TTO - Cách đây không lâu, thông tin trên mạng xã hội cho biết có người phụ nữ vì phạm lỗi mà bị mẹ chồng và gia đình chồng dùng dây trói lại. Không biết phút giây ấy, người phụ nữ - trong xã hội hiện đại này - vì sao cam chịu để người khác trói mình? Và chắc gì trong xã hội không có ai khác đang chịu những cảnh như vậy. Có khi có những phụ nữ - không đợi tới người khác đối xử với họ - vẫn luôn tự trói buộc mình một cách vô hình. Những sợi dây trói Do điều kiện công việc, mỗi năm tôi được gặp hàng ngàn phụ nữ. Ngay trong lớp học nghiên cứu sinh nhỏ hẹp của chúng tôi ngày nào, mấy phụ nữ với nhau mà có đủ: một em gái bước vào hôn nhân với niềm hân hoan, một chị lo lắng băn khoăn với cái thai con thứ 3, một người có chồng mãi không đẻ được con, người kia có con mà không có chồng, một người khác lại vừa “bị chồng bỏ”! Một điều tôi nhận ra ở mọi phụ nữ: luôn có nỗi niềm nào đó liên quan đến việc họ là... phụ nữ! K., thư ký khoa ở một trường đại học, đã có bằng cử nhân, được cơ quan tạo điều kiện đi học cao học. Nhưng sau một thời gian đắn đo K. đã trả lời với sếp: “Em không đi học”, với lý do “Chồng em chỉ trung cấp, không thích em học lên cao đâu. Mẹ chồng em thường nhắc khéo khi em học xong bằng 2 đại học, mẹ em nói học cho lắm vô coi chừng... chồng bỏ”. Hay là chuyện của nhà báo nữ V.T. một ngày chồng báo đi công tác, vô tình cập nhật vị trí của chồng trên smartphone, thay vì ở Bình Thuận như lời chồng nói, thì lại ở... Bình Thạnh, TP.HCM! Định vị từ điện thoại dẫn đường đến một khu nhà trọ, chồng đang ở bên trong trả lời điện thoại “Anh đang tiếp khách với sếp!”. Giờ chồng đòi chia đôi nhà, chia đôi con. Vì thương con không muốn hai đứa trẻ bị chia cắt, người vợ chọn "sống chung với lũ". Đó là nỗi buồn rất phụ nữ khi H., một giáo viên tiếng Anh, lấy chồng hơn 5 năm nay chưa có con dù đã tốn nhiều công sức và tiền của. Luôn có cảm giác có lỗi với chồng và gia đình chồng nên H. ngày càng “lụy chồng”. Mỗi lần nói gì không vừa ý chồng, anh ấy lại bỏ nhà đi mấy ngày. Lại thêm gia đình chồng được tiếng gia giáo, nên mỗi khi vợ chồng xích mích, cha mẹ, chú bác, cô dì từ bên nước ngoài gọi điện về trách móc. Và còn cả nỗi đau như câu chuyện của chị H.H., một giáo viên tiểu học: "Ảnh đánh chị như cơm bữa em ơi. Ban đầu chị không dám nói, đến giờ nói ra không ai tin. Ba mẹ chị nói phải biết giữ thể diện cho chồng. Chồng có địa vị, làm lớn chuyện thì “xấu chàng hổ thiếp” chứ được gì". Theo lời cha mẹ chị ấy, nếu chị ấy ly hôn là “sỉ nhục gia đình và dòng họ”. Vì sao cam chịu hết đắng cay này... Cuộc sống quanh ta với những trường hợp như trên và nhiều trường hợp khác nữa, bản chất không khác gì nhau: phụ nữ nếu không bị trói bằng sợi dây vải dây dù, cũng là đang bị trói buộc bởi muôn thứ khác. Nào là sự “môn đăng hộ đối”, nào là định kiến “cây độc không trái, gái độc không con”, rồi thì “gia phong lễ giáo”, vợ không được hơn chồng, nghĩa vụ của phụ nữ là hi sinh cho gia đình... Nhưng những sợi dây trói này dường như vô hình, nó làm người phụ nữ tự thân không nhận ra, nghiễm nhiên chấp nhận như cái gì đó tất yếu. TS tâm lý Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao (ĐH Sài Gòn) có lần chia sẻ câu chuyện chị đi giảng chuyên đề về bình đẳng giới, cử tọa là những người có vị trí trong xã hội. Khi TS Dao hỏi: "Các anh ngồi đây có cam kết là sẽ triệt để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình mình không?", chỉ có vài cánh tay giơ lên. Nhiều người đàn ông ở đó thừa nhận họ chỉ muốn vợ ở nhà, chăm sóc nhà cửa con cái, có đi làm thì cũng an phận, không cần học lên cao hay bon chen chức vụ, vị trí làm gì. Từ những thói quen trong suy nghĩ của chính phụ nữ và sự tác động tự phát (qua quan hệ giao tiếp) hoặc có chủ đích (qua giáo dục) của môi trường xung quanh, một số không ít phụ nữ Việt Nam cho đến giờ vẫn tự mình đeo mang những sợi dây trói buộc làm họ không còn cảm nhận được niềm hạnh phúc trong cuộc sống. Nhưng nếu có vẫy vùng trong sự lựa chọn nào đó mà bản thân họ cũng không nhận ra thì việc cởi trói là... bất khả thi, bởi những người phụ nữ đó không biết mình đang tự trói, hoặc họ không muốn thoát ra. Và không chỉ tự trói buộc mình, nhiều phụ nữ còn kéo thêm dây để ràng buộc những phụ nữ khác vào “chung xuồng” với họ. Ở khắp nơi, từ công sở đến chợ, quán cà phê, ở khu phố... người ta nghe đầy những nhận xét: phụ nữ thay đổi "bồ" là lẳng lơ, phụ nữ chưa chồng là “ế”, thông minh sắc sảo thì được định danh là “ghê gớm”, lấy chồng già thì bảo ham của, nhưng lấy chồng trẻ lại nói “máy bay bà già”... Những cách nói về phụ nữ một cách thiếu tích cực ấy là vì sao? Chưa hiểu, tại sao cùng là phụ nữ, nhưng có người vẫn sẵn dành cho những phụ nữ khác định kiến hẹp hòi! LINH TRANG Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/song-va-yeu/20170507/ai-troi-buoc-phu-nu/1310028.html
Gái hẹn ra uống bia tâm sự thật ra ý muốn đi chịch luôn ...không biết chuyện trò vui vẻ xong tiễn đưa tới tận nhà ...sau này em nó lấy chồng không liên hệ nữa . Mãi 3-4 năm sau ta mới hiểu ra .
gió coi nhiều clip thấy người phụ nữ rất khổ , bị trói xong bị đánh đập , hành hạ khắp cơ thể , thặc đáng thương
hồi trước có con bạn nó còn dẫn về nhà trọ của nó( ở 1 mình) mấy năm sau mới ngộ ra!
Ngộ ra mà hối hận 1 mình không nói với ai được , cay vl ra . Vậy mà nhiều đứa nó nói tụi mình ăn dưa bở