quân đang bị vây chặt, xin Hạ Hầu Bá đến cứu gấp. Hạ Hầu Bá đem quân phá vòng vây, Bàng Đức theo quân chạy thoát, Trương Phi định kéo theo truy sát thì bị Mã Siêu giữ lại, liền nói: - Lệnh Minh lúc trước là anh em của ta, ta không muốn làm khó dễ huynh ấy nữa, chúng ta kéo về báo tin cho chúa công và quân sư vậy. Trương Phi nghe vậy kéo quân trở về. Lại nói về mặt phía Nam, Triệu Tử Long dẫn quân đi tiên phong, Đặng Ngãi cũng kéo binh đi đầu, 2 bên gặp nhau giao chiến, Triệu Vân xốc ngựa ra đánh nhau với Đặng Ngãi, 2 tướng đánh nhau từ trưa đến chiều vẫn bất phân thắng bại, Bàng Thống bèn cho khua chiên, Triệu Vân kéo về, rồi lập doanh trại chờ quân các tướng đi sau kéo quân đến, mặt kia Đặng Ngãi cũng lập trại chờ viện binh. Ra quân thế nào, xem hồi sau ắt rõ.
Chương 4: Đặng Ngãi thua binh tháo chạy Bàng Thống di thư lấy Vân Nam Đã được gần một tháng, nhưng vẫn chưa có tiến triển gì, Triệu Vân nghĩ mãi mà vẫn không được nên nghĩ lại lúc trước, Gia Cát quân sư có dặn Bàng tiên sinh đi theo quân giúp đỡ ta, bèn chạy đến hỏi kế sách, Bàng Thống nói: - Kế thì ta có nhưng vì Tử Long tướng quân không hỏi thôi. - Vậy xin tiên sinh chỉ kế cho – Triệu Vân đáp. - Bây giờ, tướng quân ra khiêu chiến với địch, một mặt thì khiêu chiến, mặt khác tướng quân cho Trần Đáo, Lưu Phong kéo một đạo quân đánh mặt hậu, quân địch tất thua – Bàng Thống trả lời. - Vậy Tử Long xin theo kế mà dùng. Triệu Vân sau khi về trướng liền phái người ra khiêu chiến, rồi phái Trần Đáo, Lưu Phong mỗi người cầm 5 ngìn quân đánh phá mặt hậu của địch, Triệu Vân đích thân đánh mặt chính. Đúng như kế của Bàng Thống, hai bên dàn quân được một lúc thì thấy phía sau hậu quân có loạn, Đặng Ngãi liền sai Châu Nghi, Đặng Trung ra xem, Triệu Vân cho lính từ lầu cao nhìn xuống thấy hậu quân giặc có loạn, bèn kéo đại quân đánh tới, Đặng Ngãi trở tay không kịp nên bị Triệu Vân chém ngay vai trọng thương, liền ra lệnh rút quân. Đặng Ngãi về đến trại vai bị thương nặng, ngự y phải băng bó mới cầm được máu chảy, liền hỏi hai tướng về tổn thất hôm nay, hai tướng đáp: - Thưa chủ soái, quân ta mất gần 2 vạn quân và 500 chiến xa. - Thế còn địch – Đặng Ngãi. - Dạ thưa, chỉ có 3 ngìn quân – 2 tướng trả lời. Đặng Ngãi nghe đến đó thì tức đến phụt máu. Các tướng đưa vào trong trướng nằm nghỉ, được một lúc thì Đặng Ngãi liền cho gọi 2 tướng vào tiếp kiến, rồi nói: - Quân địch trận này thắng, ắt đang mở tiệc mừng, đêm nay ta phải đích thân dẫn quân cướp trại giặc. - Vết thương chủ soái chưa lành, mà chủ soái lại đích thân đem quân đi thì? – hai tướng cùng đáp. Đặng Ngãi cười to, rồi nói : - Vết thương thì không hề gì, lần này ta phải lấy đầu tên Triệu Vân thì ta mới hả cái hận trong lòng. Mới vừa dứt lời, liền triệu tập binh mã chuẩn bị cướp trại giặc. Lại nói về trại Triệu Vân, thắng trận về các tướng mở tiệc mừng quân. Cùng lúc đó Bàng Thống chạy vào trướng Triệu Vân, Triệu Vân thấy liền nói: - May mà có kế của tiên sinh, nay quân ta thắng trận, ta xin cạn với tiên sinh một chén vậy. Bàng Thống vạt tay với vẻ mặt giận giỡ, bèn nói: - Giờ này mà còn mở tiệc thì ắt chết cả. - Có chuyện gì mà sao lại hốt hoảng vậy tiên sinh – Triệu Vân hỏi lại với khuôn mặt đầy tỉnh táo. - Ta mới ra khỏi trại thì thấy một cây cờ bị gió thổi ngã, liền nghĩ quân giặc sắp cướp trại đêm nay, nên ta chạy đến chỗ tướng quân gấp – Bàng Thống trả lời. Triệu Vân sau khi nghe liền gọi các tướng vào trướng, nói ngay: - Ra lệnh cho toàn quân chỉnh tề, nếu ai còn nói đến việc mừng quân thì chém ngay, các tướng mau chia ra mà hành sự. - Vậy tiên sinh có kế sách gì không – Triệu Vân nói với Bàng Thống. - Đêm nay, tướng quân cho quân phục ở quanh trại, quận giặc thấy có quân phục ắt rút lui, một nửa tướng quân cho Lưu Phong, Trần Đáo kéo đến chiếm trại giặc, còn lại tướng quân kéo thẳng đến Kiến Ninh công thành, mặt khác ta sẽ cho lính mai phục ở khắp trên đường đi của địch. Triệu Vân nhận kế rồi, cho các tướng xếp quân đi ngay trong đêm. Đúng theo như kế Bàng Thống, tối hôm đó, Đặng Ngãi đang đêm dẫn binh đến cướp trại Triệu Vân, thấy trại canh gác lơ lỏng, nên xông thẳng vào trại, vào đến trại thì không thấy ai cả, liền nghĩ trúng kế bèn cho quân quay lại, nhưng không ngờ tên lửa đã bắn khắp nơi vào trại, liền thúc quân chạy thẳng về trại chính, khi về đến trại thì thấy Lưu Phong, Trần Đáo đã đem quân chiếm trại, hai bên giao chiến với nhau một hồi thì Đặng Ngãi cho binh rút về Kiến Ninh. Trên đường đi của Đặng Ngãi, đều bị phục kích, khi về đến Kiến Ninh thì thành đã bị Triệu Vân chiếm từ lâu, Đặng Ngãi tức đến nổi máu từ trong vết thương vỡ ra, chết đi sống lại mấy lần, may có các tướng dẫn về Vân Nam dưỡng thương. Được mấy hôm, Triệu Vân nhận được 2 vạn quân viện binh từ Lưu Bị và viết một bức mật thư trong đó chủ ý là phải bình định luôn cả Vân Nam. Cùng lúc đó, có quan viên đến báo tin là Bàng tiên sinh đang bệnh nặng lắm. Triệu Vân nghe tin hoảng sợ chạy liền đến thăm và hỏi bệnh tình : - Tiên sinh mới thấy khỏe mạnh, tại sao lại bệnh rồi thế này, tiên sinh mà có bề gì thì tại hạ biết nói thế nào với chúa công đây ? – Triệu Vân nói. - Bệnh tình của ta ắt không có gì quan trọng đâu, chỉ tại khí trời khác với Trung Nguyên mà thôi – Bàng Thống trả lời. Bàng Thống bèn cho người viết một bức mật thư gửi cho Triệu Vân, và nói với viên hậu cần : - Khi nào có quân Mạnh Hoạch đến đánh thì ngươi hãy đưa bức thư đầu tiên này cho Triệu Vân, khi nào dẹp xong giặc thì ngươi mới đưa bức thư hai, mọi chuyện trông chờ ở ngươi vậy? Đúng mấy ngày sau thì Mạnh Hoạch kéo 7 vạn quân, đích thân mình làm đại soái dẫn binh trả thù cho Đặng Ngãi và lấy lại Kiến Ninh. Mật sách thế nào, xem hồi sau sẽ rõ.