Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu, Luật Minh Anh

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi lmahanoi, 22/9/17.

  1. lmahanoi

    lmahanoi Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    2/11/16
    Bài viết:
    0
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu

    Đối với những Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam những năm 2005 thì “Giấy chứng nhận đầu tư” là một loại giấy tờ cần thiết để được đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, khi Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực từ 1/7/2015 thì “giấy chứng nhận đầu tư” đã được thay đổi thành “giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.

    [​IMG]

    Có sự thay đổi này là bởi theo Luật đầu tư 2005, giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia hoạt động kinh doanh. Chính sự vướng mắc đấy mà Luật đầu tư 2014 đã quy định về giấy chúng nhận đăng ký đầu tư, còn giấy đăng ký kinh doanh sẽ do Luật Doanh nghiệp điều chỉnh.

    Như vậy, hiện nay chúng ta không còn cấp giấy chứng nhận đầu tư, mà chỉ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Vậy, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như thế nào? Sau đây, Công ty Minh Anh xin trả lời câu hỏi trên:

    Những trường hợp phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    Theo Điều 36 Luật Đầu tư 2014, sửa đổi 2016 (sau đây gọi là Luật đầu tư):

    – Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

    + Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

    + Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế: Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
    • Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
    • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
    – Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

    + Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

    + Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật ĐT;

    • Khoản 2 Điều 23. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 LĐT thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
    + Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

    – Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật ĐT, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này thực hiện dự án đầu tư sau khi được quyết định chủ trương đầu tư.

    + Điều 30 LĐT Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

    + Điều 31 LĐT Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

    + Điều 32 LĐT Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    – Trường hợp có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật ĐT.

    Như vậy, đối với thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có các trường hợp, đó là: – Trường hợp bắt buộc phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

    + Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

    + Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế: Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
    • Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
    • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
    – Trường hợp được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư

    + Điều 30. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

    + Điều 31. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

    + Điều 32. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    – Trường hợp tự nguyện xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

    + Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

    + Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Đầu tư: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 LĐT thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

    Về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    Theo Điều 28 Nghị định 118/2015/NĐ-CP: Thẩm quyền tiếp nhận, cấp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    – (1) Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:

    + Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

    + Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

    – (2) Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, gồm:

    + Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

    + Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

    – (3) Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

    + Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

    + Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

    – Cơ quan quy định tại các Khoản (1), (2) và (3) Điều này là cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương đã cấp cho nhà đầu tư trước thời điểm Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành.

    Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với từng đối tượng

    Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư (Điều 29 NĐ 118/2015/NĐ-CP)

    – (1). Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.

    – (2). Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong đó đề xuất dự án đầu tư được thay bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

    – (3). Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này nếu đáp ứng các điều kiện sau:

    + Mục tiêu của dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;

    + Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này (nếu có).

    Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Điều 30 Nghị định 118/NĐ-CP)

    Ngoài ra, các nhà đầu tư trước đây đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng có thể đổi sang giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo khoản 1 điều 74 Luật đầu tư: “Nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp. Trường hợp có yêu cầu, cơ quan đăng ký đầu tư cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.” (Mẫu I.13 Văn bản đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).


    [​IMG]
     

Chia sẻ trang này