Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chàm da

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi laasd17, 3/3/17.

  1. laasd17

    laasd17 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    1/12/16
    Bài viết:
    0
    Chàm da là một bệnh ngứa da khá phổ biến hiện nay và rất dễ bị mắc phải dù ở bất cứ lứa tuổi nào. Những vùng da bị bệnh chàm da có những triệu chứng khiến cho người bệnh rất khó chịu, cảm giác ngứa ngáy và những vùng da này trông rất mất thẩm mỹ, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người bệnh. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng gây ra những khó khăn, cản trở trong công việc cũng như cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần phải nhận biết sớm thông qua nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chàm da.



    [​IMG]


    Để giúp cho cách trị bệnh chàm da thêm hiệu quả và nhanh chóng hơn thì người bệnh nên nhận biêt sớm bệnh để chữa trị kịp thời. Chính vì thế, cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó chẩn đoán và chữa bệnh triệt để tránh bị tái phát nhiều lần sau này.


    Nguyên nhân gây ra bệnh chàm da


    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm da nhưng chủ yếu là 3 nguyên nhân sau đây:



    1. Do cơ địa, cơ thể bệnh nhân:


    - Bệnh chàm da là một loại bệnh có tính di truyền từ cha mẹ sang con. Chính vì thế, nếu trong gia đình bạn có ông bà hay cha mẹ đã từng mắc bệnh chàm da thì rất có khả năng bạn cũng sẽ bị bệnh này.


    - Do rối loạn các hoạt động của cơ thể: Sự rối loạn của các cơ quan bên trong cơ thể cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm da. Các cơ quan trong cơ thể hoạt động bị rối loạn chức năng như bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết cơ thể thay đổi...


    - Do bệnh nhân mắc phải một số bệnh thường gặp và liên quan như bệnh suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng, các bệnh về thận, viêm tai... cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh ngoài da và đặc biệt là bệnh chàm da.



    2. Do nguyên nhân dị nguyên:


    - Do tính chất công việc phải tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại và gây bệnh như xi măng, thuốc nhuộm, xăng dầu, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu...


    - Do người bệnh tiếp xúc thường xuyên với những đồ dùng hằng ngày thường gây dị ứng như quần áo, chăn màn, giày dép, khăn len, mực in từ các tờ báo, kem bôi mặt, kem cạo râu... Với những người có cơ địa yếu, khi tiếp xúc với những đồ dùng này lâu ngày thì có khả năng bị mắc bệnh chàm da hoặc những bệnh ngoài da khác.


    - Do ăn phải những thức ăn lạ hay những thực phẩm có chất dị ứng cao như đồ tanh, hải sản như cá biển, mực, tôm cua...



    3. Do sức đề kháng yếu và chế độ ăn uống không hợp lý


    - Do những người có cơ địa và sức đề kháng yếu bẩm sinh thì rất có khả năng bạn sẽ bị các tác nhân gây hại tấn công và gây bệnh chàm da. Không những thế, khi bị mắc bệnh sẽ không thể chống chọi lại, từ đó bệnh dễ dàng phát triển và lan rộng ra nếu không điều trị kịp thời.


    - Do chế độ ăn uống không hợp lý như ăn uống thiếu cân bằng, thiếu hụt vitamin, ăn nhiều các loại thức ăn có đạm cao như tôm, cua, bò, gà, vịt,... và ăn nhiều các món ăn có tính cay nóng...


    Xem thêm: Cách chữa bệnh mề đay hiệu quả


    Triệu chứng của bệnh chàm da


    Dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh chàm da là ngứa ngáy và các mụn nước nổi trên bề mặt da. Những mụn nước này thường tập trung thành từng chum trên nền da đỏ và còn được gọi là hồng ban. Bệnh sẽ tiến triển theo 5 giai đoạn sau đây:


    - Giai đoạn 1: Giai đoạn tấy đỏ


    Giai đoạn này tuy không nguy hiểm nhưng gây ra những cảm giác ngứa ngáy khó chịu và xuất hiện những màng đỏ trên da. Ngoài ra, trên bề mặt da còn xuất hiện những hạt nhỏ có màu hơi trắng và tạo thành mụn nước.


    - Giai đoạn 2: Giai đoạn nổi mụn nước


    + Những mụn nước này có kích thước khá nhỏ và chúng có thể hợp lại tạo thành mụn nước lớn, chúng thường xuất hiện trên nền da đỏ và có khả năng lây lan sang những vùng da khác


    + Bên cạnh đó, những mụn nước nhỏ này rất nông, có chứa dịch bên trong, sắp xếp thành mảng chi chít, dày đặc. Có thể có nhiều đợt nổi mụn nước ở nhiều giai đoạn khác nhau.


    - Giai đoạn 3: Giai đoạn chảy nước


    Ở giai đoạn này mụn nước có thể bị vỡ do nhiều lần gãi và tác động lên nó hoặc cũng có khả năng chúng tự vỡ. Những mảng chàm lỗ chỗ nhiều vết trợt và rất dễ bị bội nhiễm.


    - Giai đoạn 4: Giai đoạn da nhẵn


    Sau một thời gian nhất định, sự xuất tiết giảm, khi chảy nước vàng, huyết thanh đọng lại trên mặt da tạo thành những vảy tiết dày. Sau đó, những vảy tiết khô lại rồi bong ra, để lại lớp da mỏng nhẵn bong. Giai đoạn này diễn ra rất nhanh chỉ trong vài ngày.


    - Giai đoạn 5: Giai đoạn bong vảy da


    Những lớp da mỏng vừa được tái tạo lại thì tự rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám. Không những thế, da còn dày lên và tăng sắc tố do chàm.



    Ngoài những dấu hiệu của bệnh chàm da vừa nêu trên thì triệu chứng ngứa ngáy là cơ bản và sẽ xuất hiện từ thời kỳ đầu cho đến thời kì cuối của bệnh. Chính vì thế, ngứa khiến cho người bệnh không kiềm chế được và gãi, nhưng khi gãi nhiều thì lại càng ngứa nhiều và gây ra những tổn thương trên da và dễ bị bội nhiễm. Không những thế khi bước vào giai đoạn chảy nước và hình thành da nhẵn thì lúc này cơ thể bạn sẽ có sự thay đổi về nhiệt độ và vùng da bị bệnh sẽ nóng ran, tạo cảm giác rất khó chịu
     

Chia sẻ trang này