1. Thị trường Hàn Quốc vẫn đóng cửa Phía trên là thị trường lao động Nhật Bản, còn thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc thì như thế nào? Mời các bạn thực tập sinh Nhật Bản cùng đón đọc: Tại Hàn Quốc, người lao động có nhu cầu đi làm việc tại Hàn Quốc vẫn hồi hộp chờ đợi vì Hàn Quốc chưa ký lại bản ghi nhớ (MOU) đặc biệt về việc tiếp nhận lao động Việt Nam. Tỉ lệ lao động làm việc tại Hàn Quốc bỏ trốn quá cao, nên phía Hàn Quốc rất sát sao trong việc ký lại MOU đặc biệt cho một số đối tượng ưu tiên chỉ có thời hạn trong một năm từ ngày 1-1 đến 30-12-2014. Tuy nhiên, ngay sau khi ký kết, tỉ lệ lao động bỏ trốn không những không giảm mà còn tăng cao, có lúc tăng đến 48% tổng số lao động đến hạn về nước (trong khi tỉ lệ trung bình của 15 nước xuất khẩu lao động vào Hàn Quốc là 20%). Ông Nguyễn Hải Nam, trưởng Ban quản lý lao động VN tại Hàn Quốc, cho hay dù đã hết hạn của MOU, phía Hàn Quốc vẫn chưa đồng ý ký kết lại. Điều này đồng nghĩa trong năm 2015 sẽ không có lao động mới của VN được tiếp nhận, trừ số lao động trung thành và về nước đúng hạn thì được phép quay lại. “Đã có nhiều cuộc làm việc từ hai phía (chủ yếu là các đoàn Việt Nam qua Hàn Quốc thương lượng - PV) nhưng phía bạn vẫn chưa trả lời. Đồng thời Hàn Quốc còn yêu cầu phải tìm các biện pháp mạnh tay hơn để giảm tỉ lệ lao động bất hợp pháp xuống dưới 30% (hiện gần 40%)” - ông Nam nói. Theo thông tin từ Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, cơ quan chức năng Việt Nam đã đệ trình kế hoạch giảm tỉ lệ lao động bất hợp pháp cho Bộ Lao động Hàn Quốc. “Đầu năm 2014 khi thông tin xử phạt được ban hành, khoảng 3.000 lao động bất hợp pháp đã tự nguyện về nước. Tuy nhiên, sau khi 782 lao động bị xử phạt nhưng không thi hành phạt tiền được lao động nào thì tỉ lệ lao động bất hợp pháp tăng mạnh trở lại” - ông Nam cho biết. Trong đó tập trung cưỡng chế mạnh tay xử phạt các lao động bất hợp pháp đã có biên bản xử phạt nhưng chưa thi hành (xử phạt 100 triệu đồng/lao động), tập trung tìm kiếm, xử phạt số lao động bất hợp pháp bỏ trốn tại Hàn Quốc từ ngày 1-7-2013 đến nay, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tạm ngưng cho phép tuyển dụng lao động đi làm việc tại Hàn Quốc với các huyện, tỉnh có số lao động bỏ trốn cao nếu phía Hàn Quốc đồng ý tiếp nhận trở lại. 2. Các thị trường khác: dự báo tăng Đối với nguồn lao động đi các nước khác như thế nào? Các bạn thực tập sinh cần xem xét nếu người thân của các bạn chọn lựa đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, Thái Lan sẽ như thế nào? Ông Tống Hải Nam, cục phó Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho biết trong năm 2014 các công ty xuất khẩu lao động đã đưa đi thị trường Đài Loan 62.000 lao động. Với tín hiệu đó, trong năm 2015 vẫn sẽ giữ được số lượng này và tăng mạnh hơn nhiều vì thời gian qua Bộ Lao động - thương binh và xã hội đã có nhiều biện pháp chấn chỉnh lao động tại thị trường Đài Loan. Ngoài ra, việc dẹp nạn thu phí cao, tăng chất lượng lao động... sẽ khiến các doanh nghiệp Đài Loan ưu tiên tuyển chọn lao động VN hơn. Cùng với sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài dự báo gia tăng. Trước mắt, trong năm có tám ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch... Vì vậy, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc đối tượng này dự báo có sự gia tăng trong năm 2015.