Ung thư máu hay còn gọi là ung thư bạch cầu là một loại ung thư ác tính và khó có thể chữa khỏi. Bệnh thường gặp và phát triển với những bệnh nhân có số lượng bạch cầu lớn hơn gấp nhiều lần số lượng hồng cầu trong máu. Vậy kiểm tra máu có phát hiện ung thư máu được không? Ý nghĩa của các chỉ số trong giấy xét nghiệm ung thư máu là gì? Bài viết sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến bạn đọc >> Nên kiểm tra gien tại đâu là tốt nhất Ung thư máu và những thông tin bạn cần biết 1. Ung thư máu (bệnh bạch cầu) là gì? Ung thư máu (bệnh bạch cầu, ung thư bạch cầu hay bệnh máu trắng) là bệnh ác tính của các tổ chức tạo máu. Bệnh xuất hiện khi cơ thể không thể kiểm soát được số lượng các bạch cầu có trong máu và làm cho số lượng bạch cầu trong máu tăng cao, điều này là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư máu. Tế bào bạch cầu ác tính rất nguy hiểm Máu trong cơ thể do các tế bào máu khác nhau với các chức năng khác nhau cấu tạo nên, các tế bào này được chia làm 3 loại, được gọi là 3 dòng tế bào: - Bạch cầu : có chức năng chống lại sự nhiễm khuẩn. - Hồng cầu : có chức năng vận chuyển ôxy đến các tổ chức trong cơ thể. - Tiểu cầu : có chức năng đông máu, để kiểm soát sự chảy máu. Trong cơ thể con người, các tế bào máu không tự sinh ra trong máu mà được tạo ra từ tế bào nguồn trong tủy xương, phát triển thành các dòng tế bào. Các tế bào máu liên tục chết đi và các tế bào mới được hình thành thay thế cho các tế bào chết. Việc tạo ra tế bào máu mới liên tục được tiếp diễn trong tủy xương sao cho tế bào của mỗi dòng ổn định về hình thái với số lượng trong một phạm vi tương đối ổn định. Ung thư bạch cầu xuất hiện khi quá trình tạo tế bào máu trong tủy xương bị biến đổi, tạo ra các tế bào bạch cầu bất thường, đó là các tế bào bạch cầu ác tính. Không giống các tế bào máu bình thường, các tế bào máu ác tính không chết đi mà có thể tăng sinh phát triển vô độ, lấn át các dòng tế bào máu bình thường khác, làm cho chúng không được thực hiện chức năng bình thường. 2. Một số nhóm ung thư máu thường gặp Ung thư máu là một căn bệnh nguy hiểm cần được phát hiện sớm để có liệu pháp điều trị, tăng cơ hộ sống cho bệnh nhân Bệnh bạch cầu được phân chia thành các nhóm khác nhau theo chính sự tiến triển của bệnh, gồm 2 nhóm bạch cầu chính sau đây: Bệnh bạch cầu mãn tính: Đây là một thể bệnh của bệnh bạch cầu, bệnh có tốc độ tiến triển chậm, có thể kéo dài trong nhiều năm, nhất là nếu bệnh nhân được điều trị đúng cách. Trong giai đoạn sớm của bệnh, tế bào bạch cầu ác tính còn có khả năng thực hiện một số chức năng bình thường của bạch cầu. Lúc đầu bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì. Bệnh thường được phát hiện qua khám định kỳ trước khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện. Dần dần, các tế bào bạch cầu ác tính trở nên tồi tệ hơn. Khi số lượng các tế bào ác tính tăng sinh trong máu, các triệu chứng xuất hiện như: nổi hạch hay nhiễm khuẩn. Lúc đầu các triệu chứng còn ở thể nhẹ sau đó trở nên nặng nề hơn. Bệnh bạch cầu cấp tính: Đây là một thể bệnh ác tính hơn, tiến triển nhanh. Ngay khi bệnh bắt đầu, tế bào bệnh bạch cầu không thể thực hiện được vai trò của tế bào bình thường. Số lượng tế bào bạch cầu ác tính phát triển rất nhanh. 3. Triệu chứng của bệnh bạch cầu Một số biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân ung thư máu - Ở thể bạch cầu mạn tính: do bệnh thường được phát hiện qua khám định kỳ và làm giám định máu nên hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng nào rõ ràng và đặc biệt. - Với thể bệnh bạch cầu cấp tính: Nếu não bị tổn thương, thường có các triệu chứng như đau đầu, nôn, lú lẫn, mất trương lực cơ, động kinh. Bệnh bạch cầu cũng có thể ảnh hưởng các vị trí khác trong cơ thể như: hệ tiêu hóa, thận, phổi, tim, tinh hoàn. Khi tế bào dạng bạch cầu ung thư phát triển nhanh trong tủy sẽ gây đau nhức xương. Đồng thời có thể có những triệu chứng sau: - Sốt, đau đầu, đau khớp do sự chèn ép trong tủy: - Mệt mỏi, yếu sức, da đổi thành màu trắng nhợt do thiếu hồng cầu - Hay bị nhiễm trùng do bạch cầu không thực hiện được chức năng chống nhiễm khuẩn - Chảy máu chân/nướu răng, dễ bầm tím do giảm khả năng làm đông máu - Biếng ăn, sút cân. - Ra mồ hôi về ban đêm ở bệnh nhân là nữ - Sưng nề bụng hoặc cảm giác khó chịu ở bụng. Phần lớn các triệu chứng này không phải là đặc trưng cho ung thư nên dễ bị người bệnh bỏ qua, vì vậy, khi có một trong bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên, người bệnh cần đến bác sỹ ngay để được khám, chẩn đoán, giám định máu và tư vấn điều trị. xét nghiệm máu phát hiện ung thư máu sớm xét nghiệm máu giúp phát hiện ung thư máu sớm Ung thư bạch cầu xuất hiện khi quá trình tạo tế bào máu trong tủy xương bị biến đổi, tạo ra các tế bào bạch cầu bất thường. Đó là các tế bào bạch cầu ác tính. Không giống các tế bào máu bình thường, các tế bào máu ác tính không chết đi mà có thể tăng sinh phát triển vô độ, lấn át các dòng tế bào máu bình thường khác, làm cho chúng không được thực hiện chức năng bình thường. Nói cách khác khi trong máu có số lượng lớn bạch cầu sẽ trở nên “hung dữ” và gây hại cho cơ thể. Khi đó, bạch cầu sẽ bị thiếu “thức ăn”, dẫn đến hiện tượng “ăn” hồng cầu khiến cho các hồng cầu bị phá hủy dần. Người bệnh thiếu máu dẫn đến tử vong. Kết quả giám định máu có thể cho biết bạn có bị ung thư máu hay không Thông qua việc khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm máu tầm soát ung thư người bệnh sẽ được phát hiện sớm các tế bào bạch cầu bất thường. Qua quá trình theo dõi kết hợp với những biện pháp khác sẽ giúp các bác sỹ kết luận được chính xác bệnh nhân có bị ung thư máu hay không? Ung thư có thời gian ủ bệnh tương đối dài nhưng xét nghiệm máu sẽ giúp chúng ta phát hiện ra chúng từ rất sớm. Khi đó các tế bào máu trong cơ thể mới bắt đầu đột biến và hoàn toàn có thể ngăn chặn. Trong khi đó, nếu để quá muộn, số lượng các tế bào đột biến gia tăng nhanh chóng theo thời gian. Và ung thư là hệ quả tất yếu ở cuối chu trình ấy. >> giám định ADN bao nhiêu tiền