Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì để lành nhanh vết loét?

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi Quocuminx, 1/7/19.

  1. Quocuminx

    Quocuminx Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    6/5/19
    Bài viết:
    0
    vấn đề ăn uống chi phối nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là với những nam giới bị viêm, loét dạ dày. Vậy người mắc viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì để làm lành nhanh vết loét và không mắc những cơn đau hành hạ?
    [​IMG]
    Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?


    Những người bị viêm loét dạ dày thì nên bổ sung 4 nhóm thực phẩm sau đây:


    - Nhóm thực phẩm giúp làm giảm axit trong dạ dày: Đó là những thực phẩm giàu tinh bột và dễ tiêu hóa như cơm, bánh mì, cháo, khoai, ngô… Chúng sẽ giúp tránh kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn. Nhất là cơm sẽ có tác dụng là hấp thụ lượng axit dư thừa trong dạ dày.


    - Nhóm thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày: Đó là trứng chín, mật ong và bánh ngọt, sữa… Chúng đóng vai trò quan trọng giống như một lớp tráng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp làm giảm kích thích trực tiếp từ axit dịch vị.


    - Nhóm thực phẩm giúp làm lành nhanh vết loét: Tôm, cá giàu canxi, bắp cải,... giúp làm lành nhanh các vết loét và tăng lưu thông máu đến dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.


    - Nhóm thực phẩm giàu vitamin A, B, D, K, sắt, kẽm, magie: Đó là các loại rau củ màu xanh, hoa quả màu đỏ…. Giúp bổ sung vitamin và khoáng chất giúp dạ dày khỏe và đầy đủ chất.


    Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung 8 loại thực phẩm cụ thể sau:


    · Táo, hành tây và cần tây: Nó sẽ giúp ngăn chặn sự tiến triển của nhiễm trùng H. pylori. Đây là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ kiểm soát các phân tử hóa học phản ứng trong cơ thể. Giúp ngăn chặn viêm - một lợi ích bất cứ ai bị viêm dạ dày nên ăn.

    · Cải xanh: Đây là loại rau họ cải có chứa isothiocyanate sulforaphane, một hợp chất có thể tiêu diệt vi khuẩn H. pylori . Chúng sẽ có tác dụng giảm viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

    · Tỏi: Nằm trong danh sách các loại thực phẩm kháng khuẩn, giúp tiêu hóa tốt. Giống như bông cải xanh và các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác, nó cũng có thể ảnh hưởng đến nhiễm trùng H. pylori . Bên cạnh đó, thì tỏi cũng giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn, làm giảm gánh nặng cho dạ dày.

    · Trà xanh: Các nhà nghiên cứu cho rằng catechin trà, hợp chất chống oxy hóa trong trà, có thể giúp chống viêm dạ dày.Catechin trà có thể hoạt động hay có tác dụng nếu sự gia tăng tỷ lệ chủng vi khuẩn dẫn đến kháng kháng sinh. Bên cạnh đó thì trà xanh cũng có tác dụng làm dịu cơn đau dạ dày.

    · Sữa chua: Chúng có thể cung cấp cho đường ruột của bạn rất nhiều vi sinh vật sống có lợi để tăng khả năng miễn dịch. Những vi khuẩn tốt này có thể giúp chống viêm loét dạ dày.

    · Hạt, ngũ cốc nguyên hạt, và các loại đậu: Chất xơ có thể giúp cải thiện tiêu hóa và giảm viêm dạ dày. Trái cây, rau tươi, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, đậu lăng, đậu Hà Lan và đậu là những thực phẩm giàu chất xơ nhưng vẫn chứa một lượng chất dinh dưỡng vừa tốt cho dạ dày vừa khỏe người.

    · Rau lá xanh đậm và rau biển: Viêm dạ dày mãn tính có liên quan đến thiếu hụt vitamin B12 do sự hấp thu kém của vitamin trong ruột. Nên cần bổ sung chế độ ăn uống với vitamin.

    · Thực phẩm chứa chất béo và protein lành mạnh: Các protein lành mạnh có thể giúp sửa chữa thành ruột và điều trị các vấn đề tiêu hóa. Các nguồn protein sạch tốt bao gồm thịt động vật cho ăn cỏ, cá đánh bắt tự nhiên hoặc gia cầm chăn nuôi.


    Bị viêm loét dạ dày không nên ăn gì?


    Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho dạ dày thì cũng có rất nhiều thực phẩm gây hại cho đầy, nhất là khi bạn đang bị viêm loét dạ dày. Người bị bệnh dạ dày cần hạn chế những thực phẩm sau:


    - Thức ăn nhiều dầu mỡ; đồ uống có cồn, rượu, bia, café…; các gia vị cay nóng (ớt, gừng, tiêu…); Hoặc những loại rau củ già, rễ cây; các loại nấm… Chúng có thể gây kích thích làm tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến các vết loét ngày càng nặng hơn.


    - Nhóm thực phẩm có chứa nhiều axit: Các trái cây, thực phẩm chua, lên men; Hoặc các loại nước ngọt, đồ uống có ga… chúng sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit gây đau bụng, buồn nôn.


    - Nhóm thức ăn khó tiêu: Đó là những thực phẩm có chứa nhiều đạm và dầu mỡ như lạc, đậu, trứng sống…


    Ngoài ra người bị viêm loét dạ dày cũng không nên ăn những đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc ăn quá no, để bụng quá đói… nó sẽ không tốt cho dạ dày và càng khiến bệnh dạ dày ngày càng trở nên trầm trọng hơn.


    Nguồn: http://benhdaudaday.info/viem-loet-da-day-nen-an-gi-va-kieng-an-gi-de-lanh-nhanh-vet-loet
     

Chia sẻ trang này