Tuổi trung bình của người mắc bệnh đái tháo đường type 2 là 60 tuổi

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi ruacon122, 5/8/16.

  1. ruacon122

    ruacon122 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    23/10/12
    Bài viết:
    4
    Bệnh tiểu đường type 2 - Làm gì để phòng ngừa biến chứng
    Bệnh tiểu đường type 2 phát sinh do cơ thể mất khả năng sử dụng tốt insulin để duy trì đường huyết ở trong mức bình thường...
    Do đó, ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu thường xuyên cao hơn mức bình thường.
    Hiện nay, ở Việt Nam chúng ta chỉ có thể chuẩn đoán được gần 40% số bệnh nhân đang mắc đái tháo đường. Do vậy, lời khuyên của bác sĩ tất cả mọi người trên 40 tuổi nên thử đường máu 3 năm/lần. Đấy là cách đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Các bạn có thể đến các bệnh viện và các trung tâm y tế để thử máu.

    Bệnh đái tháo đường type 2 chiếm đông đảo số bệnh nhân mắc đái tháo đường. Bệnh này thường xảy ra ở người trên 40 tuổi.

    Ở Việt Nam, tuổi trung bình của người mắc bệnh đái tháo đường type 2 là 60 tuổi. Căn nguyên của bệnh hiện nay chưa được biết một cách thấu đáo, có thể là do lối sống của chúng ta đã thay đổi quá nhanh: Ăn nhiều hơn, uống nhiều rượu bia, giảm vận động thể lực, chịu nhiều áp lực trong cuộc sống (hay còn gọi là căng thẳng). Cách đây 10 năm, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở Hà Nội chỉ khoảng 1% số người trên 15 tuổi. Nhưng nay, tỷ lệ này đã tăng với 4 – 5%.

    Dự báo trong tương lai số người mắc bệnh đái tháo đường còn tiếp tục gia tăng khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển. Ví dụ hiện nay ở Singapore, số người mắc bệnh tiểu đường đã chiếm 12% dân số.


    Ai dễ mắc bệnh tiểu đường type 2?

    Dưới đây là những đối tượng người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao:
    - Tuổi > 45
    - Người có BMI = 23, vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ)
    - Người có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em ruột đã mắc bệnh đái tháo đường)


    [​IMG]
    Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc tiểu đường type cao
    - Người có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, xảy thai, đái tháo đường thai nghén, sinh con to ≥ 4kg)
    - Tăng huyết áp vô căn ( ≥ 140/90 mmHg)
    - Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói
    - Người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ
    - Tăng triglyceride (mỡ) máu.
    - Chế độ ăn nhiều chất béo.
    - Uống nhiều rượu
    - Ngồi nhiều
    - Béo phì hoặc thừa cân.
    Triệu chứng để nhận biết bệnh

    Mệt mỏi: khi bị đái tháo đường, cơ thể giảm hay đôi khi không còn khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng nữa. Do đó, cơ thể phải chuyển sang dùng mỡ, một phần hay hoàn toàn, để tạo ra năng lượng. Quá trình này đòi hỏi cơ thể phải sử dụng năng lượng nhiều hơn và kết quả cuối cùng là người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.

    Giảm cân không rõ nguyên nhân: bệnh nhân bị đái tháo đường không thể xử lý được calori trong thức ăn dẫn đến giảm cân ngay cả khi ăn đủ hay thậm chí là ăn nhiều. Mất đường và nước qua nước tiểu cũng là một tác nhân góp phần vào triệu chứng giảm cân này.

    Khát nước nhiều: Bệnh nhân bị đái tháo đường có mức đường huyết cao làm lấn át khả năng giữ lại đường của thận khi lọc máu để tạo thành nước tiểu. Một lượng nước tiểu lớn được hình thành khi thận bị đầy tràn đường. Cơ thể cố gắng chống lại hiện tượng này bằng cách gửi một tín hiệu lên não để làm máu loãng ra bằng cách tạo cảm giác khát, đòi hỏi phải đưa vào cơ thể thêm nhiều nước để làm loãng nồng độ đường trong máu đang cao trở về mức bình thường và để bù vào lượng nước bị mất do tiểu nhiều.
     

Chia sẻ trang này