Văn hóa thưởng trà của một số nước trên thế giới

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi vuthu2794, 4/8/17.

  1. vuthu2794

    vuthu2794 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    11/10/16
    Bài viết:
    0
    Văn hóa thưởng trà của một số nước trên thế giới
    Trà là thức uống được tiêu thụ nhiều thứ hai thế giới sau nước. Trà Ô Long cũng là một loại thức uống phổ biến ở Việt Nam, và một số nước khác trên thế giới. Mỗi đất nước có một nền văn hóa riêng, và văn hóa thưởng trà cũng có sự khác biệt như vậy
    Với nhiều dân tộc trên thế giới, từ lâu trà (gọi chệch đi là chè) đã trở thành một thứ đồ uống hết sức thông dụng. Người Nga, Anh, Pháp hay Hà Lan đều say mê trà theo cách riêng của mình. Ðặc biệt, với người dân châu á, uống trà được nâng thành thứ nghệ thuật thưởng thức sành điệu mang đậm chất thơ và màu sắc tôn giáo. Nổi bật có Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Nhật Bản có trà đạo, Trung Hoa và Việt Nam không có trà đạo vì muốn giữ trà ở vị trí nghệ thuật và quan niệm rằng nghệ thuật phải phi công thức.
    Việt Nam có cách uống trà riêng, có thể gọi là trà phong (phong cách uống trà). Phong cách uống trà của nguời Việt không hề bị ảnh hưởng theo Trung Hoa hay Nhật Bản như quan niệm của nhiều người. Nghệ thuật uống trà biểu hiện phong phú những khía cạnh văn hóa ứng xử của người Việt Nam.
    Văn hóa thưởng trà cũng có sự độc đáo riêng. Cách pha trà như sau: dùng nước sạch pha trà (nước mưa là tốt nhất), dùng bình sành, sứ để pha. Nhiệt độ thích hợp để pha trà là từ 80- 90 độ C đối với các loại trà xanh, sau đó pha trà. Trà xanh sau khi hãm chừng 4 phút là có thể rót ra thưởng thứ. Thưởng trà như sau: trước khi uống thường đưa qua mũi để tận hưởng hương vị trà, sau mới hạ dần xuống miệng, môi nhấp ngụm nhỏ, thấy chát đắng, chân răng cảm nhận như chặt lại, miệng chép liền mấy cái đã thấy dịch vị trong miệng tiết ra có vị ngọt dịu, lòng sảng khoái luận về trà. Người Việt Nam thưởng trà theo cách độc ẩm (một mình), đối ẩm (hai người), hay quần ẩm (nhiều người) thể hiện văn hóa thuần chất của mình, đồng thời vẫn còn có những tiêu chuẩn về chất lượng cũng như vị thế của việc thưởng trà.
    Trà Đạo Nhật Bản
    Nói đến nghệ thuật thưởng thức trà đạo là chúng ta nghĩ ngay đến đất nước Mặt trời mọc, nó không chỉ là thứ đồ uống thông thường mà còn là một môn nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét truyền thống của Nhật Bản. Cách thưởng trà cũng được nâng tầm trang trọng, lễ nghi rất nhiều. Bộ dụng cụ pha trà cũng rất đặc biệt, tinh xảo, chủ nhà biểu diễn các bước pha trà với những cử chỉ tỉ mỉ, khéo léo và nhanh nhẹn. Trước hết bột trà được cho vào bát sứ với một lượng chuẩn nhất định (khoảng nửa muỗng cà phê). Sau đó chủ nhà rót nước sôi vào từng bát một rồi dùng một dụng cụ nhỏ bằng tre đánh nhẹ cho đến khi trà sủi bọt rồi cung kính mang đến cho từng người khách. Cách thức uống trà của khách cũng được quy định nghiêm ngặt. Trước khi uống, khách để hai tay xuống sàn nhà, cúi đầu chào mọi người, rồi cung kính nâng bát trà lên, xoay bát ba lần theo hướng kim đồng hồ, sau đó từ từ uống. Khi uống xong, khách xoay bát theo hướng ngược lại về chỗ cũ, rồi lại nhẹ nhàng đặt bát xuống
    Trà chiều Anh Quốc
    Người Anh làm việc gì cũng đều phải có chén trà, vừa uống vừa bàn bạc công việc. Phong tục uống trà không chỉ mỗi cá nhân, mỗi gia đình mà ngay cả các cơ quan, tập thể đều có một giờ uống trà nhất định và được gọi là “Tea breaks”- giờ trà. Theo truyền thống, người Anh thường pha trà trong ấm bằng sứ. Họ không đun sôi nước cùng chè trong một thời gian lâu, mà quan trọng là trong khi pha phải đổ nước đun sôi tinh khiết lên lá chè rồi hãm trong vòng vài phút, màu và hương vị của chè từ từ phai dần hòa tan trong nước. Để tăng thêm vị đậm đà cho chén trà, hầu hết người Anh khi uống đều kết hợp với một lượng sữa hay đường tùy theo khẩu vị và sở thích từng người.
    Trà nghệ Trung Hoa
    Là một đất nước rộng lớn nên Trung Quốc được xem là đất nước tiêu thụ trà khá nhiều trên thế giới, tuy nhiên văn hóa thưởng trà ở đây cũng có sự khác biệt giữa các vùng miền. Chính điều này tạo nên sự đa dạng cho văn hóa uống trà Trung Hoa. Ví dụ, ở Bắc Kinh, khi chủ nhà bưng trà mời khách, người khách phải lập tức đứng dậy, hai tay đỡ lấy chén trà, rồi cảm ơn. Ở Quảng, Đông, Quảng Tây miền Nam, sau khi chủ nhà bưng tra lên, phải khum bàn tay phải lại gõ nhẹ lên lên bàn 3 lần, tỏ ý cảm ơn, ở một số khu vực khác, nếu như khách muốn uống thêm, thì trong chén để lại ít nước trà, chù nhà thấy vậy sẽ rót thêm, nếu như uống cạn, chủ nhà sẽ cho rằng bạn không muốn uống nữa, thì sẽ không rót thêm nữa.

    Xem thêm: http://tuviphongthuyso.blogspot.com/search/label/phong-thuy-nha-o
     

Chia sẻ trang này