Nhắc đến các phương pháp điều trị ung thư, mọi người thường liên tưởng đến phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, v.v. Đây là những phương pháp tiêu chuẩn, được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới để chữa trị hay nhằm kéo dài sự sống cho người bệnh ung thư. Tuy có hiệu quả trong việc điều trị song những phương pháp này cũng ẩn chứa những nguy cơ rủi ro hay những tác dụng phụ nhất định. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một phương pháp trị liệu tiên tiến, thông tin ít người biết về xạ trị ion nặng. 1. Giới thiệu chung về xạ trị ion nặng Xạ trị Ion nặng là liệu pháp sử dụng chùm hạt ion nặng (carbon ion) được gia tốc đến khoảng 70% tốc độ ánh sáng, cho phép thâm nhập vào mô tế bào bị bệnh, có khả năng phá hủy khối u với độ chính xác cao, hạn chế tối đa tác dụng phụ. Với khả năng phân bổ liều bức xạ tối ưu, hiệu quả đối với những khối u kháng bức xạ thông thường, thời gian điều trị ngắn, v.v. xạ trị ion nặng là công nghệ được giới chuyên môn đánh giá khá cao. Kể từ khi bắt đầu thử nghiệm lâm sàng liệu pháp điều trị ung thư bằng carbon ion từ tháng 6 năm 1994, Viện Khoa học Phóng xạ Quốc Gia (hay còn được gọi tắt là NIRS, Chiba, Nhật Bản) đã điều trị cho hơn 3000 bệnh nhân vào tháng 3 năm 2007. Với những thành công đạt được, liệu pháp sử dụng chùm ion nặng đã được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi công nhận là một công nghệ y tế tiên vào tháng 10 năm 2003, khi phương pháp điều trị thu phí được cho phép. Ngoài cơ sở tại Chiba, Trung tâm y tế Hyogo đã thực hiện thử nghiệm lâm sàng sử dụng carbon ion cho khoảng 30 bệnh nhân trong năm 2002. Công nghệ này cũng được chứng nhận là công nghệ y tế tiên tiến vào tháng 1 năm 2005. Tại nước ngoài, trung tâm nghiên cứu Ion nặng Gesellschaft für Schwerionenforschung (GSI) tại Darstadt, Đức đã triển khai liệu pháp carbon ion từ năm 1997. Một cơ sở trị liệu ion nặng khác cũng đang được xây dựng tại Trường Đại học Heidelberg. Tỉ lệ sống sót sau 5 năm điều trị ung thư tại Viện Khoa học Phóng xạ Quốc Gia NIRS được thống kê như sau: Ung thư tuyến tiền liệt: ~95% Ung thư phổi không tế bào nhỏ (Giai đoạn 1): ~70% U hắc tố ác tính ở đầu và cổ: ~50% Sarcoma xương tiến triển cục bộ ở paraspine hoặc xương chậu: ~50% Ung thư tế bào gan tái phát hoặc tiến triển: ~50% Ung thư cổ tử cung tiến triển tại chỗ (giai đoạn 3 – 4): ~45% Các thử nghiệm trên được thực hiện với nghiên cứu tăng liều (nghiên cứu giai đoạn 1, 2) và phần lớn các khối u không thể cắt bỏ, không thể phẫu thuật và/hoặc tiến triển cục bộ có kết quả rất khả quan. Đặc biệt, các khối u kích thước lớn ở nhiều vị trí đã được kiểm soát hiệu quả. Bệnh nhân ung thư phổi do khí phế thũng cũng được điều trị thành công mà không có biến chứng nặng. Trong điều trị u xương, một trong những loại ung thư khó điều trị nhất, các mô xốp được phục hồi sau khi khối u biến mất. Kết quả đáng kinh ngạc là liệu pháp này không chỉ có khả năng kiểm soát cao khối u mà còn có thể bảo tồn các cơ quan. Hơn nữa, ở các vị trí ung thư khác như ung thư phổi, ung thư tế bào gan thì chỉ cần điều trị từ 1- 4 ngày. Thời gian nằm viện ngắn hơn đồng nghĩa với việc bệnh nhân có thể hồi phục nhanh hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn. 2. Chỉ định Tiêu chí Kích thước khối u có thể đo được (tối đa 12 cm) Không có di căn toàn thân Không có xâm lấn đến đường tiêu hóa và tủy sống Chỉ số toàn trạng theo Performance Status – PS: 0 - 2 3. Làm thế nào để có thể tiếp nhận liệu pháp xạ trị Ion nặng tại Trung tâm Ion nặng – Đại học Gunma? Trước khi tới Nhật Bản Nếu có nhu cầu tiếp nhận liệu pháp xạ trị ion nặng tại Trung tâm Ion nặng Đại học Gunma (hay còn được gọi GHMC), bệnh nhân và các cơ sở y tế ở nước ngoài nên liên hệ trực tiếp với các đối tác điều phối quốc tế (hay còn được gọi là Điều phối viên Y tế) của GHMC. Mỗi yêu cầu được tiếp nhận bởi Điều phối viên y tế sẽ được chuyển tới Trung tâm Ion nặng của Đại học Gunma để được phản hồi. Dựa trên những thông tin được cung cấp, GHMC sẽ đưa ra ý kiến sơ bộ về việc phương pháp xạ trị ion nặng có thể phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân hay không. Nếu khả thi, GHMC sẽ tư vấn về các xét nghiệm và kiểm tra cần thực hiện, lên lịch trình dự kiến, ước tính chi phí liên quan tới xét nghiệm, điều trị cũng như trả lời cụ thể các câu hỏi và mối quan tâm của bệnh nhân. Bệnh nhân và người nhà vui lòng liên hệ trực tiếp với Điều phối viên y tế để chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi. Điều phối viên y tế sẽ thu thập hồ sơ, thông tin y tế của bệnh nhân, hỗ trợ visa, tư vấn sắp xếp việc đi lại và lưu trú. GHMC xác nhận thời gian lịch hẹn ban đầu với bệnh nhân. Sau đó, bệnh nhân và người nhà có thể bay tới Nhật Bản. Sau khi bệnh nhân tới Nhật Bản và trong suốt quá trình điều trị Điều phối viên y tế sẽ làm việc chặt chẽ với GHMC nhằm đảm bảo bệnh nhân đến nơi an toàn và đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân trong suốt quá trình lưu trú tại Nhật Bản. Bệnh nhân có thể liên lạc, hỗ trợ 24/24 bởi Điều phối viên bằng tiếng Anh để sắp xếp phương tiện di chuyển, thuê điện thoại di động, và phiên dịch y tế, v.v. Trung tâm Ion nặng Đại học Gunma – GHMC sẽ tiến hành phân tích và kiểm tra y tế cần thiết nhằm đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và xác định liệu pháp xạ trị ion nặng có thích hợp hay có đem lại hiệu quả hay không. Khi GHMC chính thức kết luận có thể sử dụng liệu pháp này, bệnh nhân sẽ được yêu cầu kí vào một văn bản chấp thuận. Hỗ trợ nhu cầu bệnh nhân hàng ngày và bất cứ người thân đi cùng nào trong suốt quá trình ở thành phố Maebashi (Quận Gunma) sẽ được hỗ trợ bởi điều phối viên y tế. Sau khi kết thúc điều trị, bệnh nhân sẽ quay trở về nhà. Ảnh: Trung tâm ion nặng - Bệnh viện Đại học Gunma 4. Điều trị ung thư tại Nhật Bản Nhật Bản không chỉ là một trong những cường quốc về kinh tế, mà còn là quốc gia có thành tích y tế nổi bật. Theo tạp chí CEOWORLD 2021, Nhật Bản xếp hạng thứ 5 trong danh sách các nước có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà có rất nhiều bệnh nhân ung thư tìm đến Nhật Bản là nơi điều trị. Hiện tại, trên thế giới, cũng chỉ có 5 quốc gia với 12 cơ sở điều trị ion nặng. Trong đó, tại Châu Á, Nhật Bản là quốc gia có thế mạnh nhất trong việc điều trị ung thư bằng xạ trị ion nặng với 6 cơ sở. Tại sao lại lựa chọn IIMS Việt Nam? Với mong muốn tạo cơ hội để khách hàng Việt Nam có thể tiếp cận với những phương pháp điều trị tiên tiến nhất trên thế giới, Công ty TNHH Hỗ trợ y tế quốc tế IMS Việt Nam (IIMS Việt Nam) sẽ là cầu nối trực tiếp hỗ trợ. Người bệnh và gia đình hoàn toàn có thể yên tâm bởi: IIMS Việt Nam là thành viên thuộc tập đoàn y tế IMS – một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản. Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, dày dạn kinh nghiệm Đội ngũ dịch thuật y tế chuyên môn cao, đảm bảo thông tin được đầy đủ, chính xác, giảm thiểu những sai sót không đáng có. Lựa chọn bệnh viện phù hợp nhất với tình hình sức khỏe và nhu cầu, mong muốn của bệnh nhân. Hỗ trợ nhiệt tình các giai đoạn, kể cả khi khách hàng đã kết thúc điều trị và về nước. Quy trình bài bản theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Liên kết với nhiều bệnh viện điều trị ung thư hàng đầu tại Nhật Bản. Để được hỗ trợ tư vấn, bạn đọc xin vui lòng liên hệ Công ty TNHH Hỗ trợ y tế (IIMS Việt Nam) qua: Hotline: 024 3944 0914 Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Centre, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Email: info@iims-vnm.com Website: https://iims-vnm.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/khamchuabenhNB.ImsVNM Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau: Nguồn: Gunma-u.ac.jp