[TN] Sâm Việt bạt ngàn ở Trung Quốc

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi í_no_good2099, 18/12/23.

  1. í_no_good2099

    í_no_good2099 Mega Man GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/10/07
    Bài viết:
    3,436
    Sâm Lai Châu cũng được nhà nước coi là sâm "quốc bảo" như sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu sâm VN vẫn có những đánh giá khác nhau về phẩm chất, giá trị của sâm Lai Châu.

    [​IMG]
    THIÊN THẢO

    GS-TS Trần Công Luận - nguyên Giám đốc Trung tâm sâm và dược liệu TP.HCM, hiện là Hiệu trưởng Trường đại học Tây Đô:
    [​IMG]
    GS-TS Trần Công Luận

    NVCC

    Sâm VN (Panax vietnamensis) được hiểu là sâm Ngọc Linh trên trường quốc tế, do cây có vùng phân bố hẹp ở núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Tuy nhiên cho đến nay, đã phát hiện thêm hai thứ của sâm VN (Panax vietnamensis var. fuscidiscus ở Lai Châu, Panax vietnamensis var. langbianensis ở Lâm Đồng), và một loài sâm Puxailaileng ở Nghệ An cũng được cho là gần gũi với sâm VN. Trong đó sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) được xem là có thành phần hóa học tương tự như sâm VN do cũng có hợp chất majonosid M2 (MR2) mang tính trội như của sâm VN. Tuy nhiên, đã có những thông tin chưa thực chứng về sâm Lai Châu cũng có 52 hợp chất saponin và có tác dụng sinh học như sâm VN. Hiện nay trên Cơ sở dữ liệu Pumed chỉ có 3 bài báo công bố liên quan đến thành phần saponin trong sâm Lai Châu dựa trên kỹ thuật sắc ký hiệu năng cao so sánh với một số hợp chất saponin làm chất đối chứng. Vì vậy chưa thể nói trong phần thân rễ và rễ củ của sâm Lai Châu có 52 hợp chất saponin như của sâm VN. Đề tài "Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và trồng cây sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus K.Komatsu, S.Zhu & S.Q.Cai)" của thạc sĩ Phạm Quang Tuyến chỉ mới phân lập và xác định được 6 hợp chất saponin chính có trong sâm Lai Châu là MR2, GRd, GRb1, GRe, GRg1, silpiosid E.



    Tiến sĩ Nguyễn Văn Bình - Khoa Sinh học, Trường đại học Đà Lạt:
    [​IMG]
    Tiến sĩ Nguyễn Văn Bình

    Quang Viên

    Ở góc độ nghiên cứu về gien, tôi cũng đã giải mấy bộ gien sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu. Về cơ bản, gien của hai loại sâm này tương đồng nhau, có quan hệ gần gũi. Gien tương đồng thì việc tổng hợp dược chất về cơ bản cũng tương đồng. Tuy nhiên, bảo sâm nào tốt hơn sâm nào thì phải có nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn. Ngay cả sâm Ngọc Linh nhưng đem đi trồng ở các vùng khác nhau thì hình thái đã khác, dược chất đã khác. Trong các nghiên cứu để so sánh, đánh giá sâm Lai Châu nhiều dược chất hay ít dược chất, hàm lượng dược chất như thế nào… thì phải xét đến mẫu thu thập và cách thực hiện các nghiên cứu. Nói tóm lại là cần phải nghiên cứu sâu rộng hơn nữa về sâm Lai Châu mới có thể có những đánh giá đúng các tiêu chí chất lượng, giá trị của loại sâm được coi là gần gũi với sâm Ngọc Linh này.



    Tiến sĩ Phạm Quang Tuyến - Viện Nghiên cứu Lâm sinh,‎Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam:
    [​IMG]
    Tiến sĩ Phạm Quang Tuyến

    NVCC

    Sâm Lai Châu đã được người dân bản địa tại các huyện vùng cao tỉnh Lai Châu sử dụng làm thuốc từ rất lâu với tên gọi tam thất đen, tam thất đỏ. Một số nghiên cứu đã mô tả hình thái, phân tích di truyền và xác định sâm Lai Châu cùng loài với sâm Ngọc Linh hay còn gọi là một thứ mới của sâm VN. Sâm Lai Châu có một số thành phần hóa học với hàm lượng saponin tương đương với sâm Ngọc Linh, có nhiều tiềm năng để phát triển gây trồng và chế biến thành hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

    Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy sâm Lai Châu có hàm lượng saponin tổng số lên tới 23,85%. Bước đầu nghiên cứu sâm Lai Châu đã phân lập được 6 loại saponin và một số hoạt chất chính mà sâm Ngọc Linh cũng có, đặc biệt hàm lượng Majonosid-R2 (MR2) cao tới 7,04 - 7,78% và chiếm tỷ lệ lớn trong các saponin đã phân lập. Tuy nhiên, sâm Lai Châu do mới được nghiên cứu nên việc phân lập thành phần các loại saponin chưa được đầy đủ, nghiên cứu các tác dụng dược lý, y học cần được đầu tư nghiên cứu nhiều hơn nữa để làm rõ được giá trị loại sâm này. Theo cá nhân tôi, đây là một loại sâm quý, được ví như "nàng công chúa ngủ trong rừng" chưa được đánh thức hết tiềm năng, giá trị. Trong thời gian tới với sự vào cuộc của các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, đặc biệt là sự đầu tư của nhà nước theo Quyết định số 611/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình phát triển sâm VN thì sâm Lai Châu có cơ hội phát triển và trở thành loại dược liệu quý được nhiều người biết đến và sử dụng.



    Tiến sĩ Lê Thị Hồng Vân - nhà nghiên cứu sâm VN, ‎giảng viên Khoa Dược, Trường đại học Y Dược TP.HCM:
    [​IMG]
    Tiến sĩ Lê Thị Hồng Vân

    NVCC

    Sâm VN (còn được gọi là sâm Ngọc Linh) được phát hiện từ năm 1973 ở núi Ngọc Linh và chính thức được đặt tên khoa học là Panax vietnamensis (họ nhân sâm, Araliaceace). Đến năm 2002 - 2003, các nhà khoa học Nhật Bản và Trung Quốc đã phát hiện thêm một thứ (variety) mới của sâm VN là Panax vietnamensis var. fuscidiscus (còn gọi là Yesanchi) và không lâu sau đó, loài này cũng được công bố phân bố tự nhiên ở vùng núi Lai Châu trên các tạp chí chuyên ngành. Do đó, thứ sâm VN này còn được gọi là sâm Lai Châu.



    So với các loài sâm trên thế giới, các nghiên cứu về thành phần hoạt tính và tác dụng dược lý của sâm VN còn khá hạn chế. Cho tới nay, đã có hơn 70 hợp chất saponin (ginsenosid) đã được công bố từ các bộ phận khác nhau của sâm VN. Về hàm lượng saponin, có thể thấy rất nhiều nghiên cứu chứng minh sâm VN có hàm lượng saponin cao hơn rất nhiều so với các loài sâm khác.

    Các nghiên cứu phân tích thành phần hóa học của sâm VN (thứ sâm Lai Châu và thứ sâm Ngọc Linh) đang được quan tâm nghiên cứu nhằm so sánh sự khác biệt cũng như cách phân biệt hai thứ sâm này. Các nghiên cứu ban đầu cũng cho thấy rằng, thứ sâm Lai Châu khá tương đồng về thành phần hóa học so với thứ sâm Ngọc Linh về số lượng thành phần và hàm lượng hoạt chất. Đồng thời, các nghiên cứu này cũng có thể tạo ra thông tin cần thiết để xác định và bảo tồn thứ sâm Lai Châu và thứ sâm Ngọc Linh, đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý báu này.



    GS-TS Nguyễn Minh Đức - nhà nghiên cứu sâm VN, ‎Chủ nhiệm Khoa Dược, Trường đại học Tôn Đức Thắng:
    [​IMG]
    GS-TS Nguyễn Minh Đức

    Quang Viên

    Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) thường được gọi chính danh là sâm VN ("Vietnamese ginseng" trong các công bố quốc tế), là một loài Panax mới, đặc hữu của VN được phát hiện tại vùng Ngọc Linh vào năm 1973. Đến nay, qua nhiều kết quả nghiên cứu có hệ thống về nhiều mặt thực vật, hóa học, dược lý, lâm sàng… Sâm Ngọc Linh đã được ghi nhận là một cây quý của thế giới, có thể so sánh ‎với nhân sâm, một cây thuốc bổ hàng đầu của y học cổ truyền (sâm, nhung, ‎quế, phụ).



    Sâm Lai Châu được phát hiện đầu tiên năm 1993 tại Vân Nam (Trung Quốc) dưới tên gọi Yesanchi (dã tam thất), tên khoa học là Panax vietnamensis var. fiscidiscus, hiện đang được trồng nhiều tại Vân Nam và chủ yếu xuất qua VN với giá rẻ hơn sâm Ngọc Linh nhiều. Năm 2013, Phan Kế Long và cộng sự phát hiện cây sâm này mọc tự nhiên tại Lai Châu và gọi tên là sâm Lai Châu. Về mặt thực vật, do giống nhau đến loài, chỉ khác thứ (variety) dưới loài, nên sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu khá giống nhau về hình thái bên ngoài. Các nghiên cứu hóa học cũng cho thấy thành phần và hàm lượng saponin của sâm Lai Châu tương tự sâm Ngọc Linh. Tuy vậy, do sâm Lai Châu chưa được nghiên cứu nhiều, nhất là mặt tác dụng sinh học, dược lý nên chưa có cơ sở khoa học để so sánh giá trị trong y học của nó với sâm Ngọc Linh. Gần đây, sâm Lai Châu cũng được công nhận là loại sâm quý, xếp vào hàng "quốc bảo" VN. Do đó, cần phải đầu tư nghiên cứu sâu về sâm Lai Châu trên mọi mặt để khẳng định giá trị nhằm phát triển mạnh mẽ hơn cây sâm này. (còn tiếp)

    https://thanhnien.vn/nha-khoa-hoc-noi-gi-ve-sam-lai-chau-185231217194614234.htm

    Vậy là sẽ xây dựng thương hiệu sâm Việt Nam như kiểu sâm Hàn Quốc à , ko phân biệt Ngọc Linh hay ko Ngọc Linh nữa worry-55 Tết đến rồi, các thày tham khảoworry-55
     
  2. thanhkiem1

    thanhkiem1 Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/1/10
    Bài viết:
    5,745
    Bao giờ trồng sâm như hq trồng nhỉ, éo khác gì trồng củ mì luôn
    Như cái đông trùng hạ thảo, trồng được cái rẻ phết
     
    katt1234 thích bài này.
  3. Bị Tiêu Chảy

    Bị Tiêu Chảy Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    22/2/18
    Bài viết:
    5,641
    Nơi ở:
    HCMC
    Sâm rừng nó quý chứ lúc trồng công nghiệp được như rau thì...

    Sâm HQ nó có thương hiệu quốc gia ko phải chỉ có trồng, cả hệ thống sản xuất, giám sát chất lượng, xây dựng thương hiệu quốc gia v.v. Chứ ko phải tự sướng là được
     
  4. RickBe

    RickBe Thy Phương Nhi Thảo Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/11/06
    Bài viết:
    19,967
    Nơi ở:
    TP.HCM
    Chuẩn, quan trọng là kiểm soát chất lượng và quảng bá chuẩn.
    Chứ như thằng nhật nói nó làm màu thì đúng, nhưng chất lượng mấy loại trái cây đắt của nó kiểm soát tốt vl.
     
  5. í_no_good2099

    í_no_good2099 Mega Man GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/10/07
    Bài viết:
    3,436
    Làm rồi mà, thủ tướng cũng tới xem

    3473F9F6-752C-47FC-867C-D9A053ECAFFF.jpeg 7D1F24A2-8295-4F96-9527-65EB23C53E39.jpeg
     
  6. MCGH

    MCGH Kỹ nữ mua vui cho đời ➳ Sharpshooter ⌖ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/8/07
    Bài viết:
    10,868
    Nơi ở:
    Cần Thơ
    Nhớ quả anh dân tộc nhậu xỉn đi vô vườn sâm NL tưởng trồng sắn, hái về một bao ăn dần, xong CA hỏi thăm cho hay bao đó giá vài tỷ pepe-1
     
  7. í_no_good2099

    í_no_good2099 Mega Man GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/10/07
    Bài viết:
    3,436
    Trồng trong môi trường mô phỏng tự nhiên, đủ năm mới xuất xưởng thì vẫn ok chứ
     
  8. Bị Tiêu Chảy

    Bị Tiêu Chảy Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    22/2/18
    Bài viết:
    5,641
    Nơi ở:
    HCMC
    Quy mô này, thì các cụ, các vip VN còn chả đủ dùng. Như hồi sâm Ngọc Linh, bà con cả nhóc đổ xô về Quảng Nam loot ...khối ông bị lừa các kiểu.

    Giờ mới trồng thì 7 năm nữa mới thu hoạch, mà ko có khoa học công nghệ vào, tự phát lại sâu bệnh, hư hỏng như vụ Sâm ngọc linh trồng đợt rồi bệnh hỏng ráo.

    Nói chung xây thương hiệu nông sản quốc gia giờ mấy cái hoa quả còn dài. Mấy cái sâm củ này, làm tốt, thị trường trong nước cung chả đủ cầu.
     
    Ừ mày giỏi thích bài này.
  9. Hắc Ma

    Hắc Ma HIV Ma Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/1/08
    Bài viết:
    4,611
    Nơi ở:
    Hellish Metro
    Chắc xỉn peepo_blinkwhat
     
  10. í_no_good2099

    í_no_good2099 Mega Man GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/10/07
    Bài viết:
    3,436
    !nghi!nghi!nghi!nghi
     
  11. N00bforever

    N00bforever One-winged Angel Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/5/11
    Bài viết:
    7,578
    Trong khi Hàn nó làm quy mô công nghiệp , hạ giá sâm phổ cập với mọi người , thì Vịt làm màu thổi giá một củ sâm vài trăm trẹo , hoặc làm dự án trồng sâm để úp bô
     
  12. DkLx

    DkLx Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/7/11
    Bài viết:
    4,504
    Nơi ở:
    Trên tum
    Úp thì mới nhanh chứ đời người mấy ai có mấy cái 5 nă.... á xỉu peepo_dead
     
    adoniz279, sai2000, hatavn and 2 others like this.
  13. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    41,187
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Cái "mô phỏng tự nhiên" đó nó đạt tới trình độ nào :-"
     
  14. hoibideptrai

    hoibideptrai The Chosen Undead Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/4/07
    Bài viết:
    46,565
    nhớ hồi còn bé xíu đã đọc bài sâm việt nam này nọ, mà giờ gần 40 con mẹ nó rồi vẫn đang loay hoay peepo_gvn
     
    Ừ mày giỏi thích bài này.
  15. lang băm

    lang băm The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    18/4/18
    Bài viết:
    9,062
    Năm 2024 rồi mà vẫn tin uống rễ cây là tốt hả trời
     
  16. hatavn

    hatavn Fire in the hole! GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/5/09
    Bài viết:
    2,695
    hàng nó nhiều phân khúc
    chất lượng đc kiểm định
    giá cả ok, dễ mua

    còn vn thì bát nháo
    hàng giả, hàng chưa đủ tuổi cũng bán với giá trên trồ của hàng real pepe-1

    nguời có kn có khi còn mua nhầm, mua kiểu tin tưởng nhau là chính

    cơ mà ai cungz uy tín cho đến khi scam pepe-30
     
    Ừ mày giỏi thích bài này.
  17. í_no_good2099

    í_no_good2099 Mega Man GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/10/07
    Bài viết:
    3,436

    Sâm Việt bạt ngàn ở Trung Quốc

    [​IMG]
    Thiên Thảo

    Đánh giá tác giả

    Trong lúc các nhà khoa học còn những ý kiến khác nhau về phẩm chất, giá trị của sâm Lai Châu, thì thực tế đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết để phát triển sâm quý Việt Nam thực sự là "quốc bảo". Một trong những vấn đề đó là sự bát nháo của thị trường sâm.

    Vừa trở về sau chuyến đi 8 ngày tại Trung Quốc qua những vùng trồng các loại sâm nổi tiếng của thế giới, TS Lê Thị Hồng Vân (Khoa Dược, Đại học Y Dược TP.HCM), người dành nhiều tâm huyết nghiên cứu, trồng sâm Việt, chia sẻ với Thanh Niên những sự thật gây sửng sốt.

    [​IMG]
    Sâm Việt (thứ Lai Châu) trồng bạt ngàn ở Vân Nam, Trung Quốc

    NHÂN VẬT CUNG CẤP

    Ông giáo "đại gia" trồng sâm Việt
    TS Lê Thị Hồng Vân cho biết trong chuyến thăm và thu thập mẫu sâm để nghiên cứu ở các vùng trồng sâm tại Trung Quốc, chị khởi hành từ tỉnh Cát Lâm (nơi trồng sâm Hàn Quốc) và đến tỉnh Sơn Đông (nơi trồng sâm Mỹ). Chặng cuối, nhà khoa học trẻ này đến Vân Nam và tại đây chị rất bất ngờ khi thấy ở H.Kim Bình (giáp biên giới Việt Nam), người Trung Quốc trồng bạt ngàn sâm Việt Nam (thứ sâm Lai Châu).

    [​IMG]
    [​IMG]
    TS Lê Thị Hồng Vân tại vườn sâm thứ Lai Châu do người dân Vân Nam, Trung Quốc trồng

    Biết TS Lê Thị Hồng Vân là nhà khoa học đã và đang nghiên cứu các loại sâm, trong đó có sâm Việt Nam, nên một ông giáo từng là hiệu trưởng và chủ của nhiều trường học ở địa phương đã chia sẻ rất nhiệt tình. Theo TS Vân, ông giáo này giàu có là nhờ trồng sâm Lai Châu (SLC), mỗi năm thu khoảng 20 tấn. Tại cơ ngơi khang trang ở H.Kim Bình, ông giáo "đại gia" Trung Quốc đã mời cô tiến sĩ trẻ Việt Nam loại rượu mà ông ngâm từ SLC. TS Hồng Vân cho biết đó không phải những bình rượu ngâm một vài củ sâm mà cả vài chục ki lô gam sâm tươi trong những vại vài trăm lít.

    Vị hiệu trưởng các trường tiểu học và phổ thông tư thục này cũng đưa TS Vân đi thăm khu trồng sâm của ông và bạn bè. "Ông ấy trồng sâm ở độ cao khoảng 2.000 m, dưới tán lá rừng. Điều ngạc nhiên là cách trồng cũng rất đơn giản chứ không bài bản như ở Việt Nam, nhưng cây sâm vẫn phát triển rất tốt", TS Vân cho hay. Khi TS Vân hỏi người dân ở đây chủ yếu trồng sâm gì thì ông giáo cũng rất tử tế nói ông và người dân trồng sâm Việt Nam.

    [​IMG]

    Trồng sâm Việt trên… nóc nhà
    Tiến sĩ Vân cho biết trong chuyến đi cô còn may mắn được ông giáo kể trên lấy xe chở vào khu làng của người dân tộc Dao. Người dân làng này gọi sâm Việt Nam cho thứ SLC là Yesanchi (dã tam thất). Yesanchi được đề cập trong 2 bài báo công bố trên tạp chí nổi tiếng thuộc Hiệp hội hóa học Mỹ (Journal of Natural Products) vào năm 2002 và một bài trên tạp chí của Nhật (Journal of Japanese Botany) vào năm 2003. Yesanchi sau này được xác nhận là SLC với tên khoa học là Panax vietnamensis var. fuscidiscus, một thứ (variety) mới của sâm Việt Nam.

    [​IMG]
    TS Lê Thị Hồng Vân trên nóc nhà người dân trồng sâm thứ Lai Châu tại H.Kim Bình, Vân Nam (Trung Quốc)

    NHÂN VẬT CUNG CẤP

    "Câu chuyện về loài sâm Việt có mặt ở làng này cũng thú vị như loài "thuốc giấu" gọi làsâm Ngọc Linh (SNL) của đồng bào dân tộc Xê Đăng ở vùng Ngọc Linh mình vậy", TS Vân chia sẻ. Theo đó, trước đây người làng này sống trên núi cao. Chính quyền thấy họ sống ở đó không an toàn nên xây cho họ khu làng ở vị trí thấp hơn. Vì từ lâu đã biết Yesanchi (SLC - PV) là thuốc rất quý nên khi về chỗ ở mới họ cũng đưa loại cây này về trồng. Điều làm TS Vân ngỡ ngàng là họ trồng SLC trên… nóc nhà. Hỏi kỹ thì được biết sâm trồng trên nóc nhà là những cây sâm tự nhiên mà họ vào rừng đào được. Vì giá SLC tự nhiên rất cao nên họ trồng trên nóc nhà để dễ trông coi. Trên nóc nhà của họ còn trồng các loại dược liệu quý khác mà Việt Nam cũng có như sâm Vũ diệp, Tam thất hoang.

    TS Vân cho biết thêm: Trước đây người dân làng này chưa nghĩ tới việc kinh doanh giống SLC có ngoài tự nhiên. Nhưng khi nước ta cạn kiệt SLC tự nhiên thì nhiều người Việt qua Vân Nam lùng mua với giá cao. Lúc đó, người dân Kim Bình, Vân Nam mới vào rừng tìm kiếm SLC và đem về trồng trên mái nhà. Họ đào được những củ sâm tự nhiên rất to, dài cả mét. "Họ trồng không chỉ để bán mà còn bảo tồn các loài dược liệu quý, đặc biệt là SLC", TS Vân nói.

    Giàu có nhờ bán sâm Việt cho người Việt
    Ở Vân Nam có hai vùng trồng lớn SLC. Riêng H.Kim Bình nằm sát biên giới với tỉnh Lai Châu (Việt Nam) đã có khoảng 700 hộ trồng SLC với diện tích khoảng 200 ha. "200 ha của họ trồng mật độ dày chứ không phải mật độ thưa như ở núi Ngọc Linh của Việt Nam. Sản lượng mỗi năm họ thu hoạch lên đến khoảng 50 tấn SLC. Có thể nói lượng sâm như vậy lớn gấp nhiều lần sâm Việt (SLC và SNL) do người Việt trồng trên đất nước mình", TS Hồng Vân bày tỏ.


    cuoinghiengngacuoinghiengngacuoinghiengngacuoinghiengngacuoinghiengngacuoinghiengnga
    Lý luận như AQ của Lỗ Tấncuoinghiengngacuoinghiengnga

    E79C44BD-7BF3-41B3-BE9B-1144FD34EE03.jpeg

    Còn ko cùy nhanh Amyquy
     
    N00bforever thích bài này.
  18. Mir[U]ka

    Mir[U]ka One-winged Angel Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/05
    Bài viết:
    7,721
  19. gamerbi

    gamerbi Samus Aran the Bounty Hunter Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/11/02
    Bài viết:
    6,012
    Thế là dã tam thất (phá huyết) mà coi như sâm (ích huyết sinh tân) à pu_pepescam
     
  20. hoibideptrai

    hoibideptrai The Chosen Undead Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/4/07
    Bài viết:
    46,565
    tới nông nghiệp mấy chục năm làm còn ko xong, thì mấy cái đồ này mơ đi peepo_gvn
     

Chia sẻ trang này