Triệu Châu trụ chỗ nào

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi phukiennhat, 8/1/18.

  1. phukiennhat

    phukiennhat Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    1/2/16
    Bài viết:
    0
    Một hôm khi Triệu Châu đến viếng thì Vân Cư nói, “Già rồi sao không tìm chỗ trụ đi.” Triệu Châu hỏi, “Trụ chỗ nào bây giờ?” Vân Cư đề nghị, “Phía sau núi có cái chùa cũ đổ nát.” Triệu Châu hỏi lại, “Sao ông không trụ ở đó đi?” Vân Cư không đáp. Sau đó Triệu Châu đến viếng Thù Du. Thù Du hỏi, “Già rồi sao không tìm chỗ trụ đi?” Triệu Châu lại hỏi như trước, “Trụ chỗ nào bây giờ?” Thù Du phản đối, “Ông còn không biết chỗ trụ trong lúc tuổi già nữa sao?” Lúc ấy Triệu Châu nói, “Ba chục năm cưỡi ngựa chẳng sao, bữa nay lại bị té lừa.”

    Như Huyễn: Triệu Châu đi viếng hết sư này đến sư khác lúc sư đã sáu mươi tuổi và vẫn tiếp tục đi như một ông tăng hành cước đến khi sư tám mươi tuổi. Thiền của sư đã chín và dịu ngọt như rượu nho lâu năm, nhưng một vài tăng nhân và bậc thầy nghĩ rằng nó chưa đúng mùa. Khi Vân Cư đề nghị sư an trụ, Triệu Châu đã biết nhà thật của sư và không chỗ nào nằm bên ngoài nó, vì thế sư đáp, “Trụ ở đâu bây giờ,” là khôi hài. Triệu Châu, nhận thấy Vân Cư còn thiếu cái hiểu đầy đủ khi bám vào ấn tượng đầu tiên, đề nghị Vân Cư trụ ở cái chùa đổ nát đó. Vân Cư im lặng là chấp nhận sự đạt ngộ của Triệu Châu.

    Về sau Triệu Châu sống trong một Thiền viện và dạy nhiều tăng nhân, sư sống đến một trăm hai chục tuổi. Sư chẳng dùng “gậy to” cũng chẳng hò hét như các sư khác, lời sư nói ít nhưng đầy Thiền.

    Các Thiền sư Trung hoa và Nhật bản sống ở các chùa hay viện do các nhà quí tộc trợ cấp. Những ông tăng ngu bám vào sự hào nhoáng và danh vọng của những chỗ trú tạm thời không lưu tâm đến sự đạt ngộ của ông thầy. Triệu Châu đã tự giải thoát mình ra khỏi những tiêu chuẩn giả dối này khi sư trắc nghiệm cái hiểu của các ông thầy đã thành danh trong lúc sư hành cước. Có điều hầu như đáng tiếc là về sau sư đã sống trong một Thiền viện và không còn tiếp tục trôi nổi bồng bềnh như một đám mây trời. Trên thế giới, cùng với tín đồ Phật giáo là những người dấu sự đạt ngộ của họ nhưng ảnh hưởng tới người khác như các thầy Sufi, Rinds hay Dervishes đã làm.

    Nguồn: Triệu Châu trụ chỗ nào

    Xem thêm:

    Người đẹp gieo cầu

    Người dốt giác ngộ

    Người được ca ngợi

    Đầu đường giải thoát

    Người gieo mạ

    Người học trò bị thầy gạt được Phật độ

    Ngũ Xú Nương
     

Chia sẻ trang này