Triệu chứng của bệnh tiểu đường và cách điều trị

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi ruacon122, 21/10/16.

  1. ruacon122

    ruacon122 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    23/10/12
    Bài viết:
    4
    Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh tiểu đường và cách điều trị.

    Bệnh tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường đường, là một bệnh về nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Nguyên nhân là do cơ thể không thể sản xuất được insulin, hoặc insulin được tạo ra không đủ và hoạt động không hiệu quả. Bệnh nhân tiểu đường thường có các triệu chứng như đi tiểu nhiều về đêm, khát nước nhiều, khô miệng và nhanh đói.
    Có ba loại bệnh tiểu đường:
    1) Tiểu đường tuýp 1
    Nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 1 là do cơ thể không sản xuất đủ insulin. Một số người có xu hướng mắc loại bệnh này, chẳng hạn như tiểu đường phụ thuộc insulin, tiểu đường vị thành niên hoặc tiểu đường ở giai đoạn sớm, Bệnh tiểu đường tuýp 1 chủ yếu rơi vào nhóm bệnh nhân dưới 40 tuổi, ở giai đoạn sớm của tuổi trưởng thành hoặc ở độ tuổi thanh thiếu niên.
    Bệnh tiểu đường tuýp 1 không phổ biến như bệnh tiểu đường tuýp 2, chỉ có khoảng 10% các trường hợp mắc bệnh là tiểu đường tuýp 1.
    Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 sẽ phải tiêm insulin trong suốt quãng đời còn lại. Họ cũng phải đảm bảo lượng đường huyết luôn ở mức phù hợp bằng cách thực hiện thường xuyên các xét nghiệm máu và tuân theo một chế độ ăn uống đặc biệt.
    Theo dữ liệu nghiên cứu về bệnh tiểu đường ở người trẻ của Trung tâm kiểm soát và phòng chống đái tháo đường Hoa Kỳ (CDC): Từ năm 2001 đến năm 2009 tại Hoa Kỳ, số trường hợp mắc tiểu đường tuýp 1 ở độ tuổi dưới 20 đã gia tăng 23%.
    2) Tiểu đường tuýp 2
    Bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm khoảng 90% các ca bệnh tiểu đường trên toàn thế giới, chủ yếu là do cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc các tế bào trong cơ thể không thể sử dụng được insulin một cách bình thường (kháng insulin).
    [​IMG]
    Thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết


    Chúng ta có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách giảm cân, tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, tích cực vận động và theo dõi nồng độ đường huyết chặt chẽ. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường tuýp 2 thường chuyển biến xấu dần – nó sẽ dần dần trở nên nặng hơn và cuối cùng bệnh nhân sẽ phải dùng insulin bổ sung dưới dạng viên nén.
    Những người thừa cân và béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với những người có trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt là những người có nhiều mỡ nội tạng, còn được gọi là béo phì “trung tâm”, có mỡ bụng hoặc béo bụng sẽ có nguy cơ nhiều hơn cả. Thừa cân, béo phì khiến cơ thể sản sinh ra các chất có tác động xấu đến hệ thống tim mạch và quá trình trao đổi chất của cơ thể.
    Thừa cân, không hoạt động thể chất và ăn các loại thực phẩm không lành mạnh đều góp phần vào nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo các nhà nghiên cứu của trường Đại học Hoàng gia London đăng trên tạp chí Diabetologia, chỉ cần uống một lon nước ngọt (loại không ăn kiêng) mỗi ngày có thể khiến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng lên đến 22%. Các nhà khoa học tin rằng tác động của nước giải khát có đường là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường, chứ không chỉ đơn giản là làm tăng trọng lượng cơ thể.
    Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng tăng lên theo độ tuổi. Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn được lý do tại sao, nhưng họ chỉ ra rằng khi già đi chúng ta có xu hướng tăng cân và trở nên ngại hoạt động thể chất. Ngoài ra, những người có họ hàng gần mắc tiểu đường tuýp 2 (di truyền), người Trung Đông, Châu Phi, hay gốc Nam Á cũng là nhóm người có nguy cơ cao về bệnh tiểu đường.
    Mặt khác, theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Edinburgh, Scotland, nồng độ testosterone thấp cũng có liên quan đến sự đề kháng insulin, có nghĩa là nam giới có nồng độ testosterone thấp sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
    3) Tiểu đường thai kỳ.
    Loại tiểu đường này ảnh hưởng đến những phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Một số phụ nữ có nồng độ glucose trong máu rất cao nhưng cơ thể họ lại không thể sản xuất đủ insulin để vận chuyển tất cả các glucose vào tế bào, dẫn đến nộng độ glucose trong máu dần dần tăng lên và gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
    Chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ được thực hiện trong suốt quá trình mang thai.
    Phần lớn phụ nữ mang thai bị tiểu đường có thể kiểm soát bệnh bằng cách việc tập thể dục và kiểm soát chế độ ăn uống. Khoảng 10% - 20% các bệnh nhân này sẽ cần phải dùng đến thuốc kiểm soát glucose để giúp hạ đường huyết. Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện hoặc không kiểm soát hiệu quả có thể làm tăng nguy cơ biến chứng trong khi sinh do các em bé sinh ra có cân nặng hơn mức bình thường.
    Các nhà khoa học từ Viện Y tế Quốc gia và Đại học Harvard cho thấy phụ nữ trước khi mang thai có chế độ ăn nhiều chất béo động vật và cholesterol sẽ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao hơn so với những phụ nữ khác.
     

Chia sẻ trang này