Tìm hiểu thoái hóa cột sống và cách điều trị, phòng ngừa bệnh

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi laasd15, 8/5/17.

  1. laasd15

    laasd15 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    21/11/16
    Bài viết:
    0
    Hiện nay, ai cũng đều phải bận rộn với nhiều công việc trong cuộc sống hàng ngày của mình. Nhiều người phải ngổi làm việc một chỗ trong thời gian dài và không bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Từ đó, rất dễ mắc phải các bệnh dau xuong khop, và thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong các bệnh đó. Theo thống kế cho thấy, tại Việt Nam phần lớn người trên 60 tuổi đều mắc bệnh thoái hóa khớp trong đó có khoảng 30% người bệnh thoái hóa cột sống. Vậy bệnh thoái hóa cột sống là gì? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào cho hiệu quả? Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé.


    [​IMG]


    1. Bệnh thoái hóa cột sống là gì?


    Bệnh thoái hóa cột sống thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Do càng lớn tuổi thì quá trình lão hóa diễn ra càng mạnh, nhất là vùng cột sống. Thoái hóa cột sống làm cho xơ của đĩa đệm bị giòn và dễ nứt nẻ, khiến cho nhân bị thoát ra bên ngoài gây thoát vị đĩa đệm. Các dây chằng cũng bị mất độ đàn hồi, giòn, cứng hoặc hóa xương chèn ép vào các đầu dây thần kinh có ngay trong dây chằng gây ra tình trạng đau đớn, hoặc chèn vào các dây thần kinh trong lỗ liên hợp hay rễ thần kinh trong ống sống.


    2. Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống


    - Nguyên nhân chủ yếu là do tuổi tác cao nên các tế bào sụn cột sống sẽ mất dần khả năng sinh sản và tái tạo sụn, tính đàn hồi cũng dần dần mất đi theo thời gian.


    - Đối với những người trẻ lao động nặng, do xương cột sống đang trong giai đoạn phát triển nhưng cơ thể lại phải làm những công việc nặng nhọc làm ảnh hưởng đến xương cột sống, nên dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa.


    - Đối với phụ nữ đang trong quá trình mang thái, nếu không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, thiếu canxi trầm trọng thì cũng dễ gây ra bệnh thoái hóa cột sống.


    - Do yếu tố di truyền từ bố mẹ cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống.


    - Bệnh nhân bị béo phì, thừa cân với trọng lượn quá nặng nên cột sống phải hoạt động hết mức có thể để nâng đỡ cơ thể.


    - Hoặc do thường xuyên ngồi học trong thời gian dài mà không thay đổi tư thế thường xuyên hay làm việc sai tư thế cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh thoái hóa cột sống.


    - Những người phải thường xuyên ngồi một chỗ để học hành, làm việc và ít vận động như học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, công nhân may dễ dẫn đến tình trạng khí huyết lưu thông kém, các khớp xương cũng bị chèn ép, các tế bào thiếu dần dinh dưỡng dẫn đến thoái hóa.


    3. Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống


    - Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng không chỉ gây đau lưng ở vùng lưng dưới, mà còn lan xuống những vùng khác như mông, đùi, bắp chân và chân. Thời gian có thể kéo dài khoảng 1,5 tháng đến 2 tháng.


    - Khi người bệnh cúi xuống để lấy đồ sẽ gây đau đớn ở vùng lưng.


    - Tình trạng đau âm ỉ hoặc đau dữ dội làm cho người bệnh hạn chế vận động, đứng hay ngồi cũng rất khó khăn.


    - Khi thời tiết trở nên lạnh hoặc vận động quá mức thì lưng sẽ cảm thấy đau đớn.


    - Không những gây nên tình trạng đau nhức mà về sau người bệnh cũng sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại.


    4. Cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống


    Hiện nay có nhiều cách để chữa bệnh thoái hóa cột sống như phương pháp thủy châm, châm cứu, kéo giãn cột sống hay vật lý trị liệu... Nếu bệnh nhẹ thì bệnh nhân có thể thực hiện cách chữa bệnh thoái hóa cột sống hiệu quả như vận động hoặc tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện bệnh rõ rệt. Đối với trường hợp bệnh nặng hơn thì cách tốt nhất là đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị một cách đúng đắn nhất.


    Bệnh nhân thoái hóa cột sống khi năm nghỉ nên kê gối dưới đầu sẽ giúp làm giảm đau lưng đáng kể. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên nằm quá lâu trên giường, vì như vậy sẽ khiến cho các cơ bắp vùng lưng bị suy yếu và bệnh sẽ chuyển biến xấu hơn.


    Nếu người bệnh thoái hóa cột sống cảm thấy đau đớn trong nhiều ngày liên tiếp thì có thể sử dụng thuốc tân dược với liều lượng chỉ định để cắt dứt cơn đau. Hoặc bệnh nhân cũng có thể kết hợp với các loại thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên để tăng hiệu quả điều trị bệnh.


    Đối với trường hợp bệnh thoái hóa cột sống nặng và đã điều trị mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bệnh nhân cần phải tiêm steroid ngoài màng cứng. Tiêm steroid sẽ giúp giảm đau dây thần kinh, giảm phồng và sưng đĩa đệm.


    5. Các biện pháp phòng chữa bệnh thoái hóa cột sống


    - Mỗi ngày nên uống nước đầy đủ tốt nhất là 1 lít trong ngày. Không nên ăn nhều thức ăn có đường, bột, hay các loại thức ăn mặn. Kiêng các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.


    - Bạn nên có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý hơn, tránh mang vác những đồ vật quá nặng gây nhiều tổn thương đến cột sống.


    - Nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều canxi như cá, thịt, tôm, trứng, sữa... sẽ giúp cho xương cứng và mau hồi phục hơn.


    - Ăn các thức ăn có chứa nhiều canxi như cá, thịt, tôm, trứng, sữa…sẽ giúp cho xương cứng và mau hồi phục hơn.


    - Ăn nhiều rau như rau dền, bắp cải, rau muống, giá…và uống nhiều nước ép hoa quả.


    - Khi phải ngồi học hay làm việc quá lâu bạn có thể đứng lên để vận động một lúc để giúp xương tránh bị cứng. Nên tập thể dục hàng ngày để vừa thư giãn cơ thể vừa giúp cho xương khớp hoạt động nhuần nhuyễn hơn.


    Trên là những thông tin hữu ích về bệnh thoái hóa cột sống cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh tốt nhất. Tuy bệnh không gây nhiều nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng bạn cũng không nên chủ quan mà xem thường nó. Khi có dấu hiệu đau đớn bất thường thì bạn nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa xương khớp để thăm khám và điều trị một cách hợp lý nhất, tránh để bệnh kéo dài và chuyển biến xấu. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn tìm được phương hướng chữa trị đúng đắn để bệnh nhanh chóng khỏi.


    >>Xem thêm: Bài thuốc nam chữa thoái hóa đốt sống cổ
     

Chia sẻ trang này