Multi Thần điện Ninh Tiền Đô 816 bit

Thảo luận trong 'Tin tức - Giới thiệu - Thảo luận chung về game' bắt đầu bởi SPC700, 30/6/23.

  1. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,107
    Topic tổng hợp các bản dịch game trên 2 hệ máy 8 và 16 bit của Ninh Tiền Đô.
    Tất cả những bản dịch được giới thiệu ở đây đều không phải là bản Việt hóa.
    Topic này cũng là nơi tổng hợp các bài viết về mọi kiến thức liên quan tới 2 hệ máy trên.

    A. Game
    1. Hồn đấu la (Famicom, Konami, 1988) + mã nguồn

    [​IMG]

    Hồn đấu la (âm Nhật: Kontora) là game bắn súng được Konami phát triển cho máy Famicom, và là bản mở đầu cho cả series Hồn đấu la trải dài qua nhiều đời máy sau đó. Phiên bản năm 1988 này có lẽ là bản Kontora được nhiều người yêu thích nhất. Đơn giản nhưng thần thái đỉnh cao mà không một phiên bản nào sao đó sánh được. Đây cũng là game khai sinh ra 2 thuật ngữ ngành game là: "phá đảo" (miền Bắc Việt) và "về nước" (miền Nam Việt).

    Bản gốc tiếng Nhật có nội dung hẳn hoi, nhưng khi sang thị trường Mỹ với cái tên Contra thì Konami đã cắt bỏ toàn bộ lời thoại, khiến bao thế hệ game thủ Việt lầm tưởng đây là game bắn súng mất não.
    Bản dịch tiếng Việt này dịch toàn bộ lời thoại của bản Nhật, ngoài ra còn kèm thêm một chức năng mà bản gốc không có:
    - Nhấn nút bí mật để đổi đạn. Mỗi loại đạn tương ứng với một combo nút bí mật khác nhau.

    Bản Nhật/Việt được sản xuất bằng loại Rom chip khác biệt so với bản Âu/Mỹ, mang lại một số hiệu ứng hình ảnh đặc sắc hơn. Chi tiết những điểm khác biệt giữa bản Nhật/Việt với bản Mỹ được liệt kê ở video bên dưới.

    Link tải bản dịch + mã nguồn:
    https://sites.google.com/view/sfc65816/famicom-nes/contra-và-kontora
    https://www.romhacking.net/translations/6585/

    Video liên quan





    2. Ninh da mèo (Famicom, Tecmo, 1991)

    [​IMG]

    "Kyattō Ninden Teyandei" (tạm dịch là "câu chuyện băng Ninja mèo Sàm xí đú") là một game của hãng Tecmo, chạy trên máy Nintendō Famicom và là game ăn theo series Anime cùng tên được chiếu trên truyền hình từ năm 1990 đến năm 1991. Đây là game hài nhảm mất não, rất ít người biết đến ngay tại Nhật Bản. Nhưng kỳ lạ thay, nó lại được biết đến khá nhiều ở Việt Nam. Hầu hết anh em ở thế hệ 7X, 8X đều biết đến con game này với cái tên "Ninh da mèo".
    Bản dịch tiếng Việt này tái hiện trung thực những khoảnh khắc mất não của cái game này.

    Ngoài ra, bản tiếng Việt còn có một số tính năng mà bản gốc không có, như:
    - Mở rộng khung thoại để viết được nhiều dòng hơn, nhiều chữ hơn trên một dòng
    - Nhấn nút bí mật để đổi nhân vật
    - Nhấn nút bí mật để hồi máu
    - Nhấn nút bí mật để hồi Mana

    Link tải bản dịch + mã nguồn:
    https://sites.google.com/view/sfc65816/famicom-nes/ninja-mèo
    https://www.romhacking.net/translations/6619/

    Video liên quan



    3. Huyền Linh 3 (HUYỀN thoại về LINH, Super Famicom 1991)
    [​IMG]

    Tôi biết Huyền Linh từ khoảng năm 1995, nhưng không hề động tới nó. Từ đó tới giờ tôi vẫn luôn có ý nghĩ: ối dào, lại anh nhà nghèo đi cứu công chúa như thằng Mario chứ gì, hay ho gì đâu. Cho tới khi tôi mua máy Switch, người bán luôn mồm quảng bá cho con game cháy nhất lúc bấy giờ là Huyền Linh hơi thở hoang dã. Tôi miễn cưỡng mua về chơi thử...thì không ngờ dính quá.
    Thế là từ đó tôi bắt đầu để ý tới Huyền Linh, gần đây tôi chơi thử phiên bản thứ 3 trong series trên Super Famicom. Và tôi cũng bị dính luôn một mạch...
    Thú thật là nội dung chỉ ở mức xoàng xoàng, chẳng có gì đặc sắc, y hệt như bản hơi thở hoang dã. Đồ họa (cả mặt mỹ thuật lẫn kỹ thuật) và âm nhạc cũng chỉ ở mức trung bình, không phải hàng đỉnh nhất của máy Super Famicom. Nhưng cái dính nhất, cháy nhất của nó là ở lối chơi cực kỳ đặc sắc. Đã ngồi xuống chơi một lần thì mãi dính. Điều này giải thích vì sao mà mãi tới tận năm 2023 này vẫn có hàng triệu người say mê Huyền Linh, và hội những người mê Huyền Linh sẵn sàng đập vào mặt bạn nếu mở miệng chê bai.
    Tôi tìm thấy ở bản Super Famicom này khá nhiều yếu tố mà dòng SoulBorne sau này học hỏi, như cách bố trí màn, cách ẩn Item, và chiếc cầu tàng hình đặc trưng của dòng này. Hãy thử xem một game năm 1991 thực sự đỉnh như thế nào trong thời của nó. Năm 2023, chơi game năm 1991 vẫn không hết choáng ngợp trước một sự đỉnh không hề nhẹ của nó.

    Link tải bản dịch + mã nguồn:
    STONE BOAT - Zelda Densetsu SFC (google.com)

    Romhacking.net - Translations - The Legend of Zelda: A Link to the Past

    Link tải gồm Rom, mã nguồn assembly, file text, các file dữ liệu được dùng trong bản dịch và đặc biệt là còn có cả bản dịch sách hướng dẫn đi kèm băng game.
    Dung lượng bản gốc tiếng Nhật là 8 triệu bit, còn ở bản dịch tiếng Việt này là 16 triệu bit. Sở dĩ bản dịch có dung lượng lớn hơn là bởi vì nó được viết thêm khoảng 15 nghìn dòng code cải tiến về mặt kỹ thuật so với bản gốc, như mô tả dưới đây.

    • Cải thiện tốc độ (bản gốc: Slow Rom, bản dịch: Fast Rom)
    • Khung thoại được mở rộng để viết được nhiều chữ hơn.
    • Khung thoại có màu nền bán trong suốt, thay đổi ngẫu nhiên để cho hiển thị chữ tốt nhất, dễ nhìn dễ thấy nhất. Ở bản gốc thì màu nền của khung thoại là khung rỗng không màu, đôi khi gây khó nhìn vì lẫn với hình ảnh của Background.
    • Có thêm một số event ẩn mà bản gốc không có.
    • Có thêm nhiều lời thoại mới nhằm mang lại cảm giác tự nhiên cho mạch hội thoại. Ở bản gốc, các nhân vật NPC chỉ nói một câu duy nhất khi được hỏi, lặp đi lặp lại vô tận...như một cái máy. Còn ở bản dịch này, các NPC có thể nói nhiều câu khác nhau khi được hỏi, tăng thêm độ tự nhiên cho mạch thoại.
    • Bật chức năng Debug vốn có sẵn trong Rom, nhưng đã bị nhà sản xuất vô hiệu hóa trong bản gốc. Để sử dụng chức năng này thì chỉ cần nhấn đồng thời nút L + A, nhấn L + A lần nữa để giải trừ. Trong khi đang bật chức năng Debug mà nhấn R + A thì sẽ kích hoạt chức năng chạy 1 frame.
    • Có thể chọn nhanh Item ở màn hình chính mà không cần phải nhấn Start để truy cập vào Menu như ở bản gốc. Ở bản dịch này, chỉ cần nhấn L hoặc R là được.
    • Có thể Reset nhanh bằng cách nhấn L + R + Start mà không cần nhấn nút Reset trên phần cứng.
    • Nhấn nút bí mật vào thời điểm bí mật để kích hoạt chức năng bí mật, nhận Item bí mật,... Nút bí mật/thời điểm bí mật là gì thì tôi không mô tả ở đây nhưng chỉ cần nhìn mã nguồn kèm theo bản dịch là biết.
    • Toàn bộ chữ hiển thị trong bản dịch đều là proportional font, tức font chữ có độ rộng biến thiên. Trong khi ở bản gốc thì hầu hết text đều được hiển thị ở kiểu mono-spaced, tức font chữ có độ rộng cố định.
    https://www.youtube.com/watch?v=KIBswHPaUOc
    https://www.youtube.com/watch?v=6MZm100bNj4

    4. Mã nguồn bản dịch + Rom bản dịch Tear Ring Saga

    Công khai nguồn bản dịch Tear Ring Saga (PS1, 1999).


    Tear Ring Saga, tên ban đầu là Emblem Saga, được rất nhiều tay chơi game Việt Nam biết đến với tên gọi "Mộc đế 6" hoặc "Mộc đế PS1".
    Đơn giản là do game này có cùng cốt cách với dòng game "Mộc đế" (Fire Emblem) do hãng Ninh Tiền Đô phát hành.

    Emblem Saga là sản phẩm của Kaga Shōzō sau khi ông này rời khỏi Intelligent Systems, công ty phát triển game cho Ninh Tiền Đô, và nổi tiếng nhất qua series Fire Emblem. Kaga Shōzō cũng là người sáng tạo nên dòng game Fire Emblem, nhưng Ninh Tiền Đô lại là bên chi tiền để phát triển cả dòng game này.
    Vì thế, ngay sau khi Kaga Shōzō thành lập công ty riêng, tạo nên Emblem Saga thì giữa Ninh Tiền Đô và ông này đã diễn ra vụ kiện tụng kéo dài đến năm 2005, xoay quanh vấn đề tác quyền.
    Cũng vì lẽ đó mà Emblem Saga được đổi tên thành Tear Ring Saga.
    Bản dịch tiếng Việt này được hoàn thành (mức độ 100%) vào năm 2014. Sau 10 năm, tác giả bản dịch quyết định công khai code và script của bản dịch này để cộng đồng có thể chỉnh sửa lời thoại, xây dựng nên những câu chuyện mới.
    Link:
    https://www.mediafire.com/file/6f9wafsvd5r91jl/Emblem_Saga.rar

    Cũng giống như các phiên bản Fire Emblem khác, đây là game có khối lượng thoại đồ sộ, không thua kém bất cứ trường thiên tiểu thuyết nào.
    Ngoài ra, tác giả bản dịch này còn công khai mã nguồn + script bản dịch tiếng Việt cho nhiều game khác.
    Xem chi tiết ở link bên dưới.

    https://sites.google.com/view/sfc65816

    [​IMG]



    B. Kiến thức
    1. Chọn loại Teevee khi chơi game Retro
    Trong ký ức của nhiều người, thuở nhỏ họ thấy hình ảnh trên những con game cổ như Mario, Contra rất đẹp nhưng khi tìm lại những ký ức đẹp đẽ đó ở tuổi trưởng thành, họ lại thấy những hình ảnh vỡ nát xấu tệ hại trên những con Teevee đời mới 4K màn hình phẳng. Băng game thì vẫn vậy, tay cầm vẫn thế, máy game cũng không đổi. Chỉ có cái Teavea với hình ảnh được hiển thị là đổi xấu thậm tệ. Tại sao vậy? Và nếu muốn tìm lại những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ thì cần phải chọn loại Teavea nào cho phù hợp? Bài viết dưới đây đi từ góc độ kỹ thuật để cung cấp lời giải cho câu hỏi tại sao, cũng như đưa ra lời gợi ý chọn mua Teavea cho những ai muốn tìm lại tình xưa nghĩa cũ.


    2. Phân tích kỹ thuật đồ hoạ của Square Soft
    [​IMG]

    Hầu hết mọi người chơi game từ xưa đến nay đều bận tâm đến yếu tố đồ họa. Họ hay khen game này đẹp, chê game kia xấu. Nhưng ít ai thật sự để ý là khi nói tới đồ họa đẹp/xấu là nói tới cả hai mảng: mỹ thuật đồ họa và kỹ thuật đồ họa.
    Kỹ thuật đồ họa là yếu tố chịu nhiều ảnh hưởng từ giới hạn kỹ thuật của phần cứng cũng như khả năng lập trình của nhà sản xuất. Chẳng hạn như số lượng màu sắc, đổ bóng, ánh sáng,...
    Còn mỹ thuật đồ họa là yếu tố ít chịu ảnh hưởng bởi phần cứng hơn, mà phụ thuộc vào tay nghề của họa sĩ thiết kế.
    Cho nên nhiều người thấy có những game thời Famicom/NES cuối thập niên 1980 trông vẫn đẹp/hợp nhãn hơn nhiều game PS4/PS5 trong thập niên 2020 này cũng là chuyện bình thường.
    Phần cứng càng mạnh thì càng dễ dàng để thiết kế một game đẹp, nhưng không phải là luôn luôn, bởi cái đẹp xấu còn phụ thuộc vào khả năng mỹ thuật/thẩm mỹ của người thiết kế game nữa.
    Trong lịch sử ngành game xưa nay, khi nói tới tên tuổi Square Soft (nay là Square Enix) là nói tới đồ họa đẹp. Cả hai mặt: mỹ thuật và kỹ thuật hãng này đều làm rất tốt. Họ nổi tiếng với dòng game Final Fantasy với dàn nhân vật trai xinh gái đẹp, mặt nhẵn bóng không nốt tàn nhang. Cái sự đỉnh của Square không chỉ thể hiện qua những bản Final Fantasy gần đây, mà họ đã tỏ ra là đỉnh cao của ngành game từ thời 1990 với những game không thuộc dòng FF.
    Bài viết dưới đây phân tích khả năng đồ họa, chủ yếu là kỹ thuật và một chút mỹ thuật, của Square Soft năm 1995 qua tựa game "Seiken Densetsu 3" (truyền thuyết thánh kiếm 3), hay người Âu Mỹ còn biết nói với cái tên "Trials of Mana".
    Có thể nói đây là game có đồ họa đẹp nhất trên Super Famicom mà tôi từng chơi.



    3. Sách hướng dẫn lập trình SNES/Super Famicom

    [​IMG]
    Bên dưới là link tải 2 cuốn sách hướng dẫn lập trình cho SNES/Super Famicom do chính Ninh Tiền Đô phát hành.
    Sách được viết bằng tiếng Anh. Không rõ vì sao mà nó được leak từ khoảng chục năm trước.
    Cuốn 1 hướng dẫn về cách lập trình cho game không dùng chip đặc biệt.
    Cuốn 2 nói về chip SA-1.
    Toàn bộ mọi kiến thức phần cứng về SNES/Super Famicom đều xuất hiện trong 2 cuốn sách này.
    Anh em nào quan tâm tới mảng này thì có thể xem sách ở link dưới.
    Đọc hiểu được 2 cuốn này thì sẽ tự viết được game, hack/dịch hay làm bất kỳ điều gì mình muốn với bất kỳ game SNES/Super Famicom nào.

    SNES Development Manual : Nintendo of America : Free Download, Borrow, and Streaming : Internet Archive

    Có một điểm khác biệt khá lớn giữa việc lập trình cho máy Super Famicom/SNES với lập trình cho máy tính hiện đại. Đó là, nếu lập trình cho máy tính bằng các ngôn ngữ bậc cao là lập trình vật liệu, tức là dùng các loại vật liệu sẵn có như gạch, đá, xi măng, vữa,... để xây nên ngôi nhà hay mọi thứ khác. Trong khi đó thì lập trình cho các máy đời cổ như Famicom, Super Famicom lại là lập trình nguyên tử....
    Vì sao gọi là lập trình nguyên tử? Là vì bạn chỉ có sẵn hạt nguyên tử (bit, byte) trong tay chứ không có sẵn bất kỳ loại vật liệu nào. Tức là bạn phải tự tay dùng những hạt nguyên tử đó để xây dựng nên từng loại vật liệu (các function) rồi từ đó mới dùng những loại vật liệu vừa tạo ra để xây nhà, cầu đường,...
    Chính vì vậy, lập trình cho hệ máy này hardcore hơn rất nhiều so với mấy ngôn ngữ assembly được dạy trong trường Đại học. Đó cũng là lý do vì sao mà nếu hỏi Chat GPT về một function nào đó bằng ngôn ngữ assembly cho máy tính như x86 thì nó có thể trả lời đúng, nhưng nếu hỏi code cho máy này thì nó không trả lời đúng mà gợi ý tìm hiểu thêm từ Internet.
    Tôi sẽ viết thêm về đề tài này ở một bài khác.
    Bản thân cái ngôn ngữ chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải đủ. Điều kiện đủ, và là cốt lõi nhất trong việc lập trình cho hệ máy này chính là hiểu về đặc trưng phần cứng của nó, chức năng của từng Register phần cứng là gì. Điều kiện đủ này đã được bao hàm trong 2 cuốn sách này rồi.
    Hình ảnh dưới đây là một đoạn code viết "Hello world" ra màn hình bằng ngôn ngữ x86.

    [​IMG]

    Mặc dù khá là dài so với nhiều ngôn ngữ bậc cao khác như C hay Java, nhưng nó vẫn chưa đi đến tận cùng của gốc rễ, chưa chạm tới hạt nguyên tử khiến người dùng (chúng ta) không khỏi thắc mắc: vậy rốt cuộc chữ được in ra màn hình như thế nào? Vì sao phải gọi Dos Service nhiều lần như vậy? Nó có tác dụng gì? Rồi cụm từ "Hello world" được ghi ra màn hình tất cả các chữ cái một cách đồng thời hay từng chữ từng chữ một? giữa những chữ đó có khoảng nghỉ không? Có thể tăng thời lượng delay giữa các chữ cái không? Và chữ xuất hiện có màu gì?....
    Đó là bởi vì chúng ta không biết rất nhiều những đặc tính phần cứng của máy tính.
    Còn khi lập trình cho những hệ máy cổ như SNES/Super Famicom thì chúng ta không còn những thắc mắc đó nữa, bởi vì muốn viết được một đoạn "Hello World" thì chúng ta buộc lòng phải hiểu thấu đáo về phần cứng, và chính chúng ta là người xây dựng nên tất cả mọi function cần thiết để in chữ ra màn hình. Chúng ta là người nắm tự do tuyệt đối, muốn làm gì thì làm được thứ đó trong cái vũ trụ nhỏ do ta tạo ra.


    4. Sách hướng dẫn về kiến trúc CPU WDC65816 và ngôn ngữ lập trình của nó

    [​IMG]


    Lần trước đã giới thiệu 2 cuốn sách hướng dẫn về đặc thù phần cứng của máy Sufami/SNES do chính Ninh Tiền Đô Bắc Mỹ phát hành để hướng dẫn phát triển game cho hệ máy náy. Tuy nhiên, bạn cần phải nắm rõ đặc điểm phần cứng của CPU của dòng máy này là con 65816 của Western Design Center, cũng như ngôn ngữ lập trình Assembly 65816 thì mới có thể ứng dụng được kiến thức từ 2 cuốn sách kia.
    Vậy thì học kiến thức phần cứng 65816 cũng như ngôn ngữ của nó ở đâu?
    Có khá nhiều sách viết về ngôn ngữ và kiến trúc của phần cứng 65816 này, nhưng cuốn tốt nhất là do chính Western Design Center biên soạn: Programming the 65816, including the 6502, 65C02 and 65802.
    Cuốn sách này viết về mọi khía cạnh, khái niệm từ cơ bản tới nâng cao, tất tần tận mọi thứ về CPU 65816 và 6502, như khái niệm bit và byte, hệ số nhị phân/thập lục cho tới những khái niệm như phép đảo bit, các phép luận lý và đặc thù của dòng CPU này.
    Cuốn sách này không chỉ giới hạn trong CPU 65816 mà còn mở rộng sang cả CPU 6502, vốn được áp dụng cho máy chơi game Famicom/NES. Cho nên, nếu nắm rõ nội dung của sách này thì bạn hoàn toàn có thể hack/lập trình cho cả máy Famicom/NES.
    Như vậy, chỉ cần nắm rõ 2 cuốn sách của Ninh Tiền Đô đã giới thiệu lần trước, và 1 cuốn sách này của Western Design Center là bạn có thể làm chủ được máy chơi game Sufami/SNES.
    Tôi đã học cơ bản từ 3 cuốn sách này, và đã thành công.
    Còn bạn thì sao?

    Dưới đây là link chính chủ do WDC cung cấp.

    Manual (6502.org)

    5. Bài tổng quan về máy Super Famicom/Sufami/SFC/SNES/Super Nintendo/Super NES #1

    Nếu xét về nhiều phương diện, gồm cả bối cảnh lịch sử, thì chiếc máy chơi game vĩ đại nhất mà Ninh Tiền Đô từng sản xuất là máy Super Famicom/Sufami/SFC/SNES/Super Nintendo/Super NES.
    Mặc dù nó không phải chiếc máy được bán chạy nhất của hãng này, nhưng tất cả những người yêu thích RPG và đặc biệt là J-RPG đều phải thừa nhận rằng thời hoàng kim của thể loại game này nằm ngay trên chính chiếc máy này chứ không phải bất cứ hệ máy nào khác. Máy Super Famicom/Sufami/SFC/SNES/Super Nintendo/Super NES sở hữu một thư viện J-RPG đỉnh cao đồ sộ nhất mà các hệ máy trước và sau đó không có được. Có thể nói đây chính là máy chơi game phổ cập J-RPG cho toàn nhân loại!

    [​IMG]

    Bài viết dưới đây là bài #1 trong loạt bài nói về chiếc máy này.


    6. Khái quát và cách săn lùng máy 1 chip
    Thông thường thì vòng đời của một hệ console kéo dài khoảng từ 5 ~ 10 năm, và trong khoảng thời gian đó thì nhà sản xuất có thể cập nhật nhiều model cho một hệ máy. Như với dòng PlayStation của Sony thì chúng ta có các model: slim, fat, pro khác nhau về hệ năng cũng như ngoại hình mà mắt thường có thể nhận biết dù chỉ nhìn lướt qua.
    Còn đối với những thế hệ console đầu tiên của Ninh Tiền Đô, họ cũng sản xuất nhiều model trong cùng một thế hệ máy, có khác biệt một chút về hiệu năng nhưng không dễ nhận ra, còn ngoại hình của máy thì gần như không thể nhận biết nếu chỉ nhìn lướt qua.
    Cụ thể, đối với dòng máy Super Famicom/SFC/Sufami/SNES thì Ninh Tiền Đô sản xuất tới 3 phiên bản vào 3 thời điểm khác nhau của vòng đời, tạm gọi là máy sơ kỳ, máy trung kỳ và máy hậu kỳ.

    [​IMG]

    Đối với máy hậu kỳ, có một tỷ lệ cực hiếm mà chip hình ảnh, âm thanh được tích hợp vào bản mạch chủ khiến thiết kế máy trở nên thon gọn và nhẹ hơn. Nhưng ưu điểm của việc này là ở chỗ hình ảnh hiển thị trở nên sắc nét hơn, màu sắc tươi hơn, giảm thiểu độ nhiễu màu.
    Chính vì vậy nên dòng máy Super Famicom/SFC/Sufami/SNES 1 chip trở thành một huyền thoại, một đối tượng săn lùng cho những tay chơi dòng máy này.
    Dù hệ máy này đã hơn 30 năm tuổi, nhưng nó vẫn được săn lùng ráo riết trên thị trường chợ đen, nên giá bán cũng không hề dễ chịu gì. Vậy máy 1 chip cho hình ảnh đẹp hơn máy thường như thế nào?
    Bài viết dưới đây kiểm chứng/phân tích hình ảnh được thể hiện trên máy 1 chip 01, so sánh với hình ảnh được hiển thị trên máy thường; cũng như hướng dẫn cách săn lùng con máy này cho người quan tâm.


    7. Lịch sử dòng Phi long quyền - Hiryū no ken
    [​IMG]

    Có một series game cực kỳ hardcore vào những năm 1990 mà chỉ có dân chơi cực kỳ hardcore mới biết tới. Đó là series Phi Long quyền với lối chơi cực kỳ độc đáo trong thời của nó.
    Xuất phát từ hệ Arcade nhưng lại nổi danh trên máy Famicom của Ninh Tiền Đô. Sau đó nó được phát triển lên một số hệ máy khác như Super Famicom, N64, PlayStation,... rồi chết dần chết mòn, tới nay thì chết hẳn
    Bài viết này giới thiệu lịch sử của dòng game chưa từng có bản tiếng Anh này.


    8. Viết về Dragon Quest XI

    [​IMG]


    Bài khái quát về Dragon Quest XVII, tựa game khiến tôi chú ý tới sự tồn tại của series này.


    9. Đánh bại tướng Erunsth trong Tear Ring Saga

    Kỵ sĩ vàng Erunsth trong Tear Ring Saga là nhân vật rất mạnh, và khi xuất hiện ở MAP 10 thì người chơi không thể đánh bại được anh ta. Bởi khi gần hết máu, anh ta tự động né tất cả các đòn đánh, bất chấp tỷ lệ đánh trúng của phe ta là 100%.
    Bài viết dưới đây hướng dẫn cách hack máy PS để khiến Erunsth không còn tự động né đòn khi gần chết.

    [​IMG]

    Link: STONE BOAT - Tear Ring Saga (google.com)

    10. Cái viền đen trong FE4 để làm gì?
    Nếu chơi FE4 đủ lâu thì sẽ nhận thấy trong game này có cái viền đen bao quanh màn hình.
    Vậy người ta tạo ra nó để làm gì mà, sao tự dưng lại dùng viền đen để che mất một phần hiển thị trên màn hình?
    Video nàu giải thích về cái viền đen này.

    https://www.youtube.com/watch?v=vMLnz9QG4EE

    [​IMG]

    11. Điều gì sẽ xảy ra khi nhấn giữ yên nút bấm?
    Có lẽ nhiều người từng để ý đến điều thú vị này trên mọi loại tay cầm của máy chơi game, và thậm chí là cả bàn phím trên game PC. Đó là khi nhấn rồi giữ nút chữ thập thì nhân vật sẽ liên tục di chuyển, nhưng khi nhấn rồi giữ nút nhảy thì nhân vật chỉ nhảy một lần duy nhất.
    Có game thì khi nhấn giữ nút bắn thì nhân vật nhả đạn liên tục, nhưng có game thì muốn bắn liên tục thì cần phải nhấp nút liên tục.
    Tại sao là với cùng một kiểu nhấn rồi giữ nút nhưng lại có 2 kiểu phản ứng khác nhau như vậy?
    Bài viết dưới đây giải thích về cơ chế của hiện tượng này.

    https://sites.google.com/view/sfc65816/super-famicom-snes/nagaoshi

    [​IMG]

    [​IMG]

    https://www.youtube.com/watch?v=TkzpeUkDaEU
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/9/24
  2. nướcđá7A3

    nướcđá7A3 ◥▶◀◤ Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/1/05
    Bài viết:
    25,648
    Nơi ở:
    。◕‿◕。
    may mà nhìn kỹ tên bác , chứ binh thường tưởng spam bot !kojima
     
    Sir Artorias and daggeroftime like this.
  3. daggeroftime

    daggeroftime Mega Man Lão Làng GVN Sorcerer

    Tham gia ngày:
    7/8/14
    Bài viết:
    3,225
    Nơi ở:
    Ukaizo
    same here, ban đầu nhìn cũng tưởng spam !sacsua
     
  4. Sir Artorias

    Sir Artorias SEKIRO「隻腕の狼」 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/4/13
    Bài viết:
    22,166
    Nơi ở:
    Anor Londo
    Tưởng spam bot thật =))
     
  5. Majima Gorō

    Majima Gorō Idol of Box 50 GVN CHAMPION ♞ Blade Knight ♞ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    18/12/18
    Bài viết:
    23,631
    Nơi ở:
    神室町
    biết cụ này sính Nhật và thích Hán hoá hết mức có thể, nhưng mà mấy cái tên nó đại chúng như Nintendo, Contra rồi còn cố hán hoá thì thấy cuồng hết thuốc chữa rồi =))
     
  6. dark_slayer_83

    dark_slayer_83 Long Phụng Hòa Minh Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/4/02
    Bài viết:
    16,711
  7. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,107
    Sai nhá. Không hề "Hán hóa" tí nào luôn.
    Nintendo --> Ninh Tiền Đô: đây là Việt hóa.
    C0ntra --> Hồn đấu la: đây là cách đọc Hán Việt của 3 chữ Hán mà Konami dùng để chua cách đọc Contra thôi.

    P/s: Hán hóa hết mức có thể là kiểu của bọn ngoo không hiểu tiếng Việt thôi, không phải kiểu của mềnh.
     
    living2nd, enbeen, S.H.U and 5 others like this.
  8. Majima Gorō

    Majima Gorō Idol of Box 50 GVN CHAMPION ♞ Blade Knight ♞ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    18/12/18
    Bài viết:
    23,631
    Nơi ở:
    神室町
    rồi rồi, xin lỗi đã triggered cụ, từ nay xin gọi cách dùng từ của cụ là Hán Việt hóa pepe-15
    chứ VN giờ có ai dùng Ninh Tiền Đô với Hồn đấu la, nó không còn phù hợp với tiếng Việt đương đại nữa peepo_cringe
    hoặc giả như phiên âm Việt cho tiếng Nhật thì Nin ten đô với Côn tô ra nó còn thuần Việt hơn, kiểu dùng từ cổ của cụ chắc chỉ hợp với một thiểu số nhất định thôi peepo_cringe
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/7/23
    Kronpas1997 and kingofkings123 like this.
  9. silavier

    silavier Mega Man

    Tham gia ngày:
    6/7/11
    Bài viết:
    3,165
    công nhận ông asm kiểu như người của thế hệ trc chuyển sinh giữ lại kí ức ấy :))
    cơ mà ổng đúng kiểu di sản cần bảo tồn :))
     
    jackradian thích bài này.
  10. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,107
    Topic vui vẻ thôi, cho nên mấy cái tên chê chế này là để cho vui chứ chả quan trọng gì.
     
  11. Majima Gorō

    Majima Gorō Idol of Box 50 GVN CHAMPION ♞ Blade Knight ♞ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    18/12/18
    Bài viết:
    23,631
    Nơi ở:
    神室町
    worry-10
     
  12. mashimuro

    mashimuro John Marston's Redemption Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/11/04
    Bài viết:
    21,836
    Việt hóa, hay dùng mấy cái tên Hán Việt nghe bựa bựa cũng vui mà
     
  13. alucardme87

    alucardme87 Crash Bandicoot ♞ Blade Knight ♞ Tàu ngầm GVN

    Tham gia ngày:
    21/11/08
    Bài viết:
    12,973
    Nơi ở:
    The Castle
    Cá nhân tôi vẫn biết đúng là nhiều từ đúng tiếng Việt, vừa là thuần vừa có thể ảnh hưởng từ Hán, nhg cái quan trọng là có còn phù hợp hay ko, nhất là nếu nó quá cổ rồi. Chả phải cái gì cũng đáng cần bảo tồn.

    Cái dở nhất là đọc tiếng Việt, đánh vần sờ sờ ra xong vẫn ko hiểu, lại bảo tại kiến thức ko hiểu tiếng Việt. Lại bảo nên tìm hiểu nghĩa, tìm vẻ đẹp mấy từ cổ các thứ đó, việc này rõ ràng ko dành cho mọi người.

    Ở cái thời đại phát triển bây giờ, nhiều loại ngoại ngữ dùng hàng ngày, từ mới có liên tục, thậm chí dùng luôn từ nc ngoài ko cần dịch ng ta vẫn hiểu nghĩa, thì đôi khi dịch là ko cần thiết. Thậm chí dịch về ko thể hết ý nghĩa.

    Vd contra với Hồn đấu la, ờ thì coi như là 1 sau khi đc giải thích, nhg từ nào phổ biến thì nên dùng, đó là Contra, chứ đọc Hồn đấu la xong còn tưởng cái trò éo nào, thì là fail cho cái việc truyền tải ý nghĩa, kể cả là vui vẻ fun fun.
     
  14. Majima Gorō

    Majima Gorō Idol of Box 50 GVN CHAMPION ♞ Blade Knight ♞ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    18/12/18
    Bài viết:
    23,631
    Nơi ở:
    神室町
    Cá nhân tôi biết mỗi Ram bô báo thù, Contra là cái cc gì pepe-1
     
    living2nd and alucardme87 like this.
  15. nướcđá7A3

    nướcđá7A3 ◥▶◀◤ Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/1/05
    Bài viết:
    25,648
    Nơi ở:
    。◕‿◕。
    nhỏ giờ chơi nes mario còn chưa phá đảo huhu :sungchan2:
     
  16. alucardme87

    alucardme87 Crash Bandicoot ♞ Blade Knight ♞ Tàu ngầm GVN

    Tham gia ngày:
    21/11/08
    Bài viết:
    12,973
    Nơi ở:
    The Castle
    Ít ra Ram bô báo thù nó toàn từ việt đương đại dễ hiểu =))
     
  17. Majima Gorō

    Majima Gorō Idol of Box 50 GVN CHAMPION ♞ Blade Knight ♞ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    18/12/18
    Bài viết:
    23,631
    Nơi ở:
    神室町
    trình chế tên game thì phải hỏi các bậc cha chú ngày xưa.

    Ninja tìm mẹ

    Rambo báo thù

    Siêu nhân điện quang

    Nấm lùn

    Bắn chym

    Cảnh sát hoàng gia

    Biệt kích Mỹ

    Rô bốt đại chiến

    Rồng đen

    Võ đài đẫm máu

    ...
     
  18. nướcđá7A3

    nướcđá7A3 ◥▶◀◤ Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/1/05
    Bài viết:
    25,648
    Nơi ở:
    。◕‿◕。
    thành phố ma(RE) - lâu đài ma (RE-castlevania) , gọi lâu đài hên xui đến khi nó load mới biết game gì, rồi công viên khủng long(dino crisis) , metal slug cũng là biệt kích lùn
     
    千子村正 thích bài này.
  19. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,107
    Game duy nhất không bị "Việt hóa" tựa đề: Final Fantasy.
    Game có tựa đề bị "Việt hóa" bá đạo nhất: Fire Emblem --> Mộc đế chiến kỷ.

    Sự tích như dưới đây.

     
    DVTB, Shinja.gvn, enbeen and 8 others like this.
  20. .Jz.

    .Jz. Mario & Luigi Winner Game Award 2024

    Tham gia ngày:
    15/7/21
    Bài viết:
    789
    nhìn ảnh cuối giật mình tưởng có link to the past việt hoá peepo_clown
     

Chia sẻ trang này