19/11/2024 16:45 GMT+7 Tìm vị bún ốc riêu cua gốc Bắc, núp hẻm hơn 40 năm tại Sài Gòn3 Có một quán bún ốc riêu cua ‘núp hẻm’ hơn 40 năm tại Sài Gòn. Người đến ăn khen chuẩn vị Bắc, danh bất hư truyền. Bún ốc riêu cua Thanh Hải, "núp hẻm" hơn 40 năm tại Sài Gòn - Ảnh: Đăng Khương Rẽ nhiều khúc cua trong con hẻm Kỳ Đồng (TP.HCM) để tìm một quán bún ốc riêu cua. Theo những lời truyền miệng, tiệm đã hơn 40 năm. Điểm đặc biệt là vị Bắc trong thức quà dân dã bún ốc được lưu giữ suốt ngần ấy năm giữa lòng Sài Gòn. Quán bún ốc riêu cua Thanh Hải ra đời năm 1982. Tiệm nằm ngay một khu dân cư yên ả với những tòa nhà đã ngả màu. Chủ tiệm là bà Phạm Thị Hải, năm nay bà đã 72 tuổi. Mùi vị bún ốc riêu cua Thanh Hải danh bất hư truyền Bún ốc riêu cua Thanh Hải mộc mạc, dân dã mà đông khách suốt 40 năm. Vừa bưng ra, tô bún đã "quyến rũ" người ăn vì một mùi thơm đậm đà. Để ý sẽ nhận ra đó là mùi của riêu cua, ốc được nấu đến "ra hết chất". Tô bún ốc phủ đầy riêu cua, ốc giòn tươi - Ảnh: HỒ LAM Nước lèo có màu nâu đục. Bà Hải chia sẻ: "Nước lèo tôi nấu từ riêu cua, khế, hèm rượu… suốt thời gian lâu nên sẽ thơm và có màu như vậy". Ăn vào cảm nhận được sự đậm đà và hậu vị thanh của nước lèo. Múc xong một muỗng, thực khách liền muốn ăn tiếp muỗng nữa, khó "ngơi miệng". Ốc bươu và riêu cua gần như phủ đầy tô bún, rất tươi, đặc biệt ốc nhai giòn giòn. Bà Hải chia sẻ: "Đó giờ nhà tôi ăn ra sao thì tôi nấu lại cho khách y như vậy. Sau này, tôi truyền nghề lại cho con gái và con dâu cũng thế". Trong một nhóm ẩm thực trên Facebook, một tài khoản chia sẻ: "Nghe nói bún ốc riêu cua Thanh Hải chuẩn vị Bắc. Ăn rồi mới thấy danh bất hư truyền". Bún ốc riêu cua Thanh Hải - Video: HỒ LAM Bún ốc riêu cua đổi chỗ, khách tìm hoài không ra Bà Hải kể ngày bà còn nhỏ, cuộc sống ở đất Thái Bình vốn khó khăn nên bà quen cảnh ngày ngày ra đồng mò cua, bắt ốc. Từ những "thành quả" thu được, gia đình bà thường nấu món bún ốc riêu cua để cả nhà cùng ăn, rồi bà học theo. Năm 1980, bà Hải theo chồng vào Nam sống. Từ đó, bún ốc riêu cua đậm chất Thái Bình chỉ còn trong ký ức tuổi thơ của bà. Bà Hải luôn giữ vị bún ốc riêu cua của gia đình hơn 40 năm - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG Sống xa quê, bà Hải phụ giúp chồng nuôi con bằng nghề vé số và bán đu đủ. Bà cho biết: "Nhiều lần để ý thì tôi thấy sao người miền Nam bán bún riêu chỉ có đậu hũ, tiết lợn và riêu cua. Vậy nên tôi quyết định sẽ mang món bún vị Bắc vào đây. Ai ăn món miền Bắc thì đến tôi, ai ăn món miền Nam thì ra chợ". Gia đình nhỏ của bà đẩy xe thơm "nức mũi" mùi bún ốc đi dọc con đường Kỳ Đồng. Có người chạy lách cách trên con xe máy, người thì xe đạp, xích lô… tấp vào vỉa hè ngồi ăn. Các nguyên liệu làm tô bún ốc riêu cua thêm sự "quyến rũ" - Ảnh: HỒ LAM Về sau, không còn được bán buôn trên vỉa hè, bà đành mang chiếc xe bún ốc đó về con hẻm nhỏ hiện tại, để lại bao thương nhớ. "Khách ăn quen không còn thấy tôi thì cứ đi hỏi người này, người kia. Cũng tiếc lắm nhưng khách tìm tôi, chứ làm sao mà tôi tìm khách được" - bà Hải kể. Sáng bán bún ốc, tối bán vé số Hỏi bà Hải có kỷ niệm gì khó quên gắn với chiếc xe bún ốc, bà ôn tồn kể về quãng thời gian mưu sinh khó khăn ngoài đường và cả những vị khách đặc biệt. Bà Hải hài hước tâm sự: "Nhiều lúc đẩy xe bún ra thì trời mưa, người thì bê nồi bún, người thì bê bàn ghế, tấm bạt mà chạy vào trong. Nhưng rồi mình lại dọn ra bán. Tới 7-8h tối là hết". Hay cũng có những vị khách tử tế đến bất ngờ, khiến bà nghẹn ngào mỗi lần nhớ lại. Bún ốc nguội: Sao lại ốc tháng mười, người Hà Nội? Bún ốc, thức quà dân dã của người Hà Nội Món bún nổi tiếng nhất ở miền Bắc là bún ốc "Mỗi trưa tôi thường hay gặp một người đạp xe đến ăn bún riêu thiếu. Chú ấy ăn suốt hai tháng và bảo tôi: "Con đang học đại học, không có tiền. Bà cứ bán thiếu cho con, sau này ra trường con trả cho bà". Tôi bảo chú cứ ăn đi. Sau hai tháng thì chú ấy biến mất tiêu. Tôi thầm nghĩ mình bị lừa rồi. Vậy mà sau này chú từ nước ngoài về, ghé đến trả tiền tôi. Vừa trả vừa cho tôi thêm" - bà Hải xúc động kể. Hay lần khác, bà Hải chấp nhận bán tô bún bình thường cho một sinh viên đến ăn, khi người này gọi phần bún chỉ rau, nước bằng nửa giá. Bà Hải chia sẻ: "Tôi chỉ nghĩ mình giúp tụi nhỏ một chút vì tụi nó còn đi học. Bán như thế chứ tối tôi còn nguồn thu khác, là… bán vé số ở công viên Tao Đàn". https://tuoitre.vn/tim-vi-bun-oc-ri...-hon-40-nam-tai-sai-gon-20241119123516739.htm
người ta có nuôi mà fen bị dị ứng cua ấy Bảu. lần cuối ăn chén canh cua rau đay. ói mửa nguyên buổi chiều, tối ngứa hết người =.=!
Nhìn riêu cua thì có vẻ không ngon bằng quán gần nhà ta, vì riêu cục quá, cơ mà nhiều. Ta hay ăn riêu bò, vì thịt bò còn rẻ hơn ốc nữa, lâu lâu đổi sang ăn riêu ốc tô nhỏ.