Thời tự tiếp thị

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Kira_h2c, 27/4/10.

  1. Kira_h2c

    Kira_h2c title khác. Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/08
    Bài viết:
    7,259
    Nơi ở:
    h2c1989
    Thứ Ba, 27/04/2010, 06:06 (GMT+7)

    TT - Trong cảnh tối sáng của xã hội tiêu thụ, khi khái niệm “hữu xạ tự nhiên hương” dần nhường sân cho công nghệ quảng cáo, các nghệ sĩ, sân khấu buộc phải lao vào cuộc đua tự tiếp thị mình.
    [​IMG]
    Mạng xã hội đang dần trở thành kênh thông tin hữu hiệu cho nghệ sĩ - Ảnh: P.T.N.

    “Chương trình phòng trà V ngày... tháng..., với sự tham gia của ca sĩ... Rất mong nhận được sự hỗ trợ thông tin của quý vị thân hữu”. “Chương trình Đ sẽ diễn ra vào lúc... ngày... tại..., với các tác phẩm...”.

    Đã qua rồi thời các phòng trà, các quán cà phê chỉ quảng bá chương trình của mình tại nơi biểu diễn. Những bức thư điện tử như trên vẫn đều đặn được gửi đến các phóng viên văn hóa văn nghệ với hi vọng sẽ được nhắc nhở trong tin, bài thay vì phải chi tiền đăng quảng cáo. Thậm chí dù không được nêu danh khi sự kiện diễn ra thì hi vọng tiếp theo sẽ là được nhắc nhớ khi phóng viên có các bài viết liên quan.

    Truyền thông đa kênh

    Sau nhiều cuộc họp báo không mấy thành công (vì thường không được thông tin như mong đợi), các ca sĩ trẻ chuyển hướng đầu tư sang kiểu tiếp thị qua thư điện tử. Thông cáo báo chí, hình ảnh được gửi qua thư. Đĩa được chuyển thẳng đến tòa soạn và phần hỏi đáp trong các buổi họp báo được thực hiện riêng, ở nhà hàng, các quán cà phê.

    Ca sĩ Minh Tuấn (quản lý nhóm A#) nói: “Thời buổi công nghệ hiện đại mà mình không vận dụng được chúng thì rất phí. Ngoài những ghi chép mang tính chia sẻ với bạn bè, người thân, chúng tôi xem các kênh thông tin như Facebook, Zing là công cụ hữu hiệu, tiết kiệm để tiếp cận khán giả bên cạnh những kênh truyền thống khác.

    Qua đó, rõ ràng công việc của chúng tôi tiến triển thuận lợi hơn, chúng tôi được nhiều người quan tâm hơn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý mặt trái của công nghệ. Nhiều người sẽ cảm thấy bị quấy rầy khi liên tục bị đánh dấu (tag) vào những bài viết không nằm trong phạm vi chú ý của họ, nên mình phải biết lúc nào và ai để chia sẻ thông tin chứ không phải gặp ai cũng đánh dấu, cái gì cũng bắt người ta phải chia sẻ”.

    Một kênh được đánh giá không kém phần quan trọng được nhiều ca sĩ khai thác triệt để chính là mối quan hệ thân hữu với các phóng viên văn hóa văn nghệ. Giới thạo tin ai cũng biết T. là người đại diện truyền thông cho ca sĩ N.H., H. luôn ưu ái thông tin cho ca sĩ T.A. hay C. là người phụ trách truyền thông cho công ty M.

    Chuyện tà đạo


    Trong thời đại quảng cáo và truyền thông, việc các nghệ sĩ, đơn vị hoạt động nghệ thuật sử dụng nhiều phương cách khác nhau để công chúng biết đến mình là điều hoàn toàn dễ hiểu và không có gì đáng phê phán (nếu không muốn nói nên được ngợi khen). Song sẽ thật không hay nếu đó là những cách thức phi nghệ thuật.

    “Ca sĩ” H.H. vẫn thường được giới phóng viên nêu tên như một điển hình của việc tự tiếp thị theo lối “tà đạo”. Phát hành bốn đĩa nhạc đều thông qua con đường đĩa lậu, trong đó có những tác phẩm anh không hát mà bê nguyên xi giọng của ca sĩ đàn anh N.H. và tự thú nhận điều này với các nhà báo để “anh chị đưa em lên báo là được”.

    Nhằm phục vụ mục tiêu lên báo, anh xui “thầy” của mình là nhạc sĩ Đ. tung xìcăngđan nhạc sĩ này lừa anh hàng trăm triệu đồng để “cả hai cùng nổi tiếng”. Trên thực tế, như chính anh thừa nhận sau những buổi họp báo tung tin, nhạc sĩ Đ. “là một người rất hiền” và “em có đưa tiền, nhưng không nhiều và cũng chẳng ai lừa em cả”.

    Chưa dừng lại ở đó. Anh thuê người viết sẵn những “bài báo” kể tội mình với những tội danh như đánh nhau, trốn thuế và gửi đến các phóng viên cậy đăng và chỉ cần “nghệ danh” của anh xuất hiện trên báo, anh sẽ sẵn sàng chi tiền cho người viết. Với một “ca khó đỡ” như vậy, các nhà báo mặc định không viết bất kỳ điều gì về anh và mỗi khi đọc đâu đó những bản tin như “H. không tham của rơi”, “H. sẽ ra album”, mọi người đều chỉ lắc đầu.

    Sự phát triển bùng nổ của các chương trình ca nhạc truyền hình, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của quần chúng còn kéo theo một mảng màu tối khi một số kênh đã được sử dụng cho mục đích quảng cáo những giọng hát vô danh. Tất nhiên để được giới thiệu, ca sĩ trẻ phải “biết điều” với người biên tập chương trình.

    Thay vì được trả thù lao biểu diễn hoặc để được sử dụng tác phẩm, ca sĩ mới phải chi ngược nhằm đảm bảo sản phẩm của mình sẽ được phát sóng. Ca sĩ Đ.T. trong kế hoạch thực hiện đĩa hình đã tìm người giúp mình đưa tác phẩm lên sóng truyền hình với cam kết: “Ai cũng làm việc nên tất nhiên mình phải có gì cho người ta vui vẻ chứ!”.

    Kết quả là nhiều khán giả phải than trời vì xem suốt chương trình vẫn không biết ca sĩ, nhóm nhạc này kia là ai vì quá lạ nhưng vẫn liên tục xuất hiện trong khi chất lượng chỉ dừng ở mức làng nhàng.

    So với thuở ca sĩ mang đĩa đi tặng các quán cà phê nhờ mở nhạc của mình hay mang apphich đi dán bờ tường, cột điện, những phương thức tự quảng bá hôm nay hiện đại hơn, tiết kiệm hơn nhưng cũng không kém phần “xấu xí”. Khi những tác phẩm, giọng hát kém chất lượng được giới thiệu đến công chúng với số lượng nhiều và tần suất dày đặc thì chẳng thể trách sao công chúng cứ phải lắc đầu khi nói đến “nhạc trẻ bây giờ...”, chỉ còn trông mong vào thẩm định cá nhân.

    PHẠM THÀNH NHÂN

    Nguồn www.tuoitre.vn
     
  2. BILL_HIP

    BILL_HIP T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    13/6/07
    Bài viết:
    547
    Nơi ở:
    pháo hạng nặng
    nhóm Bom là nhóm nào :-w
     
  3. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    40,972
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Đá xoáy ai thì nói đại đi , cứ úp úp mở mở nói cũng chẳng có chứng cứ thì bảo ai tin ai nghe -.-
     

Chia sẻ trang này