[TP] 45 năm chiến sự biên giới phía bắc (17/2/1979 - 17/2/2024) Tiếng súng vang bầu trời biên giới

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi daltons, 16/2/24.

  1. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    TP - Rạng sáng 17/2/1979, cả phố tôi được đánh thức bởi những tiếng rền vang vọng ở mạn Bắc. Tôi trèo lên gác thượng còn một số người khác leo lên triền đồi, núi hoảng hốt nhìn thấy một bầu trời ửng đỏ. Chiến tranh ập đến…

    Bố mẹ tôi được người hàng xóm thông báo gấp gáp: “Tàu đánh rồi”. Bố tôi là Trưởng khu Thống Nhất (thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) vớ luôn cái mũ cối rồi đi ra khỏi nhà, hướng về trụ sở ủy ban nhân dân.

    Tình người
    Bầu trời ngày càng đỏ rực, có những tia như pháo hoa kèm theo tiếng nổ đì đùng rất gần. Bố tôi từ Ủy ban trở về với gương mặt khá căng thẳng nói với chúng tôi: “Các con phải gói ghém quần áo, chuẩn bị tinh thần tìm nơi trú ẩn. Tuyệt đối không được chạy nhảy lung tung và không được nghe lời kẻ lạ”.

    [​IMG]
    Cảnh sơ tán trên quốc lộ 1A ngày 17/2/1979. Ảnh: tư liệu

    Tôi vào phòng gấp gọn sách vở vào một góc rồi nhanh chân đi ra ngoài đường. Dân phố núi quê tôi túm năm, tụm ba bàn tán xôn xao. Chiều đến, có tiếng còi ủ của xe cứu thương hướng về Bệnh viện huyện. Thế rồi, quê tôi tràn ngập những người và đồ đạc. Họ là dân thường sinh sống ở Na Sầm (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn) theo đường tỉnh lộ 279 đi qua Đèo Bén về Đồng Mỏ, còn lại phần đông là cư dân thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc), thị xã Lạng Sơn người đi bộ, người thồ đồ đạc bằng xe đạp, xe cải tiến dắt díu nhau rồi ngồi ở ven đường. Ai cũng tỏ vẻ mệt mỏi, lo âu.

    Cán bộ thị trấn Đồng Mỏ đến các gia đình thuyết phục mọi người cưu mang đồng bào sơ tán. Thế là, các gia đình đến ven đường mời 2-3 hộ đến ở cùng. Chúng tôi cho một hộ dân sinh sống ở phố chợ Kỳ Lừa, thị xã Lạng Sơn vào trong nhà, sắp xếp chỗ nghỉ, nơi nấu nướng. Ba anh em trai trong nhà gom lại ở một phòng, còn lại cho thêm một hộ dân nữa cũng ở thị xã Lạng Sơn trú tạm…

    Một hai ngày sau, lượng người đổ về quê tôi càng lớn với hàng nghìn người. Cán bộ dân phố, đoàn viên thanh niên và dân quân tổ chức các tổ, đội thăm hỏi và giúp dựng những ngôi nhà ở tạm ven quốc lộ 1A.

    Tôi là người hay hóng chuyện, thi thoảng lại ù ra khu chợ ở trung tâm thị trấn. Lần đầu tiên trong đời thấy những người lạ bóc bánh chưng lên rán. Thấy tôi tò mò, ngó nghiêng, một bà độ 50 tuổi vận bộ đồ chàm, cười lộ ra chiếc răng vàng rồi gắp một chiếc bánh đã rán vàng, tỏa mùi thơm lựng đưa cho tôi, tôi nói lời cảm ơn rồi chạy về nhà…

    Lớp học thời chiến

    Năm đầu chiến sự 1979 cũng là lúc chúng tôi bước vào học lớp đầu của bậc THPT. Lớp 10D chúng tôi có trên ba mươi đứa thì khoảng một phần ba là người sơ tán. Những bạn này người thị xã, áp vùng biên nên khôn ngoan, rất chăm học. Sau một kỳ học, nhiều đứa đã được làm lớp trưởng, lớp phó, thủ lĩnh Đoàn của lớp.

    [​IMG]
    Tác giả (giữa) và các bạn học cùng lớp là người sơ tán mới nhập học. Ảnh: tư liệu

    Vào các buổi giữa giờ, Quản ca bắt nhịp cho chúng tôi hát các bài truyền thống cách mạng. Một hôm, cô giáo chủ nhiệm và cán bộ Đoàn trường đến lớp tôi giới thiệu về một ca khúc mà nhạc sỹ Phạm Tuyên mới sáng tác mang tựa đề “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới”. Chỉ nghe qua khúc đầu, chúng tôi đã thấy hình bóng quê hương mình, tàn khốc của chiến tranh cũng như hào khí đánh giặc của quân dân ta…

    Ngoài giờ học chính khóa, vào các ngày nghỉ, chúng tôi được phân thành tổ, đội tham gia lao động lấy cát từ dòng sông Thương rồi gánh về trường cách xa hơn 1 km. Các thầy giáo và các bạn lớp trên thì đào hào công sự trước lớp học, xây dựng hầm tăng xê, hầm chữ A. Không khí rất khẩn trương, gấp rút. Sau đó, chúng tôi học các tình huống giả định giặc bắn pháo, cối đến thì theo hiệu lệnh xuống hầm nhanh chóng…

    “Tôi ở thị trấn Đồng Đăng sơ tán và học tập tại Trường THPT Chi Lăng với bao kỷ niệm sâu sắc. Tôi coi mảnh đất này là quê hương thứ hai, nơi đã nuôi dưỡng, bồi đắp cho tôi khôn lớn, trưởng thành”.

    Tiến sỹ Phạm Ngọc Thưởng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo

    Hướng ra mặt trận

    Sau khi quân Trung Quốc tràn vào lãnh thổ nước ta vấp phải sự kháng cự kiên cường của quân- dân Lạng Sơn. Còn tại hậu phương, người dân ủng hộ vật chất, tinh thần cho các thương binh từ tiền tuyến trở về. Chúng tôi quyên góp quần áo cũ để các anh bộ đội lau pháo, súng…

    Độ vài ngày sau, thị trấn Đồng Mỏ xuất hiện từng đoàn quân từ mạn xuôi lên. Đoàn người kéo dài đi bộ rất trật tự, các anh bộ đội vác súng, đạn dược cùng ba lô trĩu nặng không ngừng nghỉ hướng về biên giới. Rồi xe tăng, tên lửa, pháo các loại rầm rập đi ngang qua phố núi, tạo nên bầu không khí sôi động, khẩn trương. Và cả đường sắt nữa, liên tiếp có các chuyến tàu chở quân, vũ khí hạng nặng ngược lên khu vực thị xã Lạng Sơn. Tôi nhớ như in, gần như tất cả cư dân thị trấn Đồng Mỏ đều đứng hai ven đường vỗ tay khi thấy những đoàn xe chở đầy súng, đạn rồi xe tăng to kềnh càng và những khẩu pháo lớn vươn nòng nghễu nghện phủ đầy lá ngụy trang. Ai cũng cười tươi, giơ tay hình chữ V, gửi trọn niềm tin chiến thắng…Nhiều gia đình mang xôi, chè, nước vối, hoa quả tặng các anh bộ đội. Mẹ sai tôi mang một giỏ quả na trái vụ mang ra đường gặp các anh bộ đội thì đưa cho.

    [​IMG]
    Khu phố Chính, thị trấn Đồng Mỏ - nơi nhiều gia đình sơ tán đến định cư. Ảnh: Duy Chiến
    Các bạn sơ tán cũng rất hăng hái mang bánh mì, bánh chưng dúi vào tay bộ đội rồi bẽn lén vẫy tay chào theo đoàn quân. Có một hôm, gia đình tôi có mấy cán bộ mang quân hàm Trung úy, Thượng úy đến nhà muốn mua một ít lương thực, thực phẩm. Bố mẹ tôi không lấy tiền nhưng các anh cương quyết không nhận và cuối cùng thì “đối lưu” bằng cách nhận của các anh mấy gói mì tôm ăn liền. Ngày ấy, mì này được viện trợ từ Liên Xô (nước Nga bây giờ), ngon kinh khủng. Mẹ tôi mới nấu sơ qua mà cả xóm ngửi thấy mùi, chạy sang hỏi xem hôm nay ăn món gì mà sang thế…

    Những năm tháng xảy ra chiến sự biên giới phía Bắc, gần như người dân quê tôi ngủ rất ít, tất cả đều hướng lên biên giới. Chúng tôi vẫn nghe rõ đạn pháo giặc dội từ các hướng: Cao Lộc, thị xã Lạng Sơn, Bản Chắt- Lộc Bình. Mặt trận mỗi ngày, mỗi giờ lại thêm gần lại càng tạo lên một khí thế hừng hực. Anh trai tôi làm đơn xin nhập ngũ, cầm súng đánh giặc. Ngày chia tay anh cũng là lúc mặt trận đang trở nên nóng bỏng. Chúng tôi cùng hát vang bài ca như lời hiệu triệu của Nhạc sỹ Phạm Tuyên: “Tiếng súng đã vang trên bầu trờ biên giới/ Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới…

    https://tienphong.vn/tieng-sung-vang-bau-troi-bien-gioi-post1612489.tpo

    Năm chẵn có khác, làm luôn quả phóng sự dài kỳ !kojima
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/2/24
  2. JEmEL

    JEmEL The Dragonborn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/04
    Bài viết:
    19,727
    !logic quỳ hay xỉu đây
     
  3. Long bắn bi

    Long bắn bi Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    25/1/22
    Bài viết:
    2,857
    Lấy cây tre ra vụt vào đầu thằng lều báo đi
     
  4. nhat399

    nhat399 Claude, S.A gang boss Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/8/11
    Bài viết:
    10,233
    Bài này được đăng à... pepe-22
     
  5. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Năm chẵn mà, làm tý chứ
     
  6. MCGH

    MCGH Kỹ nữ mua vui cho đời ➳ Sharpshooter ⌖ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/8/07
    Bài viết:
    10,836
    Nơi ở:
    Cần Thơ
    Mấy ông cựu chiến binh bên TQ tham gia trận chiến với mình nghe nói không được công nhận nên thiếu thốn đủ đường, không biết có ai xác minh giúp không :-?
    Nếu đúng thì cười cái, đkm quân chính nghĩa hả mại pu_kek1
     
  7. nhat399

    nhat399 Claude, S.A gang boss Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/8/11
    Bài viết:
    10,233
    Không rõ nữa nhưng trong mấy truyện hay tác phẩm có đề cập thì mấy tên cựu chiến binh sống cũng khó khăn cũng y như bên mình thôi, thậm chí dám nói thẳng là tàn sát ăn thịt người việt, hay khóc thuê nói bên mình ác ôn lấn đất nó nên đem quân đòi công bằng này nọworry-133
     
  8. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Đâu, chế độ chính sách đủ hết, chỉ là ko đc lên tivi như cựu binh đánh Mỹ thoi, còn chế độ chính sách thì cào bằng như nhau cả nên cũng bức xúc peepo_dead
     
  9. NDLong

    NDLong Mario & Luigi GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/11/07
    Bài viết:
    808
    Bậy cựu binh đánh vịt nó là thứ gì ghê gớm lắm kiểu như binh vương
     
  10. mokubahg

    mokubahg The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/9/09
    Bài viết:
    2,145
    Không rõ nữa nhưng đám đó hồi xưa lên lon vù vù, như bố ta tầm 3x là đại tá cmnr, chính sách hưởng đầy đủ đến bây h
    Chắc có cái thiếu thốn là ko đc vào sách giáo khoa ?
     
  11. katt1234

    katt1234 Keep calm and Tracer on

    Tham gia ngày:
    7/5/17
    Bài viết:
    20,524
    Tướng tá thì ko tính

    Còn cái đám đi bộ đội đánh nhau vơi vn của Trung Quốc thì lại chả lứa tụi cặn bả hồng vệ binh

    Đám chó điên mộ tổ tiên ông bà cũng đào để xây dựng thiên đàng thì sao nó sống nổi nơi hạ giới

    Mấy cái clip dân tàu già éo nên nết, giành ăn, ăn vạ tông xe các kiểu 10 thành hết 9 là tàn dư lũ này
     
  12. mokubahg

    mokubahg The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/9/09
    Bài viết:
    2,145
    À đọc lộn, ông kia bảo lính TQ bị ghost, ta đọc thành lính VN
     
  13. MCGH

    MCGH Kỹ nữ mua vui cho đời ➳ Sharpshooter ⌖ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/8/07
    Bài viết:
    10,836
    Nơi ở:
    Cần Thơ
    pu_booba
     
  14. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Bảo vệ biên giới phía Bắc: Sự kiện lịch sử không được phép lãng quên
    Thứ Sáu, 05:20, 16/02/2024
    [​IMG]
    VOV.VN - Sự kiện năm 1979 không được phép lãng quên. Những người Anh hùng đã hy sinh, đã đổ xương máu để bảo vệ bờ cõi phải được tôn vinh.


    Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc đã diễn ra cách đây 45 năm. Khi đất nước vừa bước ra từ hai cuộc chiến tranh, từng mảnh đất, địa danh còn chưa hết mùi thuốc súng, thì toàn dân tộc lại bước vào một cuộc chiến đấu cam go, đầy thách thức.

    Đối phương đã một lần nữa thử thách tinh thần chiến đấu và lòng quả cảm kiên cường của toàn dân tộc và cũng một lần nữa tinh thần yêu nước lại được đánh thức, để cả dân tộc dồn sức người, sức của cho cuộc chiến đấu bảo vệ toàn vẹn giang sơn, bờ cõi. Tinh thần đó vẫn đang tiếp tục được nối liền và phát huy cao độ trong giai đoạn hiện nay.

    Phóng viên VOV phỏng vấn GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam về nội dung này.


    [​IMG]
    GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
    PV: Đã 45 năm trôi qua và cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc được nhắc lại, nhớ đến như một sự tri ân to lớn đối với những người con thân yêu của dân tộc đã ngã xuống cho nền hòa bình, độc lập của Tổ quốc. Theo ông, chúng ta cần có sự nhìn nhận như thế nào về cuộc chiến đấu này trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi hai nước Việt - Trung đang có những phát triển theo chiều hướng tích cực?

    Giáo sư Vũ Minh Giang: Cuộc chiến tranh xảy ra ở biên giới phía Bắc vào năm 1979 là điều vô cùng đáng tiếc. Bất cứ lịch sử về vấn đề gì hay là sự kiện nào thì cũng là khách quan đối với chúng ta vì nó xảy ra rồi. Cho nên muốn nhìn nhận một cách đầy đủ, đúng đắn thì cách tốt nhất là hãy trình bày nó một cách khoa học.

    Chúng ta nhìn lại sự kiện này, định vị về tính chất của cuộc chiến này không phải là để khắc sâu hận thù mà là để nhắc nhở trong quan hệ hai nước có một vết hằn như vậy, có một cái hố ngăn cách như vậy. Bây giờ chúng ta bước qua cái hố đó bằng cây cầu hữu nghị. Chúng ta luôn luôn nhớ là dưới cầu là có cái hố ấy như một sự nhắc nhở trong tương lai không bao giờ để nó tái diễn.

    PV: Rõ ràng là nhân dân Việt Nam không bao giờ mong muốn việc tái diễn một sự kiện như vậy. Nhưng khi nhìn lại sự kiện này, chúng ta cũng cần đánh giá đúng sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến đấu bảo vệ những giá trị thiêng liêng của dân tộc?

    Giáo sư Vũ Minh Giang: Đúng thế, trước hết, chúng ta phải thấy rằng, chiến thắng này một lần nữa thể hiện đây là chiến thắng của nhân dân. Những trận đánh đầu tiên bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chủ yếu là bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng và dân quân tự vệ. Cho nên, chiến thắng này là chiến thắng của một cuộc chiến tranh nhân dân.

    Lúc đó, mỗi một người dân Việt Nam như có một sự sôi sục trong lòng và họ đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng cho sự nghiệp chính nghĩa này.

    [​IMG]
    Hình ảnh người chiến sĩ cầm súng B41 hướng về phía quân xâm lược, bên cạnh là cột mốc số 0 Lạng Sơn, rạng sáng 17/2/1979 mang tính biểu tượng về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
    PV: Tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc một lần nữa được phát huy cao độ trong cuộc chiến đấu này, thưa Giáo sư?

    Giáo sư Vũ Minh Giang: Chắc chắn là như vậy, lịch sử Việt Nam không chỉ có xây dựng đất nước mà luôn luôn phải cầm vũ khí gìn giữ độc lập, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Chủ nghĩa yêu nước đã ngấm vào máu mỗi người dân Việt Nam, tạo thành sức mạnh Việt Nam, thậm chí nó là một phần của văn hóa Việt Nam.

    Việc đưa ra những nhận định đúng đắn về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc năm 1979 sẽ giúp tiếp nối truyền thống, hun đúc khí chất của người Việt Nam và dung dưỡng sức mạnh nội lực của người Việt Nam. Bởi vì chúng ta làm sao biết được trong tương lai không còn những thế lực nào muốn nhòm ngó đất nước ta. Chính vì thế, chúng ta phải vừa xây dựng đất nước hùng cường, vừa phải xây dựng một quân đội mạnh, để bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.

    Nếu chúng ta không nói nữa thì đó là “mảnh đất màu mỡ” cho sự xuyên tạc, cho sự kích động. Bởi vì người ta không biết đâu là chân lý. Cách tốt nhất là nói đúng, chân thực để không những cho các thế hệ người Việt Nam mà nhân dân Trung Quốc cũng như là nhân dân thế giới hiểu rõ về sự kiện này.

    [​IMG]
    Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Đoàn H54 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn dũng cảm giữ chốt, tiêu diệt hàng trăm tên địch trong ngày 17/2/1979. (Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN)
    PV: Đó cũng là nền tảng vững chắc mà chúng ta đang tiếp tục phát huy, biến lòng yêu nước thành những hành động, việc làm cụ thể trong giai đoạn hiện nay, thưa ông?

    Giáo sư Vũ Minh Giang: Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được coi là giá trị tinh thần vô cùng quý giá và có thể coi đó là cội nguồn sức mạnh của Việt Nam. Trong một cuộc chiến tranh, một cuộc chiến đấu hay một trận đánh thì chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được đẩy lên một cách cao nhất nhằm bảo vệ những giá trị thiêng liêng nhất, độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.

    Cho nên có thể coi rằng, sự kiện năm 1979 mà quân và dân ta chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên tuyến biên giới phía Bắc đã thể hiện một cách tập trung, cao độ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

    PV: 45 năm đã trôi qua, độ lùi của thời gian đã làm cho nhiều vấn đề của lịch sử được làm sáng tỏ hơn và chắc chắn rằng, khí thế và tinh thần sục sôi trong những ngày tháng cách đây 45 năm sẽ là điểm tựa tinh thần rất lớn để chúng ta xây dựng đất nước. Theo ông, bài học lớn nhất rút ra được từ cuộc chiến đấu này là gì?

    Giáo sư Vũ Minh Giang: Tôi nghĩ rằng, lực lượng vũ trang phải được chuẩn bị sẵn sàng. Chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng, đất nước luôn phải đối đầu với kẻ thù hùng mạnh hơn và chúng ta đã có bài học rồi. Chỉ dựa vào bộ đội chính quy là không đủ, phải dựa vào bộ đội địa phương, phải là dân quân tự vệ, dựa vào nhân dân. Đó là một bài học rất lớn phải triển khai.

    Nhưng điều tôi muốn nói nhất là phải giáo dục cho thế hệ trẻ, giáo dục truyền thống cho họ. Cho nên sự kiện năm 1979 không được phép lãng quên. Những người anh hùng đã hy sinh, đã đổ xương máu để bảo vệ bờ cõi năm 1979 phải được tôn vinh giống như những người anh hùng đã từng ngã xuống, đã từng đổ xương máu trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

    Việc này phải được đưa vào sách giáo khoa, phải được giáo dục như thế nào đó để thể hiện truyền thống yêu chuộng hòa bình, dập tắt muôn đời chiến tranh, nhưng sẵn sàng cầm vũ khí khi quân xâm lược kéo đến.
     
  15. Siscon

    Siscon Sith Lord Revan Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/8/11
    Bài viết:
    10,938
    đọc ma thổi đèn có nói về sự kiện này, nói về lực lượng hvb lúc đấy luôn, anh main chuẩn hvb sau đi bộ đội khựa ở chiến tranh biên giới . Truyện ở khựa nên ko dám để thằng main nó chửi thẳng nhưng main với thằng bạn ruột sau đi trộm mộ quật mả mấy bật quân vương toàn lôi mao chủ tịch, ngôn ngữ đa cấp của hvb để chống chế cho việc mình làmpepe-30
     

Chia sẻ trang này