Thương hiệu là gì

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi tuananh212, 5/7/19.

  1. tuananh212

    tuananh212 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    10/5/17
    Bài viết:
    0
    Bạn có biết, việc tạo dựng và sở hữu cho mình một thương hiệu uy tín, chất lượng chính là chìa khóa vạn năng mở cánh cửa thành công trong mọi chiến lược Marketing của doanh nghiệp? Thương hiệu tốt đồng nghĩa với chiến lược quảng cáo hiệu quả, thu hút và tạo ấn tượng với đông đảo khách hàng/ người tiêu dùng. Do đó, câu chuyện “thương hiệu” ngày càng có giá trị và trở nên quan trọng bậc nhất trong chiến lược Marketing của từng doanh nghiệp. Vậy thương hiệu là gì? Điều gì làm nên thương hiệu và vì sao chúng trở nên quan trọng trong Marketing như vậy? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.


    [​IMG]

    Thương hiệu là gì? Hiểu thế nào cho đúng?


    Ngày nay, cụm từ “thương hiệu” được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi, thế nhưng ngoại trừ với những ai làm việc trong lĩnh vực Digital Marketing, vẫn chưa có nhiều người hiểu chính xác về thuật ngữ này.

    “Thương hiệu” hiểu một cách đơn giản và đầy đủ nhất là tập hợp của nhiều yếu tố từ mô tả nhận diện, giá trị, thuộc tính, cá tính cho tới phần thương hiệu ràng buộc với người tiêu dùng, nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký bảo hộ và được pháp luật Việt Nam công nhận, với mục đích nhận diện, phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác. bộ nhận diện thương hiệu
    [​IMG]

    Việc sở hữu và đăng kí bảo hộ thành công một thương hiệu sẽ giúp đánh dấu một sản phẩm và đó chính là trợ thủ đắc lực giúp bạn dành được vị thế cạnh tranh bền vững trên thị trường. Một số thương hiệu nổi tiếng đã thành công trong chiến lược định vị “thương hiệu doanh nghiệp” của mình như Microsoft, IBM, BMW, Coca Cola, Shell, một số khác rất thành công ở chiến lược định vị “thương hiệu sản phẩm” không thê không nhắc tới Louis Vuiton, GUCCI, Dove, Tide...

    >>> Chiến lược xây dựng thương hiệu chuẩn như Việt Tiến

    Thương hiệu thường được nhận biết qua 2 nhóm dấu hiệu điển hình và phổ biến nhất:

    - Dấu hiệu đến từ trực giác: bao gồm nhiều yếu tố như tên gọi, biểu tượng Logo, Slogan, thiết kế bao bì, sản phẩm,…

    - Dấu hiệu đến từ tri giác: mang khía cạnh trừu tượng hơn bao gồm những hình ảnh thể hiện sự vượt trội, sự khác biệt, độc đáo, giá trị cá nhân khi sử dụng bất kì sản phẩm, dịch vụ,…

    Xây dựng thuong hiệu bắt đầu từ đâu?

    Việc xây dựng thương hiệu hay còn gọi là Branding, bắt đầu từ việc lên ý tưởng, nghiên cứu phân tích đối thủ cạnh tranh cho tới triển khai chiến lược, tổng hợp các giải pháp Marketing và truyền thông để xây dựng và phát triển thương hiệu trở nên nổi bật, thu hút, ấn tượng hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.
    [​IMG]

    Hiểu một cách đơn giản, xây dựng thương hiệu chính là quá trình tạo ra sản phẩm/ dịch vụ, quảng cáo tới khách hàng, người tiêu dùng, họ sử dụng và cảm nhận đươc sản phẩm này thể hiện đúng cam kết về chất lượng, từ đó hình thành nên lòng tin từ người tiêu dùng và khi đó nghiễm nhiên sản phẩm chất lượng bạn tạo ra đã trở thành thương hiệu có gía trị cho chính mình.

    Vậy đâu là yếu tố để xây dựng thương hiệu?

    Như đã chia sẻ ở trên, thương hiệu chính là toàn bộ quá trình từ việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ cho tới những cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ đó. Cảm nhận được hình thành và phát triển theo thời gian, và dựa vào những yếu tố, tương tác sau đây để hình thành nên quá trình xây dựng thương hiệu ở bất kì doanh nghiệp nào.

    1. Qúa trình trải nghiệm sản phẩm dịch vụ
    [​IMG]

    Thực tế, quá trình trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ là giai đoạn mà hầu hết những người làm Marketing đều quan tâm và mong muốn thu về phản hồi từ người tiêu dùng. Xây dựng trải nghiệm sử dụng sản phẩm, dịch vụ tốt là một việc rất quan trọng, có tác động trực tiếp tới tư duy và hành vi mua hàng của người tiêu dùng, làm sao tạo được ấn tượng tốt để khách hàng quay trở lại mua hàng vào lần tới? Đó chính là thách thức cho những người xây dựng và phát triển thương hiệu của mỗi doanh nghiệp.

    >>> 6 lợi ích của việc xây dựng thương hiệu cá nhân

    2. Qúa trình tương tác tiếp xúc với nhân viên

    Song song đó, quá trình tương tác, tiếp xúc giữa khách hàng và nhân viên cũng là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng thương hiệu. Điều đó buộc các doanh nghiệp cần chú trọng hơn cho quá trình decor, trang trí cửa hàng, cách sắp xếp cửa hàng như thế nào cho tới thái độ phục vụ, giao tiếp của nhân viên với khách hàng đều ảnh hưởng tới quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.
    [​IMG]

    Đôi khi công việc mua hàng không đơn giản như bạn nghĩ là vào cửa hàng và mua một sản phẩm phù hợp với mình. Không! Nếu cửa hàng, thương hiệu đó không có tiếng tăm trên thị trường hoặc không tạo được “cảm tình” ấn tượng tốt khi khách hàng bước vào thì rất có khả năng họ sẽ không muốn quay trở lại nữa. Đó là chưa kể tới thái độ phục vụ, giao tiếp, tư vấn của nhân viên với khách hàng có tận tình và chu đáo hay không.

    Sản phẩm chất lượng chính là nền tảng cho quá trình xây dưng thương hiệu và dịch vụ chất lượng chính là chất xúc tác, là sợi dây vô hình giữ chân khách hàng tìm đến thương hiệu của bạn nhiều hơn. Nếu không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng phục vụ rất khó để hy vọng lần sau họ quay lại với bạn.

    3. Chiến lược hoạt động Marketing và truyền thông hiệu quả

    Những hoạt động Marketing là tập hợp những công việc, những hoạt động mà thương hiệu tạo ra để thu hút, tác động tới nhận thức và tư duy của khách hàng, hiệu quả hơn là tạo ra cảm nhận tích cực từ khách hàng đối với thương hiệu đó.

    >>> Các bước xây dựng thương hiệu cơ bản cho các doanh nghiệp nhỏ

    Bật mí một số yếu tố khác luôn tồn tại song song với thương hiệu

    1. Thương hiệu sản phẩm

    Bên cạnh thương hiệu doanh nghiệp, còn tồn tại một khái niệm khác là thương hiệu sản phẩm. Nhiều người vẫn chưa hiểu lí do tại sao lại phân chia thương hiệu làm nhiều khái niệm nhỏ như vậy? Thương hiệu sản phẩm là gì? Và làm sao để tạo được thương hiệu sản phẩm cho doanh nghiệp của mình?
    [​IMG]

    Có được thương hiệu cho doanh nghiệp thì bạn cũng phải tạo được thương hiệu cho sản phẩm mình tạo ra, tức là sản phẩm, dịch vụ của bạn phải đạt được chất lượng tốt cũng như tạo được sự khác biệt so với các sản phẩm khác của đối thủ. Sự khác biệt ở đây thường được tập trung vào phần chất lượng, tính năng đặc biệt, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, giá cả sản phẩm cạnh tranh trên thị trường. Việc xây dựng song song thương hiệu doanh nghiệp kết hợp với thương hiệu sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng lớn lớn mạnh, phát triển cũng như nhận được sự tin cậy, tạo dựng niềm tin của khách hàng nhiều hơn.

    2. Hình ảnh thương hiệu

    Xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu chính là việc tạo ra gương mặt đại diện cho doanh nghiệp của mình, đóng vai trò là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của chiến lược Marketing. Đó là sự sáng tạo và kết hợp giữa nhiều yếu tố với nhau từ ngôn ngữ, hình ảnh, thông điệp nhất quán, đồng bộ với thương hiệu tác động tích cực tới nhận thức của khách hàng, giúp dễ dàng nhận biết thương hiệu hơn.
    [​IMG]

    Hầu hết các doanh nghiệp khi xây dựng hình ảnh thương hiệu cho mình đều tập trung vào các yếu tố phản ánh thương hiệu đặc trưng như poster quảng cáo, website, bao bì, danh thiếp…

    Như vậy, có thể thấy được thương hiệu chính là một trong những nền tảng quan trọng, là chất kết dính đặc biệt hiệu quả góp phần xây dựng, duy trì, mở rộng và phát triển cho bất cứ doanh nghiệp nào. Đặc biệt là trong bối cảnh phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, hàng hóa ngày một đa dạng làm người tiêu dùng trở nên hoang mang trước tình trạng quá tải thông tin, mặt hàng. Việc nhận diện, phân biệt sự khác nhau giữa các thương hiệu là rất cần thiết.

    Hy vọng, những thông tin về thương hiệu mà chung tôi vừa chi sẻ trên đây sẽ giúp ích cũng như phần nào giải mã được những thắc mắc của mọi người xoay quanh vấn đề này. Và nếu bạn còn đang băn khoăn, loay hoay tìm cho mình một dịch vụ xây dựng và phát triển thương hiệu hiệu quả, chuyên nghiệp, đừng ngần ngai liên hệ ngay với Brasol để được tư vấn một cách nhanh chóng qua hotline: (028) 6293 8689
     

Chia sẻ trang này