Ngày 12/3, quân đội chính phủ của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi đã sử dụng máy bay và xe tăng tiến hành một cuộc oanh tạc kéo dài đánh bật lực lượng nổi dậy khỏi cảng dầu Ras Lanuf của Libya, và lực lượng nổi dậy đã cảnh báo rằng cuộc nổi dậy này có thể bị đè bẹp hoàn toàn nếu không áp đặt một vùng cấm bay. Xe chở dầu bốc cháy trong cuộc giao tranh tại thành phố Ras Lanuf Tuy nhiên, trong cuộc hội đàm hôm Thứ 7, Liên đoàn Ả-rập có thể sẽ theo chân Liên minh châu Âu, Mỹ và NATO và không đưa ra được lời kêu gọi áp đặt một vùng cấm bay tại Libya. Thị trấn nhỏ ven biển Ras Lanuf là nơi giao tranh ác liệt trong tuần qua khi quân đội chính phủ Libya, được sự yểm trợ của xe tăng và máy bay đã giao chiến với lực lượng nổi dậy được trang bị vũ khí hạng nhẹ, súng máy hạng nặng và súng phòng không cũ được gắn trên các xe tải nhỏ. Quân đội Libya đã phát động một cuộc tấn công đổ bộ vào thành phố Ras Lanuf hôm 11/3, được xe tăng và máy bay chiến đấu yểm trợ. Nhưng sau một ngày giao tranh làm nhiều kho dầu bốc cháy, lực lượng nổi dậy đã rút lui về phía đông. "Chúng tôi đã rút khỏi thành phố Ras Lanuf. Họ đã sử dụng không quân tấn công chúng tôi," Đại tá quân nổi dậy Abudl Qadr Bashir cho biết. "Chúng tôi đã rút lui 20 km (12 dặm) so với đêm qua vì chúng tôi sợ nhà máy lọc dầu này sẽ bị nổ." Tổng thống Barack Obama hôm 12/3 cho biết Mỹ và các đồng minh đang "thắt chặt thòng lọng" đối với nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi và cho biết ông đã không sử dụng bất kỳ lựa chọn nào ngoài bàn đàm phán, ám chỉ đến hành động quân sự. Nhưng Washington ít có khả năng sẽ thực thi một vùng cấm bay mà không có sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc. Trong cuộc hội đàm hôm 10/3 tại Brussels, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã né tránh lời kêu gọi của Anh và Pháp soạn thảo một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho phép áp đặt một vùng cấm bay đối với Libya, tuy nhiên, họ đã đồng ý tổ chức một hội nghị thượng đỉnh ba bên với Liên minh châu Phi và Liên đoàn Ả-rập để thảo luận về cuộc khủng hoảng này. Liên minh châu Phi đã cho biết họ phản đối sự can thiệp quân sự của nước ngoài, nhưng họ sẽ cử phái đoàn đại diện của các nhà lãnh đạo Nam Phi, Uganda, Mauritania, Congo và Mali đến Libya để tìm biện pháp chấm dứt cuộc chiến này một cách hòa bình. Liên đoàn Ả-rập sẽ thảo luận về một vùng cấm bay tại cuộc họp ở Cairo vào ngày 12/3, nhưng có thể sẽ không thống nhất ủng hộ hành động này vì có thể bị Syria và Algeria phản đối. Sau nhiều cuộc tấn công bằng xe tăng và máy bay đè bẹp cuộc nổi dậy tại Zawiyah, thành phố duy nhất còn nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng nổi dậy ở miền đông Libya là Misrata, cách thủ đô Tripoli khoảng 200 km (125 dặm) về phía đông, tuy nhiên, đã bị quân đội chính phủ bao vây từ bốn phía. Những cuộc phản công bằng vũ khí hạng nặng của quân chinh phủ một mặt cho thấy sự quyết tâm đè bẹp các lực lượng chống đối ông Gaddafi, một mặt phản anh tương quan lực lượng trên thế giới trong mối quan hệ lợi ích tới dầu mỏ của Libya. Để có cớ cho việc tấn công Iraq, Ông Bush đã phải cùng với Ông Blair tạo dựng ra một kịch bản. Theo đó, ông Bush đưa ra quyết định tấn công vì Iraq sở hữu vũ khí nguyên tử, còn ông Blaire thì xin lỗi vì đã có sự nhầm lẫm trong quá trình điều tra. Việc lặp lại những kịch bản tồi như vậy đối với Libya là rất khó. Đứng trên bình diện chung hiện nay mà nói thì việc kéo dài sự lãnh đạo của ông Gaddafi không làm ảnh hưởng tới an ninh của các quốc gia khác trên thế giới, vì thế một sự can thiệp quan sự vào một nước có chủ quyền như Libya là không dễ. Cuộc bạo lọan ở Libya có lẽ sẽ kết thúc nhanh hơn dự định của các "cường Quốc" và các đường ống dẫn dầu mỏ có thể sẽ đổi hướng. Nguồn: VITINFO
Vừa đọc xong tin này, quay lại trang phim trực tuyến, mục phim chiến tranh thấy cái này Ý nghĩa của chiến tranh (Jarhead) quyết định coi luôn
kết thúc chiến tranh rồi thì Lybia kiểu j cũng đek cấp dầu cho thế giới nữa , đến lúc đó VN sẽ gạ Lybia làm chương trình đổi dầu lấy gạo
sau trận này nó cắt đứt dầu với mĩ và phương tây mà tìm đối tác khác (cả thế giới cần dầu ko sợ thiếu người mua )thì chắc méo mặt
nói chung sau khi đọc tin lao động VN chạy loạn bị mấy anh phiến quân lột sạch thì ta ủng hộ quân chính phủ ...
chính phủ của nó mục tiêu cao nhất là bảo vệ tên TT, nhưng đồng thời phải bảo vệ cái tiếng của đất nước nên nó ko đập bọn nước ngoài chạy nạn còn bọn nổi dậy. nước càng loạn càng tốt, mình cảm thấy hơi lạ là chả có dân nước khác bị nó thảm sát rồi vu cho quân chính phủ!
Thật lạ là tại sao phương tây chưa thiết lập vùng cấm bay để cho Gaddafi dùng máy bay và xe tăng đàn áp con người.