Tuổi trẻ-Thế nào là nguyên tắc suy đoán vô tội?

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi khongcobanglai, 23/5/23.

  1. khongcobanglai

    khongcobanglai Đang lái U60

    Tham gia ngày:
    15/5/20
    Bài viết:
    4,050
    Trước tòa, bị cáo Vi Văn Phượng, người 3 lần bị kết án tử hình về hành vi giết mẹ, khẳng định với hội đồng xét xử "thà giết tôi chứ tôi không giết mẹ, không thể làm việc bất nhân bất nghĩa'.
    [​IMG]
    Chiều 23-5, sau gần một ngày làm việc, phiên tòa phúc thẩm xét kháng cáo kêu oan của bị cáo Vi Văn Phượng (55 tuổi, ở huyện Lục Nam, Bắc Giang) về tội giết người, kết thúc phần xét hỏi.

    Trước khi chuyển qua tranh luận, đại diện viện kiểm sát nêu quan điểm luận tội với bị cáo.

    Đề nghị hủy án điều tra lại

    Theo viện kiểm sát, bị cáo được xác định rời nơi đi làm thuê khoảng 11h - 11h10 và gọi điện thông báo cho công an và người chú, anh trai về việc mẹ mất lúc 11h25.

    Ngay sau đó, khi những nhân chứng đầu tiên đến, những người này đều cho biết vết máu đã thâm đen.

    Theo kết quả giám định, vết máu mất 1 - 3 giờ mới chuyển màu thâm đen. Khám nghiệm hiện trường và lời khai của bị cáo cho thấy thi thể bà Nguyễn Thị Vui (mẹ của Phượng) đã đông cứng khi bị cáo về nhà. Do đó, việc quy kết Phượng gây án trong khoảng thời gian sau 11h10 - 11h25 còn mâu thuẫn.

    Nếu cho rằng nạn nhân chết lúc 9h - 9h30, sẽ phù hợp với việc biến màu máu sang thâm đen, nhưng lại không đúng với thời điểm bị cáo về nhà và ngược lại. Nếu quy kết bà Vui bị Phượng giết sau khoảng 11h, sẽ không phù hợp với việc thời gian màu máu chuyển thâm đen.


    Nhận định về động cơ gây án, viện kiểm sát cho hay bản án sơ thẩm quy kết do cuộc sống khó khăn và ức chế với mẹ nên bị cáo ra tay sát hại. Tuy nhiên, lời khai của các nhân chứng là anh em, họ hàng cho thấy bị cáo là người con có hiếu.

    "Thời điểm xảy ra vụ án, kinh tế gia đình cũng không thuộc diện khó khăn vì vợ bị cáo sau khi đi xuất khẩu lao động có gửi 50 triệu đồng (trước thời điểm xảy ra vụ án) về để trang trải các khoản nợ", viện kiểm sát phân tích.

    Ngoài ra, kết luận giám định xác định bị cáo không bị tâm thần, đủ khả năng nhận thức, điều khiển hành vi.

    Những vật chứng quan trọng trong vụ án gồm con dao quắm và chiếc áo dính máu được cơ quan điều tra thu giữ tại chiếc thang, gần giường nạn nhân ngủ, được xác định là các vật dụng bị cáo sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên không có căn cứ nào khẳng định ông Phượng là người sử dụng những vật này trong ngày đó.

    Về chiếc áo dính máu nạn nhân thu giữ tại hiện trường, phần lớn nhân chứng khẳng định không rõ bị cáo có mặc chiếc áo này tại ngày xảy ra vụ án hay không. Chỉ có duy nhất nhân chứng Lăng Đức Mạnh khai nhìn thấy bị cáo mặc hai áo. Nhưng lời khai của chính người này cũng có sự mâu thuẫn, khi thì khai bị cáo mặc một áo, khi lại khai mặc hai áo.

    Công tố viên cho rằng cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm chưa thực hiện hết bảy yêu cầu của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao tại quyết định giám đốc thẩm năm 2016 (về việc hủy án để điều tra lại), do đó các chứng cứ buộc tội với ông Vi Văn Phượng chưa vững chắc, chưa đủ căn cứ xác định bị cáo phạm tội giết người.

    Từ những tài liệu, chứng cứ nêu trên, viện kiểm sát cho rằng chưa đủ căn cứ để kết luận bị cáo Vi Văn Phượng phạm tội giết người. Viện kiểm sát đề nghị hội đồng xét xử hủy bản án sơ thẩm năm 2016, bản án sơ thẩm năm 2019 để tiếp tục điều tra làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo.

    "Tôi không thể làm việc bất nhân bất nghĩa"

    Được triệu tập đến tòa, ông Lăng Đức Mạnh, nhân chứng ở cùng bị cáo Phượng hầu như toàn bộ thời gian trước khi vụ án xảy ra, khai trước tòa có sự thiếu đồng nhất.

    Trong các phiên tòa trước đó, ông Mạnh cho biết khi đi làm cùng bị cáo vào sáng 5-10-2012, ông Phượng chỉ mặc một áo xanh, bên trong có mặc áo hay không thì không biết. Tuy nhiên, sau đó nhân chứng này lại khai thấy ông Phượng mặc hai áo, áo trong màu trắng đục.

    Tại phiên tòa hôm nay, ông Mạnh khẳng định là thấy Phượng mặc hai áo, áo ngoài màu xanh, áo bên trong màu "cháo lòng". Người này khẳng định lời khai hôm nay là đúng.

    Sau đó, HĐXX chất vấn về chiếc áo màu trắng, dính máu, được vắt trên chiếc thang tại hiện trường. Nhiều lần tòa cho bị cáo, nhân chứng xem ảnh chiếc áo trong hồ sơ nhằm xác nhận đó chính xác là tang vật mà cơ quan điều tra thu giữ tại hiện trường.

    Tuy nhiên sau khi xem, bị cáo Phượng phủ nhận một chiếc áo trong hồ sơ không phải của mình. Tương tự, một nhân chứng cũng cho biết chiếc áo được đưa đi giám định trong hồ sơ không giống với áo mà người này nhìn thấy tại hiện trường.

    Tại tòa, vợ bị cáo Phượng khẳng định chồng bà đã trả vàng cho mẹ khoảng 1 tháng trước khi vụ án xảy ra.

    "Bà Vui khi đó còn nói mẹ đã hỏi đâu mà trả. Tôi bảo mẹ cứ cầm, khi nào các cháu có việc thì bà lại cho", vợ ông Phượng khai và chia sẻ chồng mình trong mắt người nhà, hàng xóm là người hiếu thảo, chăm lo gia đình, đặc biệt mối quan hệ giữa ông Phượng và mẹ đẻ rất tốt, hòa thuận.

    Trước khi kết thúc phần xét hỏi, luật sư bào chữa cho bị cáo Phượng xác nhận lại với bị cáo về hành trình của Phượng trước khi về nhà và gây án.

    Bị cáo cho biết trên đường về đi qua một trường học, gặp nhiều học sinh đang tan trường. Đi qua cổng trường, Phượng đi chậm, sau đó dừng ở quán tạp hóa mua mì tôm. "Khi về đến nhà, bị cáo đã thấy mẹ chết cứng".

    https://tuoitre.vn/ky-an-sat-hai-me-mu-tha-toi-bi-giet-chu-toi-khong-giet-me-20230523175337535.htm
     
  2. meoden1008

    meoden1008 Sith Lord Revan Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,679
    Thế nào là nguyên tắc suy đoán vô tội?

    24/07/2023 08:18 GMT+7

    Tôi nghe người ta nói nhiều về nguyên tắc suy đoán vô tội, xin cho hỏi, cụ thể luật quy định như thế nào về nguyên tắc này?

    Thời gian gần đây, tôi nghe nói nhiều về nguyên tắc suy đoán vô tội, vậy cụ thể luật quy định như thế nào về nguyên tắc này. Mong luật sư giải thích giúp?

    Bạn đọc Trần Hoàng (TP.HCM).

    Luật sư Nguyễn Minh Tâm, Đoàn luật sư TP.HCM, giải thích về nguyên tắc suy đoán vô tội được áp dụng trong pháp luật Việt Nam hiện hành.
    Xét về nguồn gốc, tinh thần của nguyên tắc này xuất hiện từ thời La Mã cổ đại và được các triều đại La Mã áp dụng trong quá trình xét xử hình sự, xác định nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về bên buộc tội. Bị cáo luôn được coi là vô tội.

    Ở nước ta, tinh thần của nguyên tắc suy đoán vô tội cũng được hiến định tại khoản 1, điều 31 Hiến pháp 2013: "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật" .

    [​IMG]
    Luật sư Nguyễn Minh Tâm

    Và lần đầu tiên Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã xác định "suy đoán vô tội" thành một nguyên tắc trong hệ thống những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự tại điều 13:

    "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.


    Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội" (điều 13).

    Như vậy, về bản chất, nguyên tắc suy đoán vô tội xác lập nghĩa vụ chứng minh việc phạm tội là thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, các điều tra viên, kiểm sát viên… Bị can, bị cáo có quyền chứ không có nghĩa vụ chứng minh là mình vô tội.

    Vì họ không có nghĩa vụ chứng minh đó nên họ có quyền im lặng khi bị bắt, bị hỏi cung khi chưa có mặt của luật sư bào chữa cho họ.

    Tinh thần cốt lõi của nguyên tắc này là: Khi tạm giữ, khởi tố điều tra, truy tố và xét xử một người bị tình nghi phạm tội, hoặc họ đã trở thành bị can, bị cáo trong vụ án hình sự thì trong tâm thức của những người tiến hành tố tụng phải coi họ là người không có tội. Người tiến hành tố tụng thực sự mong muốn họ là người không có tội, nhưng vì những chứng cứ thu thập được là những bằng chứng hoàn toàn chống lại họ, không có bất kỳ một chứng cứ nào cho thấy họ vô tội, nên buộc lòng phải kết luận và quyết định truy tố, xét xử họ về tội đã phạm.

    Việc kết tội là hệ quả của các bằng chứng rõ ràng về hành vi phạm tội của họ mà không thể nào khác được.
    https://tuoitre.vn/the-nao-la-nguyen-tac-suy-doan-vo-toi-20230723224742461.htm
    p/s: lý thuyết là thế tuy nhiên

    [​IMG]
    https://congly.vn/vu-an-ho-duy-hai-co-sai-sot-nhung-khong-lam-thay-doi-ban-chat-vu-an-129472.html

    và....
    Theo viện kiểm sát, bị cáo được xác định rời nơi đi làm thuê khoảng 11h - 11h10 và gọi điện thông báo cho công an và người chú, anh trai về việc mẹ mất lúc 11h25.

    Ngay sau đó, khi những nhân chứng đầu tiên đến, những người này đều cho biết vết máu đã thâm đen.

    Theo kết quả giám định, vết máu mất 1 - 3 giờ mới chuyển màu thâm đen. Khám nghiệm hiện trường và lời khai của bị cáo cho thấy thi thể bà Nguyễn Thị Vui (mẹ của Phượng) đã đông cứng khi bị cáo về nhà. Do đó, việc quy kết Phượng gây án trong khoảng thời gian sau 11h10 - 11h25 còn mâu thuẫn.

    Nếu cho rằng nạn nhân chết lúc 9h - 9h30, sẽ phù hợp với việc biến màu máu sang thâm đen, nhưng lại không đúng với thời điểm bị cáo về nhà và ngược lại. Nếu quy kết bà Vui bị Phượng giết sau khoảng 11h, sẽ không phù hợp với việc thời gian màu máu chuyển thâm đen.

    http://gamevn.com/threads/tre-noi-chung-la-van-khong-thay-doi-ban-chat-vu-an.1560518/
     
  3. zchingchongz

    zchingchongz Chrono Trigger/Cross

    Tham gia ngày:
    20/9/18
    Bài viết:
    6,703
  4. tta269

    tta269 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/11/04
    Bài viết:
    1,669
    Đéo có căn cứ kết luận phạm tội thì thôi chứ cứ vòng lặp điều tra lại cho đến lúc phạm tội thì gấu cũng thành thỏ pu_pepeimsorryman
     
    scuuby thích bài này.
  5. Himarin ~♥

    Himarin ~♥ Nyan ~♥ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    20/7/08
    Bài viết:
    9,986
    Nơi ở:
    Amakawa family
    Đoạn này như kiểu cố tình ép suy luận vào hướng bị cáo 100% có tội ấy !bem
     
  6. Tyrant 076

    Tyrant 076 KỲ THỦ CỜ VÂY CHAMPION ⚜ Duel Master ⚜ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/8/06
    Bài viết:
    15,414
    Nơi ở:
    Nha Trang
    mẹ bị giết chắc căm phẫn lắm, đã thế còn bị gán tội, thảm vl
     
  7. YeuBeNhieu73

    YeuBeNhieu73 SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/2/07
    Bài viết:
    11,435
    Thằng tuổi trẻ bây giờ cũng viết bài như mất não nhỉ ..... Nguyên cái bài , méo có chỗ nào đề cập đến "vàng" .... tự nhiên thòng vào 1 câu đéo hiểu ý gì. Ko lẽ vàng này là nguyên nhân mà tòa án nghi ngờ thằng con quịt vàng, nên giết mẹ ???

     
  8. lehmanbear

    lehmanbear Kỹ sư gọi bưởi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    17,968
    Nhớ bài báo hồi đầu là có vay vàng.
     
  9. N.Emblem

    N.Emblem シェンムー Ryo Hazuki ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/2/11
    Bài viết:
    9,672
    Nơi ở:
    Rabbit hole
    Vl thật có mỗi lời khai của 1 thằng ấm ớ
    Mà sơ thẩm cũng khép tội đc pepe-1
    Đất nước mình lạ hồ bách thảo quá
     
  10. built

    built Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/5/09
    Bài viết:
    2,629
    Minh lại thấy chả có gì là lạ.
    Bấy lâu nay chả khen hình sự Việt Nam bắt tội phạm nhanh. Mà bắt nhanh thì chắc chắn sẽ có án oan, mà muốn đảm bảo 100% không có án oan thì chắc chắn sẽ để lọt tội phạm.
    Tương tự cũng hay chê công an Nhật phế. Bọn nó sợ án oan đến nỗi không chứng minh được giết trực tiếp thì cũng chỉ dám gán cho tội xâm phạm thi thể.
    Cho nên thấy tùy vào mục tiêu của xã hội mà luật pháp sẽ khác nhau. Xã hội yêu cầu mức răn đe cao để đảm bảo an ninh trật tự thì phải bắt tội phạm nhanh, còn không thì dĩ hoà vi quý ai về nhà nấy.
    Giờ áp mấy cái luật trói tay trói chân bên điều tra như nghi phạm có quyền im lặng, có quyền được chỉ định luật sư khi bị hỏi cung,...thì sẽ không có mấy vụ này ngay.
     
    ging1212 and N00bforever like this.

Chia sẻ trang này