Một trong số thiết bị đa phần được các nhà có điều kiện như phòng ốc riêng biệt, sẵn sàng trang bị cho mình những cuộc giải trí đúng là hưởng thụ cuộc sống. Thì máy chiếu là một trong những lựa chọn cho những thước phim được đưa lên màn ảnh lớn tương tự trong rạp để có được những góc nhìn to hơn, màu sắc đẹp hơn, nói chung là mọi thứ sẽ tuyệt vời hơn nếu như chúng ta được xem nó qua những kích thước lớn hơn. Thành phần và thiết kế: Chiếc hộp chứa màn hình cùng các công nghệ được BenQ giới thiệu cho chiếc máy chiếu W1110. Thiết kế bề ngoài vốn dĩ là điều quan trọng cho sản phẩm, ở đây thì máy chiếu BenQ W1110 được sơn đa phần là màu trắng và trước mặt khung chiếu là màu xám, tạo nên sự sang trọng cho mắt nhìn. Mặt trên của máy chiếu BenQ W1110 là logo và cụm điều khiển bằng phím cứng. Nếu như ngồi ở phòng họp thì dùng cũng rất tiện và đi kèm theo nữa là bộ điều khiển bằng tay cho việc nằm xem phim giải trí. DLP: Ưu điểm của DLP là tạo được hình ảnh mượt, không lộ điểm ảnh; tương phản cao và không bị hiện tượng lệch hội tụ như công nghệ dùng LCD 3 tấm. Mặt khác, cấu tạo máy chiếu DLP đơn giản hơn LCD 3 tấm nên kích thước máy nhỏ và nhẹ hơn. Nhờ đưa thêm màu trắng vào bánh quay màu mà hình ảnh tạo ra bởi máy chiếu DLP sáng hơn và có màu trắng rất thuần khiết; tuy nhiên, điều này lại làm cho tỷ lệ cân bằng giữa các màu chênh lệch và làm giảm sắc độ màu biểu diễn. Để khắc phục, máy chiếu DLP trong rạp hát gia đình có thể dùng bánh quay 6 màu (2 bộ màu RGB) và có trường hợp bổ sung thêm màu lục đậm, xanh dương đậm (bánh quay 7 màu hoặc 8 màu). Việc loại bỏ màu trắng và dùng bánh quay nhiều màu giúp máy chiếu DLP thể hiện màu tươi, phong phú sắc độ hơn nhưng độ sáng bị giảm xuống; vì thế để xem phim tốt với máy chiếu DLP, không gian phòng chiếu cần độ tối sâu. Phụ kiện đi kèm khá đơn giản chỉ với bộ điều khiển tặng kèm theo pin, CD và sách hướng dẫn. Ngoài ra còn một hình dạng chữ T màu đen nằm dưới chân đồ điều khiển là nút đậy cho cáp nguồn để tránh sự va quẹt của chân cắm với máy chiếu. Cấu tạo mặt trước của BenQ W1110 là sensor được bao bọc bởi một nấp chống bụi khi không dùng sản phẩm, cạnh đó là logo BenQ được in chìm. Đối diện với phía bên kia thì đây là là quạt hút và phía kia là quạt thổi giúp cho máy hoạt động trơn tru hơn trong trường hợp sử dụng lâu. Phía sau là các cổng hỗ trợ kết nối với các thiết bị khác, đặc biệt là có cổng HDMI giúp bạn có thể xuất ra âm thanh khi trải nghiệm sản phẩm như là: xem phim, nghe nhạc với công suất 10W. Một tính năng không thể thiếu khi sử dụng máy chiếu đó chính là điêu chỉnh độ sắc nét của trên màn chiếu. BenQ W1110 sẽ cho bạn thực hiện mở rộng kích thước hiển thị lên đến 100-inch ở khoảng cách 2,5m. Công nghệ chiếu siêu gần sẽ giúp bạn thực hiện được điều này khi khoảng cách trong phòng bị giới hạn bởi điều kiện địa lý. Ghi chú nằm cạnh trái giúp bạn có thể dễ hiểu hơn. Lens Shift nằm ở góc trên sẽ giúp bạn điều chỉnh màn chiếu lên xuống mà không chất lượng hình ảnh sẽ không bị ảnh hưởng. Mặt dưới của sản phẩm sẽ là cây nâng máy chiếu nhanh, đối lập với các máy chiếu thông thường sẽ dùng chân đế để tùy chỉnh độ cao. Thì nay chỉ cần một nút ấn là bạn có thể nâng máy chiếu của mình lên một cách nhanh chóng. Đây là ví dụ cho trường hợp sử dụng chân đế xoay để nâng độ cao của máy chiếu nhưng ở BenQ W1110 sẽ được gắn ở phía sau, giúp chỉnh độ độ lệch của màn hình về mức cân bằng. Trải nghiệm Tần số quét của máy chiếu mặc định là 60Hz, mình đã hiệu chỉnh lại tần số quét lên được 75Hz cùng với khả năng đó là làm cho hình ảnh của máy chiếu trong lúc bạn xem sẽ mượt mà hơn. (Sẽ có phần hướng dẫn hiệu chỉnh tần số quét ở cuối bài nhé). Hình ảnh menu của máy chiếu BenQ W1110 giúp bạn có thể điều chỉnh theo ý thích, trong phàn Picture Mode có chế độ xem phim và chơi game. Các mode này sẽ giúp bạn có trải nghiệm thích thú hơn đặc biệt là về màu sắc sẽ thay đổi theo từng mode bạn chọn. Cụ thể hơn là mode cinema sẽ cho màn hình sậm và màu sắc nét hơn, mode game sẽ được màu sáng hơn để dễ dàng nhìn các vật thể xung quanh. Đây là sensor của em nó trong bóng tối, phải nói nhìn hơi bị ảo các bác ạ. Kiểu như là màu sắc trên các dĩ thiên hà ấy. Nhìn kích thích dã man luôn. Và đây, chiếc điều khiển máy chiếu trong đêm dành cho người dùng sử dụng ở phòng tối để thưởng thức phim và khi muốn thay đổi thì sẽ không phải lọ mọ hay nhớ xem là nút âm lượng mình hay ấn nó nằm ở đâu nữa. Đèn đỏ làm nổi lên các phím trắng làm mình thấy khá thích. Đây là khoảng cách 2,5m với kích thước zoom lên 100-inch như BenQ đã giới thiệu và thực sự là nó đúng như thế. Chỉnh maximum zoom trên máy chiếu lên và chỉnh focus là các bạn có thể giải trí ở một nơi bị giới hạn về không gian trên màn chiếu lớn mà không lo sợ hình ảnh bị nhòe. Dưới đây là một số hình ảnh mà màn đã trải nghiệm trên máy chiếu W1110: Asphalt 8, tựa game đình đám với những cuộc đua tốc độ, khi mình thử lên đến tốc 318km/h thì vấn đề về giật hình cũng không có xảy ra. CS:GO tựa game FPS đình đám sẽ cho bạn những góc nhìn xoay chuyển cực nhanh để tìm đối phương, vẫn như phản hồi như game Asphalt 8, không xé hình, độ delay so với máy tính hầu như là không có. Những thước phim được cắt ghép để thành một video hoàn hảo, tốc độ nhanh dường như cũng không làm khó được BenQ W1110. Một số trường hợp test bằng phần mềm: Như các bạn đã thấy ở hình thứ năm 800 pixels/s, thì có xuất hiện một vệt mờ nằm phía bên trái của hình vuông màu trắng. Điều này sẽ làm xuất hiện các vệt mờ đối với những bộ phim hay những tựa game mà có những pha hành động hay di chuyển với tốc độ quá nhanh kiểu như là tia chớp di chuyển thì ta “thua”. Test xem kích cỡ chữ ở độ chữ giảm dần từ kích thước 13 đến 6. Do mình chụp bằng máy ảnh nên hơi khó thấy, nhưng trải nghiệm thực ở ngoài nếu như đứng nói chuyện ở khoảng cách 2m thì bạn vẫn có thể thấy được kích thước chữ với độ lớn chỉ 6. Thủ thuật nhỏ: Lưu ý BenQ W1110 chỉ có thể xuất hình với tần số 120Hz ở chế độ màn hình HD (1280x768), ở chế độ Full HD thì máy chiếu chỉ có thể xuất hình với tần số tối đa 60Hz. Tuy nhiên chúng ta có thể nâng tần số quét lên cao hơn so với tần số mặc định từ nhà sản xuất bằng thủ thuật nhỏ dưới đây: Với các máy tính sử dụng card đồ họa của NVIDIA ta có thể thực hiện như sau: Vào NVIDIA Control Panel và thực hiện theo các bước hướng dẫn phía dưới. Lưu ý ở bước số 4 như trong hình là bước thay đổi tần số quét của máy chiếu mặc định là 60Hz, chúng ta sẽ nâng giá trị này lên từ từ với số thay đổi lần lượt là 5Hz để đảm bảo an toàn cho máy chiếu. Kết quả thu được giao động từ 75Hz-80Hz Chỉ với một thủ thuật nhỏ ta có thể nâng tần số quét của máy chiếu lên được từ 15Hz-20Hz. Sự nâng cấp này sẽ mang đến sự mượt mà cho những khung hình ở tốc độ cao. Tổng kết: Ưu điểm: Thiết có có loa tích hợp với công suất 10W mang đến chất lượng âm thanh rất tốt. Có thể chiếu kích thước lớn ở độ phân giải Full HD với khoảng cách chiếu rất ngắn. Hệ thống tản nhiệtt với 2 quạt giúp máy hoạt động ổn định hơn Có khả năng mở rộng kết nối với phụ kiện Wireless Full HD Kit Nhược điểm: Kích thước thiết kế lớn Giá thành còn cao