Suy thận là một trong những bệnh khá nguy hiểm đến sức khỏe. Thận là một bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể mỗi người, nó có chức năng bài tiết các chất độc hại ra bên ngoài. Khi mắc bệnh suy thận thì chức năng thải chất độc sẽ giảm đáng kể và làm ứ đọng những chất cặn bã bên trong cơ thể. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy bệnh suy thận là gì http://www.meochuayeusinhly.com/suy-than-la-gi.html? có tổng cộng mấy giai đoạn? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây để hiểu rõ hơn nhé. Suy thận là bệnh gì? Suy thận là một bệnh rất khó phát hiện bởi nó diễn biến một cách thầm lặng và nhẹ nhàng trong thời gian dài, đến khi bệnh trở nặng thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí bệnh nhân phải chạy thận hoặc ghép thận nếu bệnh nặng. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì hiệu quả sẽ nhanh hơn, các triệu chứng sẽ thuyên giảm đáng kể và khỏi bệnh nhanh chóng. - Bệnh suy thận cấp tính: Lúc này, bệnh suy thận sẽ diễn ra một cách đột ngột và nhanh chóng, điển hình như sự mất mát của một lượng máu lớn, bị nhiễm trùng hoặc một tai nạn. Những điều này sẽ làm giảm chắc năng của thận trong thời gian ngắn nhưng đôi khi nó sẽ khiến cho thận chịu nhiều tổn thương. - Bệnh suy thận mãn tính: Người bệnh sẽ phải chịu những tổn thương nặng nề của bệnh gây ra và nguy cơ bị tử vong rất cao. Nếu chức năng của thận bị giảm đáng kể trong vòng 3 tháng thì được gọi là bệnh thận mãn tính. Có lúc, bệnh thận sẽ dẫn đến bệnh suy thận và khiến người bệnh phải chạy thận hoặc ghép thận để khắc phục độ nguy hiểm của bệnh. Bởi chức năng của thận sẽ bị giảm trầm trọng và các chất độc hại bị ứ đọng trong cơ thể quá nhiều và duy trì nồng độ cao trong máu. Xem ngay: Suy thận không nên ăn gì http://www.meochuayeusinhly.com/da-bi-suy-than-thi-khong-nen-an-gi.html Suy thận có tổng cộng mấy giai đoạn? Bệnh suy thận có tổng cộng 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà chức năng thận bị suy giảm, đây gọi là mức lọc của cầu thận. Cụ thể về các giai đoạn của bệnh suy thận như sau: Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn ngay vừa mới phát bệnh suy thận. Ở giai đoạn này, thận chịu những tổn thương nhẹ, mức độ lọc cầu thận đạt trên 90ml/phút. Chính vì thế, nếu phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời thì hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh này, nhưng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ. Giai đoạn 2: Bệnh nhân suy thận ở giai đoạn này đều có mức lọc cầu thận từ 60-89ml/phút. Khi bước vào giai đoạn này, nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách thì người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra, đáng lưu ý nhất đó là các bệnh về tim mạch. Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, mức lọc cầu thận sẽ bị sụt giảm đáng kể, còn khoảng 30-59ml/phút. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. Bởi nguy cơ bị thiếu máu và những bệnh lý về xương khớp bắt đầu xảy ra với bệnh nhân. Giai đoạn 4: Người bệnh suy thận ở giai đoạn 4 là vô cùng nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Theo các bác sĩ cho biết, mức lọc cầu thận lúc này sẽ rất thấp chỉ khoảng 15-29ml/phút. Lúc này, người bệnh cần chuẩn bị đến sự hỗ trợ của các phương pháp như chạy thận, lọc máu, ghép thận. Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn cuối của bệnh suy thận mãn tính. Lúc này, mức lọc cầu thận đã hạ đến mức thấp nhất trong tất cả giai đoạn, chỉ khoảng dưới 10ml/phút, đồng nghĩa với việc thận không còn hoạt động như trước. Người bệnh cần phải thực hiện các phương pháp hỗ trợ thay thế cho chức năng của thận như lọc máu, ghép thận, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Vậy suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu http://www.meochuayeusinhly.com/benh-nhan-suy-than-giai-doan-cuoi-song-duoc-bao-lau.html? Đối với bệnh suy thận, bạn cần phải hết sức lưu đến các triệu chứng của bệnh nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu càng để lâu thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Tốt nhất, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống mỗi ngày của mình, nên xây dựng cho nó để tránh mắc phải các bệnh về thận cũng như hệ tiêu hóa của chúng ta. Cuối cùng, chúc bạn luôn khỏe mạnh!