Ngành in ấn kỹ thuật số là gì? In ấn kỹ thuật số là ngành in sử dụng máy in công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động in ấn. Khách hàng chỉ cần đưa hình ảnh đã được phân tích vào máy và in trực tiếp ra thành phẩm với số lượng tùy chọn với chất lượng cao. In kỹ thuật số sử dụng 2 loại máy chính: máy in laser và máy in phun. Tùy vào mục đích, ấn phẩm hoặc yêu cầu đặc thù, xưởng in lựa chọn máy in phù hợp. Tại sao ngành in ấn kỹ thuật số xuất hiện? In offset được sử dụng trong tất cả hoạt động in ấn, từ báo chí đến tờ rơi, tờ gấp,… Vào thời kỳ trước, mặc dù các hoạt động liên quan đến in ấn nhiều nhưng có tần suất thay đổi không lớn, in offset vẫn có thể đáp ứng mọi khách hàng, từ xưởng báo đến doanh nghiệp nhỏ. Ngành in kỹ thuật số ra đời nhằm mục đích khắc phục điểm yếu của in offset Mọi thứ thay đổi khi nền công nghệ trực tuyến xuất hiện, kéo theo mọi hoạt động về báo mạng, marketing online tăng cao, một nhóm lớn đối tượng cần ấn phẩm số lượng nhỏ nhưng tần suất lớn, đa dạng mẫu mã hình thành. In kỹ thuật số được ra đời để đáp ứng nhóm đối tượng mới và đối chọi trực tiếp, thay đổi in offset. Ưu điểm gì giúp ngành in ấn kỹ thuật số phát triển mạnh trong những năm vừa qua? Mục đích ra đời là để đáp ứng nhu cầu từ nhóm đối tượng công nghệ cao, in kỹ thuật số khắc phục được nhược điểm của in offset: Rẻ hơn Giá in luôn khiến tất cả khách hàng phải suy nghĩ khi in offset. Ngoài tiền cho công đoạn in, khách hàng có nhu cầu còn phải mất 1 khoản nhất định để làm tấm offset in. Tấm offset này có thể được làm từ cao su, kim loại tùy vào nhu cầu và không thể sửa, chỉ có thể sử dụng cho 1 mẫu mã sản phẩm duy nhất. Cũng chính vì tấm offset không chỉnh sửa được, nếu có sai sót, bạn sẽ phải tốn làm lại một miếng mới, In kỹ thuật số tổng quát có giá rẻ hơn offset. Người dùng nạp dữ liệu, thông tin vào máy và in ngay lập tức, không cần bất kỳ vật trung gian nào khác. Nếu có sai sót hoặc thay đổi, bạn hoàn toàn có thể tạm dừng và chỉnh sửa. Tiết kiệm thời gian Tối ưu thời gian in luôn là điểm mạnh của ngành in kỹ thuật số Như đã nói trên, in offset cần làm khung in (tấm offset), quá trình này cần mất 1 đến 3 ngày. Sau khi hoàn thiện khung in, nhà in sẽ phải mất thời gian lắp khung in, chỉnh sửa thông số trước lăn mực cho những tấm in đầu tiên. Do in bằng hình thức bôi mực – ép lên giấy, mỗi sản phẩm từ offset cần thời gian khô từ 2 đến 3 phút. Ngành in ấn kỹ thuật số chỉ cần 2 bước: nạp thông tin và in thành phẩm. Gần như mực in sẽ khô ngay sau khi xuất máy nên gần như không tốn thời gian khô mực. “Khung in” ở đây có thể coi là các thông số hiển thị trên máy tính, laptop, có thể dễ dàng thay đổi và không mất thời gian. Xu hướng phát triển ngành in ấn kỹ thuật số trong vài năm gần đây và tương lai In kỹ thuật số có ưu điểm vượt trội về giá thành và thời gian, dễ hiểu khi in kỹ thuật số dần chiếm thị phần lớn hơn in offset. Xu hướng ngành in năm 2018 cho thấy, phần trăm ngành in kỹ thuật số tăng 20.6%. Qua nghiên cứu và số liệu thực tế, năm 2008, in kỹ thuật số chỉ chiếm khoảng 15,6% tổng thị phần toàn ngành in, trong khi đó in offset chiếm 84,4%; kết thúc năm 2018, in kỹ thuật số qua dự đoán, trung bình trên toàn thế giới, chắc chắn sẽ chiếm gần 50%, nước có kỹ thuật in phát triển sẽ có tỉ lệ cao hơn. Kỹ thuật in offset giảm ít nhất là 34,4%, một con số không hề nhỏ và còn tăng trong thời gian tới. Máy in kỹ thuật số đa năng, dễ thao tác và ngày càng cải tiến chất lượng Lý giải cho hiện tượng này là bởi ngành in kỹ thuật số ngày một hoàn thiện, kỹ thuật in tốt, đúng màu, nhanh hơn do yếu tố công nghệ phát triển như vũ bão. Trong khi đó, in offset mặc dù có cải tiến nhưng không có bước đột phá lớn. Nhiều nhà in cũng có xu hướng trang bị máy in kỹ thuật số hơn là máy in offset. Đơn giản vì in kỹ thuật số không cần chuẩn bị bản plate (miến offset), dễ thao tác, dễ thay đổi và tối ưu sản lượng. Một máy in kỹ thuật số có thể phục vụ cho nhiều khách hàng khác nhau, không quan trọng kích thước, chất liệu. Ngành công nghiệp in kỹ thuật số sẽ còn rất nhiều cải tiến khi bước vào thời kỳ công nghệ 4.0, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành. Giới marketing cần nhiều ấn phẩm có số lượng khác nhau, có nhiều thay đổi đột ngột và phải hoàn thành trong thời gian ngắn. Đôi khi thời gian lên ý tưởng, thiết kế, in ấn chỉ được thực hiện trong vài giờ đến 1 ngày. Lựa chọn in kỹ thuật số với thời gian in ngắn tối ưu hơn rất nhiều so với in offset cần thời gian dài để chuẩn bị và hoàn thiện. Điểm qua những kỹ thuật in trực tiếp trên mặt phẳng thường dùng Một sự tiến bộ mới trong công nghệ in ấn quảng cáo là việc in trực tiếp trên mặt phẳng tạo nên sự nhanh chóng, chất lượng, giá thành thấp. Trong đó có những kỹ thuật in khác nhau cho nhu cầu in ấn này tạo nên những ứng dụng phong phú và phổ biến. Những kỹ thuật in trực tiếp trên mặt phẳng Hiện nay khi sự phát triển công nghệ đạt được những bước phát triển khá cao, các công cụ hỗ trợ cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh tế… được phát minh ngày càng nhiều. Nền kinh tế – xã hội đang có được sự hỗ trợ rất tốt từ khoa học kỹ thuật, trong đó lĩnh vực marketing cũng nhận được nhiều bước phát triển mới. Đặc biệt trong mảng quảng cáo của lĩnh vực marketing, nhu cầu in ấn, chuẩn bị các công cụ quảng cáo như bảng quảng cáo, băng rôn, pano, quà tặng quảng cáo, đồng phục… luôn có số lượng rất lớn. Do đó sự hỗ trợ từ các kỹ thuật in trực tiếp trên mặt phẳng giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, làm cho chiến dịch quảng cáo nhanh chóng triển khai. Quá trình này tạo hiệu quả rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Một số kỹ thuật in trực tiếp trên mặt phẳng thường được sử dụng trong thị trường quảng cáo: - Kỹ thuật in PP Đây là kỹ thuật in dùng nguyên liệu chính là Poly Propylen là loại nguyên liệu trong nhóm Polymer có chất lượng tốt, giá thành thấp, sử dụng công nghệ in kỹ thuật số trên loại nguyên liệu này. Phân chia theo môi trường sử dụng, kỹ thuật in PP được chia làm in PP trong nhà hoặc in PP ngoài trời. Mỗi một loại sẽ sử dụng loại mực in, hiệu quả và những chi tiết khác nhau. Sản phẩm được sử dụng với độ bền tốt, thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng in ấn sắc nét, không gây độc hại đến môi trường và sức khỏe con người. Kỹ thuật in này có ứng dụng rộng rãi như in trên bao bì, tranh ảnh, bảng quảng cáo… - Kỹ thuật in UV Sử dụng máy in phẳng UV và mực in UV nhà sản xuất tiến hành in phun lên mặt phẳng từ các chất liệu như nhựa, kính, mica, nhôm, bạt… Sau đó tiến hành sấy khô bởi hệ thống đèn sấy tia cực tím, sản phẩm sẽ nhanh chóng đưa vào sử dụng nhờ vào bước tiến hành này. Điểm nổi bật nhất của kỹ thuật in này là tuổi thọ sản phẩm khá cao thậm chí lên đến 10 năm sử dụng. Hiện nay có rất nhiều nhu cầu in trực tiếp trên mặt phẳng sử dụng kỹ thuật in UV như: in ốp lưng, in tranh trang trí nội thất, in bảng tên, bảng quảng cáo, in lên kính cửa hiệu… Kỹ thuật in Canvas Đây là kỹ thuật in chủ yếu trong lĩnh vực mĩ thuật dùng cho quá trình in phun lên vải bố tạo nên những bức tranh hoàn mỹ. Do đó, kỹ thuật in này thường được sử dụng trong lĩnh vực trang trí nội thất nhà cửa, văn phòng, nhà hàng, khách sạn… Với mỗi một sản phẩm in ấn của kỹ thuật in này, đánh giá tùy vào chất liệu mà người ta sử dụng các loại in Canvas khác nhau. Có 3 loại in Canvas chủ yếu như sau: In Canvas mực nước In Canvas mực dầu In Canvas mực dầu bóng Bên cạnh những kỹ thuật in bên trên người ta còn sử dụng các kỹ thuật in trên các chất liệu khác tạo nên các tên gọi như kỹ thuật in Simili, kỹ thuật in vải, kỹ thuật in chữ nổi inox, kỹ thuật in Decal, in băng rôn. Nhà sản xuất sẽ căn cứ vào nhu cầu sử dụng, nhu cầu quảng cáo của khách hàng mà sử dụng các kỹ thuật in trực tiếp trên mặt phẳng khác nhau để tạo nên sản phẩm có tính ứng dụng cao nhất. Các sản phẩm in ấn này luôn có độ bền tốt, độ sắc nét cao, hiệu quả màu sắc luôn đạt mức độ tốt nhất