Tất cả những gì bạn muốn biết về anime, anime là gì??? các thể loại???

Thảo luận trong 'Anime và Manga' bắt đầu bởi TìnhBáoViênPK, 30/4/06.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. TìnhBáoViênPK

    TìnhBáoViênPK Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    27/2/06
    Bài viết:
    9
    Nơi ở:
    xxxxxxx
    Anime, Manga và Otaku ?

    Anime (đọc là a-ni-mê), được hiểu là hoạt hình có xuất xứ từ Nhật Bản. Tiếng Nhật của từ này có nghĩa là Họat hình. Khác với khái niệm họat hình thông thường vốn được xem dành cho trẻ em, Anime rất đa dạng về chủng loại và đối tượng người xem: có hành động, hài hước, tình cảm, bi kịch, rồi cho con nít, cho người lớn. vv...Nhiều người đồng hóa anime với các nhân vật có mắt to gần 1/3 khuông mặt, chân dài siêu người mẫu, cằm nhọn hoắc ..vv.. cũng không đúng lắm. Anime có nhiều phong cách và trường phái. Đáng chú ý là những anime nghiêm túc mang tính "thật" cao. Điển hình là: Akira, Ghost in the Shell, Jin-roh, Perfect Blue. Đó là chưa kể đến những hoạt hình 3D chẳng hạn như Final Fantasy: The Spirit Within.

    Manga (đọc là măng - ga) là truyện tranh Nhật Bản. Những truyện tranh từ biếm họa trên báo đến truyện tranh tiểu thuyết đều có thể gọi là manga. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về manga ở bài viết Vài nét về manga Nhật Bản.

    Otaku (đọc là ô - ta -ku) là danh từ ám chỉ những người yêu thích anime hay manga cuồng nhiệt. Nhiều otaku cuồng nhiệt đến mức có thể quên ăn quên ngủ, thậm chí từ bỏ tất cả, tự cách ly bản thân ra khỏi các hoạt động xã hội (!) để tập trung vào thú vui của mình. Nếu có cơ hội các bạn nên tham khảo Otaku No Video, một anime / phim tư liệu của Gainax châm biếm thế giới Otaku, phản ánh nhiều nét rất thật của các đồng đạo ở Nhựt Bản. (tất nhiên là trừ cái vụ ngồi phi thuyền đi tìm hành tinh anime ^^) Hàng năm bên ngoài Nhật Bản nhiều cuộc hội thảo họp mặt của các otaku được tổ chức. Tiếc là chưa có cái nào ở VN ta ^^.

    Đặc trưng của anime và manga ?

    Tình tiết và cốt truyện phức tạp - Đa số Anime và Manga có cốt truyệt đạt đến mức chi tiết đáng thán phục. Nói chung là văn hóa Nhật bản ít bị dị ứng hơn với những thứ câu khách như bạo lực và các cảnh khỏa thân đầy rẫy trong Anime và Manga. Nhưng điều này không có nghĩa là Anime và Manga ít tình tiết. Đối lập là đằng khác, luôn tạo tình huống thú vị cho độc giả / khán giả. Anime và Manga cũng thường không bị theo 1 Mô típ nhất định. Nó đa dạng và sinh động hơn những phim hoạt hình hay truyện tranh khác mà chúng ta từng biết đến.

    Phong cách và chủ đề đa dạng - Chủ đề của Anime và Manga không bị giới hạn. Bạn có thể tìm thấy bất cứ chủ đề gì từ tầm phào đến rất nghiêm túc. Chủng loại cũng rất phong phú: hành động, phiêu lưu, hài hước, kinh dị, viễn tưởng hay thể thao. Anime và Manga cũng không quá tập trung vào một loại lứa tuổi, có tính thu hút cao với nhiều đối tượng. Sự cảm nhận của đọc giả / khán giả vì thế thường có "nhiều tầng". Trẻ em thích Anime và Manga vì nó đẹp, bắt mắt. Trong khi đó người lớn thì bị cuốn hút bởi ý tưởng và sự phức tạp chứa đựng trong Anime và Manga mà trẻ em không thể cảm nhận được.

    Tình cảm - Yếu tố tình cảm trong Anime và Manga thường rất cao. Cho dù là hành động, hài hước, lãng mạn, bi kịch thì Anime và Manga luôn ẩn chứa tình cảm và có thể nói là vượt bậc so với các truyện tranh, hoạt hình khác và kể cả phim nhựa người thật đóng.

    Nét vẽ đẹp - Nét vẽ trong Anime và Manga rất được chú ý về chi tiết lẫn phong cách. Cách vẽ mắt rất đặc biệt cho phép nhân vật Anime và Manga có hồn của riêng nó và thể hiện cảm xúc. Về hoạt hình thì Anime chú ý nhiều tới sự trao chuốt đẹp đẽ của bản vẽ hơn là sự luân chuyển hình ảnh nhịp nhàng (Walt Disney). Có lẽ chính vì vậy mà Anime bắt mắt hơn.

    Anime TV, OVA, Movie khác nhau thế nào ?

    Anime được chia làm 3 nhóm tương đối riêng biệt gồm: Series TV, OAV và film dành cho màn ảnh rộng.

    Nhóm đầu tiên mà đại diện có thể kể ra là: Captain Haddock, Candy, Mystery of the City of Gold được phổ biến nhiều nhất, và cũng bị phương Tây chỉ trích nhiều nhất về chất lượng. Mỗi TV series kéo dài từ 20 đến 400 tập 20 phút, với số ảnh động đôi khi chỉ còn 3 ảnh/giây, đã phần nào làm giảm hiệu quả của animation nếu so sánh với tiêu chuẩn 15 ảnh/giây cho series TV và 24 ảnh/giây cho film màn ảnh rộng của Disney. Tuy nhiên vẫn không thiếu những series ghi dấu thành công nổi bật như Evangelion, Nadia: The Secret of Blue Water…

    OVA là anime phát hành thẳng dạng Video. Xuất phát tương đối nhiều từ những series căn bản, OVA là sự độc quyền nhắm vào thị trường video. Những series này được đầu tư một ngân sách đáng kể, với chất lượng chung vượt trội hơn so với các TV series tương ứng. Thời lượng các OVA khoảng 30 - 45 phút và kịch bản thường đa phần khác biệt so với các series khởi điểm, được thực hiện bởi các tên tuổi lớn về Anime hay Manga - Truyện tranh Nhật. Đôi khi OVA là bước đệm cho sự xuất hiện trên màn ảnh rộng. OVA có thể tồn tại hoàn toàn độc lập với Manga.

    Film màn ảnh rộng là sự nhìn nhận tối hậu sự tồn tại của một manga. Rất ít manga được chuyển thể thành film màn ảnh rộng ngoại trừ những tác phẩm rất ăn khách và thật sự ấn tượng. Chất lượng hình ảnh và sự phức tạp về kỹ thuật của các Anime dạng này có phần lấn lướt Disney và điều này có thể làm nhiều người ngạc nhiên. Từ khi Akira của Katsushiro Otomo xuất hiện trên màn ảnh, phương Tây khám phá ra một thiên đường Anime bị che lấp từ lâu bởi sự thống trị của Hollywood. Sự sống động vượt trội, kịch bản phong phú về tính thông đạt và độ sâu tâm lý, mức độ trau chuốt về mỹ thuật và sự kích hoạt không ngừng trí tưởng tượng của các Anime này hiện tại đã được nhìn nhận là khuôn mẫu tham khảo cho giới làm film hoạt hình quốc tế. Cánh cửa đã mở và những tuyệt phẩm Anime nối tiếp nhau làm sững sờ khán giả và những nhà phê bình fim ở các nước khác, Từ những thi phẩm Anime đầy nhân bản của Hayao Miyazaki như Nausicaä of the Valley of the Wind, Laputa: The Castle in the Sky, Princess Mononoke, Porco Rosso cho đến tài năng ngoại lệ của Mamoru Oshii với Ghost in the Shell.
     
  2. TìnhBáoViênPK

    TìnhBáoViênPK Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    27/2/06
    Bài viết:
    9
    Nơi ở:
    xxxxxxx
    Anime TV, OVA, Movie khác nhau thế nào ?

    Anime được chia làm 3 nhóm tương đối riêng biệt gồm: Series TV, OAV và film dành cho màn ảnh rộng.

    Nhóm đầu tiên mà đại diện có thể kể ra là: Captain Haddock, Candy, Mystery of the City of Gold được phổ biến nhiều nhất, và cũng bị phương Tây chỉ trích nhiều nhất về chất lượng. Mỗi TV series kéo dài từ 20 đến 400 tập 20 phút, với số ảnh động đôi khi chỉ còn 3 ảnh/giây, đã phần nào làm giảm hiệu quả của animation nếu so sánh với tiêu chuẩn 15 ảnh/giây cho series TV và 24 ảnh/giây cho film màn ảnh rộng của Disney. Tuy nhiên vẫn không thiếu những series ghi dấu thành công nổi bật như Evangelion, Nadia: The Secret of Blue Water…

    OVA là anime phát hành thẳng dạng Video. Xuất phát tương đối nhiều từ những series căn bản, OVA là sự độc quyền nhắm vào thị trường video. Những series này được đầu tư một ngân sách đáng kể, với chất lượng chung vượt trội hơn so với các TV series tương ứng. Thời lượng các OVA khoảng 30 - 45 phút và kịch bản thường đa phần khác biệt so với các series khởi điểm, được thực hiện bởi các tên tuổi lớn về Anime hay Manga - Truyện tranh Nhật. Đôi khi OVA là bước đệm cho sự xuất hiện trên màn ảnh rộng. OVA có thể tồn tại hoàn toàn độc lập với Manga.

    Film màn ảnh rộng là sự nhìn nhận tối hậu sự tồn tại của một manga. Rất ít manga được chuyển thể thành film màn ảnh rộng ngoại trừ những tác phẩm rất ăn khách và thật sự ấn tượng. Chất lượng hình ảnh và sự phức tạp về kỹ thuật của các Anime dạng này có phần lấn lướt Disney và điều này có thể làm nhiều người ngạc nhiên. Từ khi Akira của Katsushiro Otomo xuất hiện trên màn ảnh, phương Tây khám phá ra một thiên đường Anime bị che lấp từ lâu bởi sự thống trị của Hollywood. Sự sống động vượt trội, kịch bản phong phú về tính thông đạt và độ sâu tâm lý, mức độ trau chuốt về mỹ thuật và sự kích hoạt không ngừng trí tưởng tượng của các Anime này hiện tại đã được nhìn nhận là khuôn mẫu tham khảo cho giới làm film hoạt hình quốc tế. Cánh cửa đã mở và những tuyệt phẩm Anime nối tiếp nhau làm sững sờ khán giả và những nhà phê bình fim ở các nước khác, Từ những thi phẩm Anime đầy nhân bản của Hayao Miyazaki như Nausicaä of the Valley of the Wind, Laputa: The Castle in the Sky, Princess Mononoke, Porco Rosso cho đến tài năng ngoại lệ của Mamoru Oshii với Ghost in the Shell.
     
  3. TìnhBáoViênPK

    TìnhBáoViênPK Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    27/2/06
    Bài viết:
    9
    Nơi ở:
    xxxxxxx
    Các thể loại anime


    Action/Adventure – Hành động, phiêu lưu: - phong cách thường gặp khi cốt truyện bám theo một điều bí ấn nào đó chi phối toàn bộ cuộc phiêu lưu (Ví dụ: The Slayers, Legend of Arislan, Lodoss War, RG Veda)

    Mecha – Máy móc: - Rô bốt khổng lồ. Đó là cách dễ nhất để nhận dạng. Có thể là rô bốt tự động hoặc rô bốt có người lái (Ví dụ: Gundam, Neon Genesis Evangelion, Megazone 23, Armored Trooper Votoms)

    hentai: - đơn giản… phim dành cho người lớn (Porn). Có nhiều thể loại nhỏ

    - General/Normal - bình thường: - Mối quan hệ nam-nữ bình thường có thể dựa trên action/adventure, scifi hoặc bất kỳ thể loại nào khác

    - Yaoi: - Đồng giới nam.

    - Yuri: - Đồng giới nữ.

    - Tenicals/Creatures – Quái vật: - Thể loại kinh dị/kinh tởm nhất. Quái vật, ma quỷ… XX với người bình thường.
    (ọe gớm chết được, khuyến cáo kko nên tìm hiểu thể loại nì!!!!)

    Science Fiction – Khoa học viễn tưởng: - Tương lai hoặc các công nghệ cao hoặc các con tàu không gian. Giống như thể loại scifi phim bình thường (Ví dụ: Ghost In The Shell, Venus Wars, Iria:Zeiram, Baoh)

    Shoujo: - Được làm chủ yếu dành cho khán giả nữ. Lãng mạn, hài hước, yêu mãnh liệt, những nhân vật nữ chính mạnh mẽ. Có thể có những yếu tố giả tưởng (Ví dụ: Card Captor Sakura, Fancy Lala, Himi chan's Ribbon, Marmalade Boy)

    Horror – Kinh dị: - Dễ hiểu, ma quỉ, giết chóc, chết, sợ hãi (Ví dụ: Wicked City, Demon City Shinjuku, Vampire Hunter D, Devilman)

    Marial Arts – Võ thuật chiến đấu: - Chiến đấu, đánh, đấm, vũ khí… (Ví dụ: Fists of the North Star, Street Fighter, Rurouni Kenshin, Flame of Recca)

    Comedy – Hài kịch: - Có thể có nhiều comedy rất dở nhưng chắc chắn bạn sẽ thích một vài bộ (Ví dụ: Ranma 1/2, Tenchi)

    Fantasy – Phiêu lưu: - Những thứ thật sự không tồn tại ngoài đời (tất cả anime?) Những thứ ở tương lai mà khó giải thích… Những vùng đất không có thật… (Ví dụ: Bastard, Sorcerer Hunters, Tokyo Mew Mew)

    Romance – Lãng mạn: - Yêu, chuyện về tình yêu, đắm say… Những lời nói ngọt ngáo. (Ví dụ: Tenchi, Fushigi Yugi, Blue Seed)

    Drama - Kịch tính: - Những câu chuyện hay nhưng kết thúc buồn, nhân vật nam chính hoặc nữ chính chết. Nói chung là buồn (Ví dụ: Saishuu Heiki Kanojo, Mermaid's Scar)

    CyberPunk: - Không biết giải thích thế nào. Các băng nhóm, tương lai, thuốc nhiện?? (IE: Akira, Cyber City OEOO 808)
     
  4. TìnhBáoViênPK

    TìnhBáoViênPK Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    27/2/06
    Bài viết:
    9
    Nơi ở:
    xxxxxxx
    Tên gọi và vị trí những người hoạt động trong công nghệ Anime Nhật Bản :




    1. Original Creator ( Gensaku) - Tác giả gốc : Tác giả gốc là người sáng tạo ra bản gốc nguyên thủy của câu truyện. Đó có thể là tác giả bản gốc manga, một nhà viết tiểu thuyết, một lập trình game, một đạo diễn truyền hình, nhà viết kịch, nhà văn, nhà tiên tri, hiều triết hay bất cứ ai nẩy ra ý tưởng ban đầy cho câu truyện.


    2. Director ( Kantoko) - Đạo diễn : Người đạo diễn chịu trách nhiệm về toàn bộ hình ảnh và cảm xúc của một chương trình và là người chỉ đạo cho tác phẩm.

    Người đạo diễn xác định loại nào của chương trình mà ông ta muốn làm và tạo ra một bộ cốt truyện, mà việc vẽ liên tục chi tiết các cảnh chuyên môn của chương trình, các loại hiệu ứng thị giác, nguyên bản. Họ có những thông tin khác nhau về đoạn đối thoại, âm nhạc, việc quay phim và như là phục vụ cơ bản cho các họa sĩ hoạt hình để tạo ra bố cục cho chúng, sau đó chi tiết hình vẽ lên (đôi khi bản thảo truyện của đạo diễn bao hàm nhiều hơn thế nữa. Vài bức phát họa rất dối và vài bức phải thêm rất nhiều chi tiết vào hình vẽ ).


    3. Enshutsu: thường được dịch là đạo diễn hoạt hình hay đạo diễn kỹ thuật. Enshutsu là một trong những công việc khó khăn nhất và quan trọng nhất trong công nghiệp hoạt hình Nhật Bản. Người enshutsu là người ở giữa đạo diễn (Kantoko) và đội ngũ sản xuất. ông ta chịu trách nhiệm kiểm tra lại và giám sát chương trình cả một tác phẩm, từ câu truyện ban đầu đến sản phẩm phát hành cuối cùng, và trong nhiều trường hợp, phải điều khiển toàn bộ tác phẩm. ông ta kiểm tra hình toàn bộ hoạt cảnh khi chúng được làm, xếp đặt các cảnh trước khi chúng vào máy quay, chỉ đạo âm thanh và thu âm giọng rồi toàn bộ biên tập cùng với rất nhiều việc khác. Công việc chính xác và vị trí thay đổi từ công ty này qua công ty khác, và từ chương trình này qua chương trình khác luôn. Đôi khi các enshutsu chia bớt công việc lặt vặt cho các đạo diễn, đôi khi ông hay bà ta cán đán chương trình và đạo diễn ngồi phía sau ung dung nhìn. Trong các tác phẩm lớn có đôi khi có hơn một enshutsu và thường có vài người trợ lý. Quan trọng là phải có một kiến thức tốt về sản phẩm hoạt hình cũng như tài năng nghệ thuật để làm công việc này và nó thường đòi hỏi 4 năm hay nhiều hơn nữa trong ngành trước khi ai đó có thể làm tốt công việc.

    4, Character Designer- Người thiết kế nhân vật : Như đúng tên gọi, người này thiết kế ra các nhân vật cho chương trình. Mặc dù việc này có vẻ như là một công việc đầy sáng tạo và thú vị khi mới nhìn thoáng qua, nó cũng là một công việc đòi hỏi khắc khe và khó khăn. Vài người thiết kế rất tự do để thiết kế những gì họ muốn nhưng nhiều lúc họ phải làm việc trong khuôn khổ bắt buộc của các đạo diễn đưa ra, các tác giả gốc, các nhà sản xuất, những người bảo trợ hay các nhóm khác.
    Các người thiết kế nhân vật tạo ra toàn bộ nhân vật và trang phục nhân vật đó và những gì nhân vật có thể mang ( balô, kiếm, súng, cung, đao...) Những người thiết kế nhân vật phải cung cấp một hình mẫu hoàn chỉnh để có thể cho những họa sĩ hoạt hình làm việc từ đó trở nên dễ dàng đi vào hình mẫu và làm công việc của người giám sát hoạt hình đỡ khó khăn hơn.


    5. Animation Supervior ( Sakuga Kantoku) - Người giám sát hoạt hình : Người Sakuga Kantoku ( hay thường được gọi là Sakkan) là người giám sát, kiểm tra và sửa chữa những nét chính các họa sĩ hoạt hình vẽ. Việc thay đổi có thể do nhiều lý do nhưng hầu hết thường để mang đến các nhân vật "đúng mẫu"- do đó họ sửa một ít bản thiết kế nhân vật. Người giám sát hoạt hình thường, nhưng không phải là luôn luôn, là người thiết kế nhân vật và làm nhiều bản thiết kế các nhân vật phụ ngẫu nhiên ( toàn bộ đồn trang trí xuất hiện của các nhân vật anime không liên quan đến chính chương trình trên hậu cảnh thường là do những người giám sát hoạt hình ).


    6. Key Animators ( Genga)- Các họa sĩ vẽ chính : Các hoạ sĩ vẽ chính hay Gengamen ( mặc dù họ có thể là women) , làm việc trên bản thảo truyện để tạo ra bố cục, định ra kích cỡ của các cảnh, các trạng thái và vị trí máy quay nơi các nhân vật và những thứ khác mà những gì hậu cảnh sẽ thể hiện.
    Sau khi sơ đồ sắp xếp OK rồi gengamen vẽ những nét chính cho cảnh mà sau đó gửi cho các đạo diễn và giám sát hoạt hình để chỉnh sửa. Thời gian thể hiện bằng giấy cũng được làm bởi các hoạ sĩ vẽ chính các động tác và chuyển động và quyết định thời gian cho cảnh của film hay video.
    Ở Mỹ, các công việc này được chia ra giữa hai đội ngũ thành viên khác nhau với một nhóm vẽ theo kịch bản, nhóm khác làm công việc sắp xếp sơ đồ và nhóm khác nữa vẽ nét hoạt họa. Có 2-3 bước theo sau các nét và trước khi cels ở Mỹ nhưng chỉ một ở Nhật Bản-inbetweens.


    7. Inbetweening ( Douga) : Người Inbetweeners dùng các nét vẽ chính như là các điểm tham khảo và sản phẩm vẽ thích hợp với vị trí thích hợp hay chưa. Điều này làm các động tác mềm mại hơn và làm hoạt hoạ trông tốt hơn. Việc inbetween nhiều hơn có nhiều động tác hay thay đổi hơn trở nên xa xỉ hơn. Inbetweening là một công việc không có sáng tạo. Nó thiêng về đồ lại các nét vẽ hơn là làm gì khác. Hàng giờ kéo dài và các họa sĩ vẽ chính vẽ dối và tệ hại làm cho những inbetweeners phải làm công việc chà sàn nhà với cái bàn chải đánh răng và đá chúng với cái gót nhọn đôi giày họa sĩ vẽ phim hoạt hình và chẳng bao giờ để họ đi dự vũ hội ở cung điện. Phần kinh khủng nhất của việc trở thành một inbetweener là họ thật sự có thể làm việc trên mọi thứ họ đặt ra và những gì họ làm việc trên kế hoạch của họ nhanh chóng. Sau hai hay ba năm bị vùi dập với công việc Inbetweener các họa sĩ hoạt hình này có thể được thăng tiến lên.

    8. Foreign Subcontractors- Thợ phụ nước ngoài : Có rất nhiều thợ phụ giỏi ở Châu Á nhưng những nhà quản lý sản phẩm có vẻ hạn chế bởi vì bí mật "Lời thề của Nhà quản lý sản phẩm" để bảo vệ túi tiền đến một thời điểm mà họ có thể dùng vài người kinh khủng trước khi họ mất hết kiên nhẫn và trả công người khác tốt hơn. Các việc vẽ được thực hiện nhanh chóng- tuy nhiên chúng chính xác hơn để nói rằng :" các đường bút chì đặt trên con số đề xuất của các mảnh giấy trong sự vội vã lớn" - và trình độ của những người inbetween từ có thể vượt qua xấu ngoạn mục ( chúng tôi luôn giữ những hình "đẹp nhất" và để chúng ở trên mọi nơi người ta có thể nhìn thấy ).
     
  5. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,830
  6. ipridian_elf

    ipridian_elf Voyage perdu

    Tham gia ngày:
    19/3/03
    Bài viết:
    5,678
    Nơi ở:
    Earth
    tenicals :x .. !

    Kron chưa gì đã mò vô đây rồi XD .. nhanh thế ^^
     
  7. SakuragiHanamichi

    SakuragiHanamichi Moderator Moderator

    Tham gia ngày:
    3/8/03
    Bài viết:
    2,499
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Tiếc quá, chú này bị Sên già chém rồi thì phải. Dạo này đang thèm chém mà sao ít người chịu ăn dao quá :D
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này