[vietnamnet] Vì sao Nhật Bản và Thái Lan giữ được chủ quyền trước phương Tây?

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi troll, 2/7/20.

  1. troll

    troll SPARTAN John-117 GVN CHAMPION ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/11/02
    Bài viết:
    11,099
    Nơi ở:
    Onikage clone :">
    Vì sao Nhật Bản và Thái Lan giữ được chủ quyền trước phương Tây?
    01/07/2020 05:24 GMT+7
    Quan hệ Đông-Tây thời cận đại rất phức tạp. Đối với Nhật Bản là hai thời kỳ: Tokugawa (1603 – 1868) và Minh Trị (1868 – 1912). Đối với Xiêm (Thái Lan ngày nay) là 1851 – 1910, giai đoạn nắm quyền của dòng họ Rama.

    Nhật Bản hỗ trợ các công ty trong nước phát triển mạng 5G
    Ồ ạt khuyến cáo tiêm phòng viêm não Nhật Bản, có lo thiếu văc-xin?
    Công ty Nhật Bản thử nghiệm công nghệ AI trong tuyển dụng nhân sự
    Học tập phương Tây

    Ban đầu chính quyền Tokugawa đã cho phép Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đến buôn bán và truyền đạo. Và sau khi nhận ra ý đồ can thiệp vào nội bộ Nhật Bản của các quốc gia phương Tây này, chính quyền Tokugawa đã ra thực hành chính sách “bế quan toả cảng”, nhưng vẫn mở một cửa biển ở vịnh Nagasaki cho Hà Lan đến buôn bán.

    Trong quan điểm của Nhật Bản, Hà Lan là tư bản thương nghiệp chứ không phải là tư bản công nghiệp, cho nên không đủ tiềm lực can thiệp vào Nhật Bản. Nhật Bản thông qua Hà Lan để tiếp thu kỹ thuật phương Tây, tạo ra tư tưởng “Hà Lan học”, sau này được giai cấp tư sản Nhật Bản sử dụng làm ngọn cờ tư tưởng cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản (1868).

    Sau sự kiện tàu chiến Mỹ đến buộc Nhật Bản “mở cửa” (1842), chính quyền Tokugawa đã ký với nhiều nước tư bản phương Tây các hiệp ước “bất bình đẳng”. Đó là Hiệp ước Hoà thân Nhật – Mỹ, Hiệp ước Anh – Nhật, Hiệp ước Nga – Nhật, Hiệp ước Hà Lan – Nhật (1854); Hiệp ước Nhật – Mỹ và các Hiệp ước sửa đổi giữa Nhật Bản với các nước tư bản khác (1858)…

    Nước Nhật có điểm khác trong cơ cấu kinh tế - chính trị - xã hội so với các nước phương Đông khác. Đó là sự kết hợp tính chất tập quyền phương Đông với tính chất phân quyền phương Tây. Cho nên trong quan hệ với phương Tây, Nhật Bản cũng thực hiện chính sách đóng cửa nhưng khác với các nước khác, Nhật Bản đóng cửa để phát triển tiềm lực quốc gia (thời kỳ Tokugawa).

    [​IMG]
    Nhà cải cách người Nhật Bản Fukuzawa Yukichi (1835-1901) vào năm 1862
    Do đó, trong thời kỳ đóng cửa, sự tự thân vận động của nội tại kinh tế Nhật Bản đã tạo ra được sự biến chuyển về kinh tế - xã hội. Do vậy, từ tầng lớp thị dân thời Tokugawa, giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tư sản hoá ra đời và đủ sức tiến hành công cuộc Minh Trị Duy Tân đất nước thành công theo hướng một cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

    Đứng trước các nước phương Tây đã đi trước về sự tiến bộ xã hội, chính quyền phong kiến Nhật Bản cũng ý thức được rằng: Muốn bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc thì phải cải cách. Không cải cách thì tất yếu sẽ bị diệt vong. Bởi vậy, sau khi lật đổ được nhà Tokugawa thì đã diễn ra Minh Trị Duy Tân (1868).

    Lĩnh vực giáo dục được ưu tiên hàng đầu trong cải cách. Các môn học chuyển chủ yếu từ học thuộc Kinh Sử sang Khoa học-Kỹ nghệ-Thương mại. Mô hình đại học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây và tư nhân được phép mở trường. Chất lượng dạy học cũng như chương trình chịu ảnh hưởng của phương Tây nhiều mặt.

    Điển hình như việc soạn sách với 80% sách vở và tài liệu chuyên ngành được biên soạn theo mẫu của phương Tây. Trong thời gian đầu cải cách giáo dục, ước tính có tới 500 giảng viên nước ngoài giảng dạy tại 15 trường đại học đầu tiên của Nhật.

    Các giảng viên này được trả lương rất cao, 300 Yên/tháng so với lương công chức Nhật thời bấy giờ là 30 Yên/tháng và hỗ trợ tốt về ăn ở, đi lại nhằm mục đích để họ cống hiến hết mình. Giảng viên Nhật có thể học hỏi phương pháp của các giáo sư nước ngoài này và những học sinh giỏi được cử sang du học ở nước ngoài.

    Trong bài “Thoát Á luận” đăng ngày 16/3/1885 trên báo Jiji Shimpo (Thời sự Tân báo), Fukuzawa Yukichi (1835-1901), được xem là người có công mở đầu phong trào canh tân nước Nhật, đã kêu gọi đất nước “tách ra khỏi hàng ngũ các nước châu Á, đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ các nước văn minh phương Tây”.

    Fukuzawa Yukichi cũng ủng hộ việc bành trướng lãnh thổ của Nhật theo học thuyết xã hội kiểu Darwin. Ông cho rằng, chỉ những quốc gia mạnh nhất mới có thể sinh tồn thông qua một quá trình chọn lọc. Nghĩa là, Nhật Bản phải đi xâm chiếm nước khác, nếu không thì chính Nhật sẽ bị thôn tính.

    Bên cạnh đó, Fukuzawa hy vọng một màn trình diễn về sức mạnh quân sự của Nhật sẽ làm chấn động dư luận ở phương Tây và giúp Nhật Bản tránh khỏi số phận bị xâu xé như ở Trung Quốc. Với hy vọng về một Nhật Bản mạnh mẽ, Fukuzawa đã xem các quốc gia châu Á vừa là mối đe dọa, vừa là cơ hội để Nhật thể hiện sức mạnh quân sự và chiếm làm thuộc địa.

    Về quân sự, quân đội Nhật Bản lúc này đã được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Lục quân theo mô hình của Đức, hải quân theo mô hình Anh, các công xưởng và nhà máy vũ khí theo mô hình công binh Pháp, hệ thống hậu cần học hỏi rất nhiều từ nước Mỹ.

    Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh và tăng cường mua và sản xuất vũ khí, đạn dược. Kèm theo đó là mời các giảng viên quân sự nước ngoài về để giảng dạy và đưa các sinh viên sĩ quan đến một số nước như Anh, Pháp học tập.


    Sau đó, với nội lực mạnh, Nhật Bản gây chiến với Trung Quốc (1894), Nga (1904) và liên minh với Anh (1902) nên đã xé bỏ các Hiệp ước “bất bình đẳng”. Thậm chí Nhật Bản đã nối gót các nước phương Tây để tiến hành chiến tranh xâm lược với tham vọng phân chia lại thế giới.

    Đỉnh cao tham vọng của nước Nhật là trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) khi quân đội nước này đã tấn công quân Mỹ tại Trân Châu Cảng (1941) và xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc cùng các quốc gia Đông Nam Á.

    Lợi thế “khu đệm”

    Ngoài Nhật Bản, Xiêm cũng giữ được độc lập trước phương Tây. Xiêm cũng phải ký những hiệp ước “bất bình đẳng” với Hà Lan, Mỹ, Anh, Pháp… Trong đó nổi bật là việc Xiêm nhường ảnh hưởng của mình ở Lào, Campuchia cho Pháp, Đông Bắc Malaysia cho Anh.

    Cải cách trở thành biện pháp duy nhất nhằm tăng cường nội lực, chống chọi lại ngoại lực phương Tây của Xiêm. Đất nước này cũng đã thi hành chính sách mở cửa rộng rãi. Nhờ đó, cơ cấu kinh tế – chính trị - xã hội ở Xiêm đã có sự thay đổi, đưa đến sự ra đời của giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc “tư sản hoá”.

    Đây chính là lực lượng xã hội hậu thuẫn cho cuộc cải cách của vua Chulalongkorn (1853-1910) từ năm 1868 đến năm 1910. Trong 42 năm, vua Chulalongkorn luôn nỗ lực hiện đại hóa vương quốc và bãi bỏ chế độ nô lệ. Chulalongkorn là vua Xiêm đầu tiên đưa hoàng tử sang châu Âu du học. Ông công du châu Âu hai lần, giới thiệu với các nhà cầm quyền châu Âu rằng Xiêm là một quốc gia hiện đại.

    [​IMG]
    Vua Chulalongkorn (1853-1910) trị vì từ năm 1868 đến năm 1910
    Từ chỗ lợi dụng lợi thế nhiều nước đến hai nước (Anh và Pháp) đã cho phép Xiêm cân bằng được thế lực của các nước phương Tây trên lãnh thổ nước mình.

    Bên cạnh đó, vị trí “khu đệm” (nằm giữa các vùng tranh chấp của Anh và Pháp) càng tạo điều kiện thuận lợi hơn để Xiêm bảo toàn độc lập dân tộc. Tuy nhiên, trên thực tế Xiêm độc lập về chủ quyền nhưng phụ thuộc về kinh tế, chính trị đối với phương Tây.

    Đến đời vua Vajiravudh (1880-1925) trị vì từ 1910-1925, nhà nước Xiêm đã thúc đẩy sự sáng tạo và chủ nghĩa dân tộc. Vua Vajiravudh cũng đã hiện đại hóa quân đội, đưa binh sĩ Xiêm gia nhập lực lượng Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).

    Khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra vào tháng 9/1939, Thái Lan (đổi tên từ Xiêm từ ngày 23/6/1939) đã tuyên bố trung lập. Tuy nhiên, Thái Lan đã gây chiến với quân Pháp ở Đông Dương sau khi nước Pháp thất thủ năm 1940. Mục tiêu của người Thái là giành lại những vùng đất đai mà họ đã mất vào tay phương Tây.

    Ngày 25/1/1942, sau khi bị nước Nhật giật dây, Chính phủ Thái Lan tuyên chiến với nước Mỹ và Vương quốc Anh. Sau sự suy yếu của quân đội phát xít Nhật vào cuối thế chiến, một nhóm quân đội Thái Lan làm đảo chính vào ngày 1/8/1944, lật đổ chính phủ thân Nhật và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh của Nhật thành đồng minh của Mỹ.

    Sau chiến tranh, Thái Lan không bị lực lượng Đồng minh chiếm đóng, nhưng phải trả lại các lãnh thổ chiếm được trong chiến tranh.

    Nguyễn Văn Toàn
    https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/h...u-duoc-chu-quyen-truoc-phuong-tay-652900.html
     
  2. dark_slayer_83

    dark_slayer_83 Long Phụng Hòa Minh Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/4/02
    Bài viết:
    17,186
    Giữ đc cái méo gì, mất mẹ nó gốc rồi
     
  3. Kira_h2c

    Kira_h2c title khác. Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/08
    Bài viết:
    7,397
    Nơi ở:
    h2c1989
    Bú cu nhiệt tình vào thì "giữ" được thôi.
     
  4. Bé Thùy kính trễ

    Bé Thùy kính trễ One-winged Angel GameOver

    Tham gia ngày:
    28/7/16
    Bài viết:
    7,622
    Dấu hiệu của sự lươn lẹo ;))
     
    victorhugo thích bài này.
  5. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    42,103
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Có chịu coi lịch sử của hai thằng không mà viết báo lượn lẹo vcc .
    Mà ý chính hình như là cứ để bị ăn hiếp trước đi , tính khéo thì khá hơn thoy =)) , má đúng cái thứ tri thức ghẻ .
     
  6. black_cat1

    black_cat1 Glory to Mankind Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/12/04
    Bài viết:
    21,298
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Nhật không phải vì nghèo tài nguyên và duy tân sớm thì chắc cũng bị Tây nó xử thật.
     
  7. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    42,103
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Giai đoạn đó thì giới tri thức - tư sản quật khởi và lật đổ chế đổ cũ là quy trình tất yếu rồi . Anh Nhật bị Tây nó đánh tới cửa sớm và tiếp xúc cũng sớm nhất nên tiến trình nhanh hơn các chú khác .
    Tương tự quá trình với các nước khác cả .
     
  8. bdt_td

    bdt_td C O N T R A

    Tham gia ngày:
    30/4/07
    Bài viết:
    1,980
    Việt t tiếp xúc với Tây có muộn đâu nhưng có Duy Tân dc gì. Do con người cả
     
  9. hinokage

    hinokage Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/3/08
    Bài viết:
    5,890
    Nơi ở:
    TpHCM
    Sakamoto Ryoma :2cool_sad:
     
  10. Bé Thùy kính trễ

    Bé Thùy kính trễ One-winged Angel GameOver

    Tham gia ngày:
    28/7/16
    Bài viết:
    7,622
    Đọc sử thời Trịnh Nguyễn Tây Sơn đã chơi hàng tây, mời tây về huấn luyện quân đội, đánh thuê ầm ầm rồi
    Nhưng ko hiểu sao sau này nhà Nguyễn lại chọn con đường bế quan toả cảng
     
  11. T.L.A

    T.L.A Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/3/08
    Bài viết:
    4,011
    Nơi ở:
    Vũ trụ ....
    chắc sợ có quang trung thứ 2 chứ giề, vua quang trung giỏi súng ko ngán thằng nào, tự dưng chết trẻ nên chắc sợ có thằng khác tạo phản dùng súng ống nên bế quan tỏa cảng luôn.
     
  12. hunken45

    hunken45 Nghiện (xem) NTR Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/4/07
    Bài viết:
    2,254
    Nơi ở:
    Sóc xà bai
    Thì như mi nói đó , sơn tây chơi với Tây , Nguyễn cũng Tây nhưng là bọn thái dúi , win rồi thì cắt liên lạc tránh bị Sơn Tây quật khởi lại
     
  13. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    42,103
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    nhà Nguyễn lật kèo lên làm thống trị style cũ chứ có phải thuộc giai cấp tư sản đâu ...
    Mà bế quan tỏa cảng nên cái triều mới yên ổn thêm mấy đời đó ...có khi học anh phía Bắc .
     
  14. Công Chúa Gió

    Công Chúa Gió Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    25/1/16
    Bài viết:
    4,824
    Nơi ở:
    Tây Đô
    lũ siem cắt đất chứ có cl gì mà khen :8cool_amazed::8cool_amazed:
     
  15. toila13

    toila13 In memory of Desmond Miles Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/10/11
    Bài viết:
    18,359
    cắt đất để đổi thái bình cho dân nhé.

    hồi qua du lich hướng dẫn viên bảo thế:1cool_look_down:
     
    viendu and Odisey like this.
  16. aramir

    aramir The Chosen Undead Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    19,261
    Nơi ở:
    Hà Nội
    đợt ta học sử thái, ông giáo người thái thừa nhận thời gian theo nhật là trang sử đáng xấu hổ của thái mà
     
  17. Tà_Thần

    Tà_Thần T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    22/12/17
    Bài viết:
    549
    Nơi ở:
    Cửu Vân
    bít cửa chống á phiện anh túc
     
  18. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    42,103
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Trên đây nhớ có tay khen Thái làm chính trị giỏi vcl , đổi cờ bao nhiêu lần mà vẫn phát triển hơn VN .:-"
     
  19. aramir

    aramir The Chosen Undead Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    19,261
    Nơi ở:
    Hà Nội
    nhìn nó vài năm gần đây chững mẹ lại rồi mà vẫn khen chính trị giỏi đc thì cũng taì
     
  20. _Great_Paladin_

    _Great_Paladin_ シェンムー Ryo Hazuki Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/1/08
    Bài viết:
    9,819
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    nhật là bất khả kháng.

    thái thì nó bú cu từ thuở ban đầu.
     

Chia sẻ trang này